CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2017 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG, QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO, VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 16 tháng 9 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chính phủ ban hành Nghị định Quy định về sử dụng, quản lý phương tiện phục vụ hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc sử dụng, quản lý phương tiện phục vụ hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sử dụng, quản lý phương tiện phục vụ hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng nước hoạt động là vùng nước trong khu vực có hoạt động thể thao và vui chơi giải trí trong phạm vi ranh giới an toàn được cơ quan có thẩm quyền quy định thuộc điểm du lịch, khu du lịch; trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước hàng hải.
2. Giấy chứng nhận hoạt động là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phương tiện của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa.
3. Phương tiện vui chơi giải trí dưới nước là các loại tàu, thuyền có các đặc tính sau:
a) Chiều dài tiêu chuẩn Ltc không lớn hơn 24m;
b) Chuyển động bằng buồm, bằng máy, bằng cơ khí hoặc kết hợp các dạng chuyển động trên;
c) Được dùng để rèn luyện sức khỏe và một số kỹ năng, thư giãn, vui chơi giải trí.
4. Phương tiện thể thao là các loại tàu, thuyền có các đặc tính sau:
a) Chiều dài tiêu chuẩn Ltc không lớn hơn 24m;
b) Chuyển động bằng buồm, bằng máy, bằng cơ khí hoặc kết hợp các dạng chuyển động trên dùng để luyện tập và thi đấu thể thao.
Chương II
QUY ĐỊNH NỘI DUNG QUẢN LÝ
Điều 4. Giấy chứng nhận hoạt động
1. Phương tiện có động cơ phục vụ hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa phải được cấp Giấy chứng nhận hoạt động. Mẫu Giấy chứng nhận hoạt động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận hoạt động có thời hạn là 05 năm.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoạt động.
Điều 5. Hồ sơ, trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động
1. Hồ sơ:
a) Đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của hợp đồng mua bán, cho, tặng, góp vốn, thuê phương tiện;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện phải đăng kiểm theo Luật giao thông đường thủy nội địa hoặc Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan quy định tại
b) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động; nếu thành phần hồ sơ không đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu thành phần hồ sơ không đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan quy định tại
3. Cấp lại
a) Giấy chứng nhận hoạt động của phương tiện hết hạn, bị hỏng, mất được cấp lại;
b) Hồ sơ và trình tự cấp lại như quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 6. Quy định đối với phương tiện
1. Phương tiện có động cơ phải có Giấy chứng nhận hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại
2. Phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người, gồm: kayak, rowing, canoeing và loại phương tiện tương tự, phải thực hiện các điều kiện do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định để quản lý loại phương tiện này.
3. Phương tiện phục vụ hoạt động luyện tập và thi đấu thể thao phải tuân thủ các điều kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
Điều 7. Quy định đối với khách du lịch
1. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước bằng phương tiện quy định tại Nghị định này phải tuân thủ quy định tại
2. Không được điều khiển các phương tiện ra khỏi vùng hoạt động đã được quy định.
3. Tuân thủ theo các quy định pháp luật nhà nước về giao thông đường thủy nội địa và quy định của cơ quan quản lý khu vực tổ chức vui chơi, giải trí dưới nước.
Điều 8. Quy định đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí
1. Hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Có đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên, nhân viên cứu hộ được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ với nội dung đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người tham gia hoạt động thể thao, vui chơi giải trí dưới nước.
4. Thực hiện các quy định của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc quản lý, kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa.
Điều 9. Phân vùng hoạt động
1. Vùng 1: trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước hàng hải: Không được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí. Trường hợp có hoạt động thi đấu thể thao hoặc các sự kiện vui chơi giải trí do cấp Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức phải được sự thống nhất của cơ quan quản lý tuyến đường thủy nội địa, vùng nước hàng hải.
2. Vùng 2: hoạt động trong khu vực thuộc điểm du lịch, khu du lịch, vùng nước có hoạt động vui chơi, giải trí không thuộc phạm vi thuộc tuyến đường thủy nội địa, vùng nước hàng hải (được xác định bằng phao neo hoặc cờ neo định vị) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Bộ Giao thông vận tải
1. Hướng dẫn và phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố vùng hạn chế, vùng nước mà loại phương tiện phục vụ hoạt động thể thao và vui chơi giải trí được phép hoạt động.
2. Quy định vùng nước có hoạt động vui chơi, giải trí thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Hướng dẫn và phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức ban hành, thực hiện:
a) Quy định về phương tiện phục vụ cho hoạt động thể thao dưới nước bảo đảm phù hợp với nội dung của hoạt động thể thao.
b) Tiêu chuẩn của Huấn luyện viên, Hướng dẫn viên làm công tác hướng dẫn hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thanh tra, kiểm tra hoạt động của phương tiện phục vụ thể thao, vui chơi giải trí.
Điều 12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy định vùng nước có hoạt động vui chơi, giải trí thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Hướng dẫn việc quản lý, tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước trên địa bàn địa phương.
3. Quy định về quản lý phương tiện và số lượng phương tiện được phép hoạt động trong điểm du lịch, khu du lịch.
4. Quy định hướng dẫn an toàn, sử dụng phương tiện phục vụ hoạt động thể thao, vui chơi giải trí. Vận động viên, khách du lịch chỉ được tham gia hoạt động thể thao vui chơi giải trí khi đã được hướng dẫn quy trình này.
5. Phối hợp với các cơ quan liên quan công bố và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi khu vực hạn chế, vùng nước mà loại phương tiện phục vụ cho hoạt động thể thao và vui chơi giải trí được phép hoạt động thuộc địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày … tháng … năm 2017
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng, quản lý phương tiện phục vụ hoạt động thể thao và vui chơi giải trí dưới nước tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Công văn 2057/VPCP-CN năm 2017 xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ hoạt động du lịch, thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 8681/VPCP-KTN năm 2016 về quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ hoạt động du lịch, thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4 Thông tư 54/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 1 Thông tư 54/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 8681/VPCP-KTN năm 2016 về quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ hoạt động du lịch, thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 2057/VPCP-CN năm 2017 xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ hoạt động du lịch, thể thao, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành