CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ Luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản(sau đây viết tắt là Nghị định số 103/2013/NĐ-CP):
1. Điểm a khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Vi phạm các quy định về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản;”
2. Điểm đ khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản”
3. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bị thương cho các cơ sở cứu hộ để chữa trị, phục hồi và thả về môi trường sống khi đủ điều kiện hoặc đã chết cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”
4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 4 như sau:
“10. Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép”
5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, hủy hoại trái phép rạn đá ngầm, rạn san hô, bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác.”
6. Mũ điều của khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, thu gom, lưu giữ san hô trái phép được quy định như sau:”.
7. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này”
8. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản
1. Mức phạt đối với hành vi khai thác, vận chuyển, thu gom, lưu giữ thủy sản nếu khối lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khai thác ngoài tự nhiên giống, loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 30 kg đến dưới 100 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 100 kg đến dưới 200 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 200 kg đến dưới 300 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 300 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;”
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc khai thác mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.
3. Mức phạt đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy các loài thủy sinh hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký trại nuôi như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không quy định tại các phụ lục của công ước CITES;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu công cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với trường hợp vi phạm nghề cấm khai thác quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này”
9. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng lớn, có thứ hạng sẽ nguy cấp (VU) hoặc loài thuộc danh mục cấm khai thác như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng ;
2. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng nguy cấp (EN) như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
3. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng rất nguy cấp (CR) như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.”
10. Điểm d khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau:
“1. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn vào hoạt động khai thác thủy sản (áp dụng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính đến dưới 90 sức ngựa) như sau:
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.
2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn vào hoạt động khai thác thủy sản (áp dụng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên) như sau:
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.”
11. Mũ điều của khoản 5 Điều 10 sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Mức phạt đối với hành vi hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép khai thác thủy sản về nghề khai thác, về vùng khai thác như sau:”
12. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng có hành vi đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác.
Trong trường hợp phát hiện có hành vi môi giới, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.”
13. Khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường theo quy định của pháp luật hoặc vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam để khai thác thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản khác bị cấm sử dụng theo quy định của pháp luật như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;”
14. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau:
“3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
15. Điểm a khoản 5 Điều 15 được sửa đổi bổ sung như sau:
“a) Tịch thu và tiêu hủy công cụ kích điện; công cụ kích điện trên tàu cá; công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.”
16. Khoản 2 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”
17. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”
18. Điểm a khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thủy sản khai thác có độc tố đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;”
19. Điểm b khoản 1 Điều 19 được sửa đổi như sau:
“b) Tắt thiết bị giám sát tàu cá khi tàu cá thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát đang hoạt động thủy sản trên biển”.
20. Mũ điều của khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn hoặc không đăng kiểm lại tàu cá theo quy định khi hoạt động thủy sản như sau:”
21. Khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung.”
22. Điểm a, b khoản 6 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên làm giả đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ làm giả quy định tại Khoản 3 Điều này.
b) Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ sửa chữa, tẩy xóa quy định tại Khoản 3 Điều này.”
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 24 như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải, nước thải bị ô nhiễm, không đạt tiêu chuẩn ra địa điểm nuôi trồng thủy sản khác hoặc môi trường tự nhiên.”
24. Bổ sung khoản 4a vào Điều 24 như sau:
“4a. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất xử lý môi trường có trong danh mục được phép lưu hành hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành bằng văn bản trong nuôi trồng thủy sản tạo ra dư lượng vượt mức cho phép trong sản phẩm.
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 triệu đối với hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành bằng văn bản hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.”
25. Bổ sung khoản 4b vào điều 24 như sau:
“4b. Hình thức xử phạt bổ sung:
“a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4a Điều này;
b) Tịch thu lô hàng thủy sản vi phạm quy định tại điểm b khoản 4a Điều này”
26. Bổ sung điểm d, đ vào khoản 5 Điều 24 như sau:
“d) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại điểm b Khoản 4a Điều này;
đ) Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4a Điều này.”
27. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước biển, sông, hồ, đầm, phá được giao để nuôi trồng thủy sản
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước được giao để nuôi trồng trồng thủy sản như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 hec ta.
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 hec ta đến dưới 02 hec ta.
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 hec ta trở lên.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”
28. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước biển, sông, hồ, đầm, phá được cho thuê để nuôi trồng thủy sản
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức mặt nước cho thuê để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 hec ta.
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 hec ta đến dưới 02 hec ta.
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 hec ta trở lên.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”
29. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác, thời gian cấm khai thác, dưới kích thước cho phép khai thác theo quy định của pháp luật như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 150 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 150 kg đến dưới 200 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 200 kg đến dưới 250 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”
30. Khoản 4 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm phát hiện chỉ tiêu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều nay trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm có các chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm.
c) Buộc thả số thủy sản khai thác trái quy định còn sống về môi trường tự nhiên.”
31. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 31 được sửa đổi bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định tại khu vực cảng cá, vùng nước cảng, vùng nước khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau:
a) Phá hủy, tháo gỡ, gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu;
b) Không có các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa theo quy định tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
32. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan khác
1. Người có thẩm quyền của Quản lý thị trường quy định tại các Điều 45, 47 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều. 5, 7, 28, 29 và 30 của Nghị định này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa quy định tại các Điều 45, 47 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 31của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền của lực lượng kiểm lâm quy định tại Điều 43 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn biển được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (sau đây viết tắt là Nghị định số 119/2013/NĐ-CP):
1. Điểm a khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật nuôi;”
2. Điểm c khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
3. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 5 như sau:
“d) Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
4. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Vứt xác động vật mắc bệnh truyền nhiễm, nội tạng và phụ phẩm của động vật không đúng nơi quy định."
5. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; mua, bán, thuê, mượn giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật".
6. Khoản 5 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ các bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa;
7. Khoản 6 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh động vật;
b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc đối với động vật trước khi giết mổ, trong thời gian vắt sữa, đẻ trứng thương phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y;
c) Kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
d) Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi”
8. Điểm b, điểm d khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y, thuốc y tế, sản phẩm động vật, con giống, đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b, c khoản 6 Điều này.”
9. Bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 8 Điều 5 như sau:
“đ) Buộc chấp hành việc lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
e) Buộc chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều này; trường hợp cố tình không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại thì buộc tiêu hủy chó chưa được tiêm phòng Dại.”
10. Bổ sung khoản 4a vào Điều 7 như sau:
“4a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;
b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y;
c) Kinh doanh động vật thủy sản giống mắc bệnh.”
11. Điểm a khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;”
12. Khoản 5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế,thuốc y tế, sản phẩm động vật thủy sản, động vật thủy sản giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4a Điều này.”
13. Bổ sung khoản 5a vào Điều 11 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tự ý tháo dỡ niêm phong kiểm dịch phương tiện chứa đựng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”.
14. Mũ điều của Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật trên cạn để kinh doanh.”
15. Điểm c khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa nước hoặc tạp chất vào động vật trước khi giết mổ và vào sản phẩm động vật gây mất an toàn thực phẩm”;
16. Điểm e khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật mới tiêm phòng vắc xin chưa đủ 15 ngày; vận chuyển, nhốt, giết mổ động vật có sử dụng thuốc an thần không theo quy định của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y”;
17. Điểm h khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.”
18. Điểm c khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn cho động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm e khoản 2 Điều này.”
19. Khoản 5 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”
20. Bổ sung khoản 6a vào Điều 16 như sau:
“6a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y;”
21. Điểm b khoản 9 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, khoản 5 Điều này.”
22. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 17 và bổ sung điểm d vào khoản 2 Điều 17 và như sau:
“a) Kinh doanh thuốc thú y không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hết hiệu lực;”
“d) Kinh doanh mỗi sản phẩm thuốc thú y hết hạn sử dụng”
23. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 17 như sau:
“c) Bảo quản vắc xin không đúng quy định của nhà sản xuất.”
24. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.”
25. Bổ sung khoản 6a, 6b vào Điều 17 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y.
6b. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế cho cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản”.
26. Điểm b khoản 8 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.”
27. Bổ sung điểm c vào khoản 8 Điều 17 như sau:
“c) Tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế vi phạm quy định tại khoản 6a và 6b Điều này.”
28. Điểm a khoản 1 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Nhập khẩu thuốc thú y không có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam; nguyên liệu làm thuốc thú y không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng mà không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”
29. Bổ sung khoản 3a vào Điều 18 như sau:
“3a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y nhập khẩu cho cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y hoặc cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.”
30. Bổ sung khoản 3b vào Điều 18 như sau:
“3b. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y vi phạm trong thời hạn 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3a Điều này.”
31. Khoản 2, khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.”
32. Khoản 5 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có tên trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
33. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.”
34. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống vật nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục giống vật nuôi, giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
35. Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có nhân viên kỹ thuật trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm.”
36. Khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi.”
37. Khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 5% đến dưới 10%.
5. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 10% đến dưới 20%.”
6. Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng các chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 20% trở lên.”
38. Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
3. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 5% đến dưới 10%.”
4. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 10% đến dưới 20%.”
5. Phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 20% trở lên.”
39. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Vi phạm về sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng kháng sinh ngoài danh mục được phép sử dụng trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm có giá trị đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm có giá trị đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi cho đến khi không còn tồn dư kháng sinh mới được xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh ngoài danh mục được phép sử dụng, toàn bộ chất cấm, thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 điều này.
40. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 37. Vi phạm về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 5% đến dưới 10%.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 10% đến dưới 20%.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 20% trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt từ 90% đến dưới 95% hoặc vượt từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% hoặc vượt từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 70% đến dưới 80% hoặc vượt từ 20% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức dưới 70% hoặc vượt từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố lại chất lượng thực tế của sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 5, Khoản 6, khoản 7 Điều này.
b) Buộc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 8 Điều này, trường hợp không thể tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.
c) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”
41. Bãi bỏ các điều, khoản sau:
Điểm a khoản 3 và khoản 7 Điều 5; điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 7; khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 16; khoản 6, khoản 7 Điều 17; điểm c khoản 1 Điều 20; Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 30; Khoản 1 Điều 34.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP):
1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng.”
2. Khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện đó để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.
b) Chủ sở hữu hợp pháp đối với phương tiện của mình hoặc người quản lý hợp pháp đối với phương tiện thuê của chủ sở hữu hợp pháp giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp, nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó để vi phạm hành chính.
Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì Bản giao kết phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận của Công chứng viên; đối với tổ chức giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thì phải có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình bản giao kết hoặc hợp đồng lao động cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc”.
3. Bổ sung khoản 9, khoản 10, khoản 11 vào Điều 3 như sau:
“9. Dẫn xuất là toàn bộ các dạng vật chất được lấy ra từ động vật rừng, thực vật rừng như: máu, dịch mật của động vật rừng; nhựa, dầu của thực vật rừng chưa qua chế biến.”
“10. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;
d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.”
“11. Bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng gồm những bộ phận trong cơ thể sống được tách ra nhưng không làm cho cá thể động vật bị chết như: sừng, vẩy, móng, lông, vuốt, nanh, răng, đuôi. Những bộ phận còn lại được coi là bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật.”
4. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 vào Điều 4 như sau:
“4. Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
5. Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.
6. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.
7. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.”
5. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 9a của Nghị định này. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.”
2. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
Trường hợp vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I nhưng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB thì áp dụng xử lý vi phạm như thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.
3. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính, thì hình thức xử phạt chính được áp dụng là mức xử phạt cao nhất của khung xử phạt bằng tiền quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.”
5. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
6. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình.
b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.”
6. Bổ sung Điều 9a như sau:
“Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 (ba) tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp;
d) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 (một) tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này.
2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng;
e) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5, Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản này.
3. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 200.000.000 đồng 500.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền trên 500.000.000 đồng;
h) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản này.
Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Xử phạt chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng;
đ) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d của Khoản này.”
7. Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Khai thác trái phép rừng sản xuất
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 4 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 4 m3 đến 6 m3.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 6 m3 đến 10 m3;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 10 m3 đến dưới 20 m3.
b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 7 m3 đến dưới 12,5 m3.
c) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3 hoặc thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3 hoặc thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến dưới 1 m3 hoặc thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
2. Khai thác trái phép rừng phòng hộ
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 3 m3;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 8 m3;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 8 m3 đến dưới 15 m3.
b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến 5 m3;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến dưới 10 m3.
c) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3m3 đến dưới 0,5 m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
3. Khai thác trái phép rừng đặc dụng
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 2 m3;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 10m3 đến dưới 15m3.
b) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ 2000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến dưới 5 m3.
c) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
4. Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và dẫn xuất, bộ phận của chúng; than hầm, than hoa
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 18.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.”
5. Khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 Nghị định này; đối với hành vi khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng.
8. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Phá rừng trái pháp luật
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng dưới 1.500 m2.
b) Rừng sản xuất dưới 800 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá đến 5.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá đến 5.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.
d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.
d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2;
b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2;
d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2;
b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2;
d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.”
6. Người có hành vi bóc vỏ cây rừng, các hành vi khác dẫn đến khả năng làm chết cây rừng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây rừng thì đếm số cây bị tác động để xử phạt người vi phạm, cứ mỗi cây 100.000 đồng; trường hợp làm chết cây rừng thì căn cứ diện tích, giá trị lâm sản bị thiệt hại để áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b, c, i Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
9. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, giết, nuôi, nhốt, lấy bộ phận, dẫn xuất từ động vật rừng trái quy định của pháp luật bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 2.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;
c) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 01 đến 02 cá thể động vật lớp khác.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
c) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 65.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
12. Trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
13. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật, công cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 Điều này;
c) Tước giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 9, Khoản 10, Khoản11 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 và Khoản 12 Điều này.”
10. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đang từ phương tiện vận chuyển xếp xuống) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
c) Từ 01 đến 05 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,5 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
c) Từ trên 05 đến 10 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
c) Từ trên 10 đến 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ dưới 0,3 m3;
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;
c) Từ trên 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3;
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
i) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 01 đến 02 cá thể động vật lớp khác;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc 01 đến 02 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể lớp thú cùng loại hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến dưới 20 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,7 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến dưới 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 1 m3 đến dưới 1,5 m3;
đ) Ngà voi có khối lượng dưới 0,5 kg; sừng Tê giác có khối lượng dưới 0,02 kg;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
đ) Ngà voi có khối lượng từ 0,5 kg đến dưới 01 kg; sừng Tê giác có khối lượng từ 0,02 kg đến dưới 0,05 kg.
9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
c) Ngà voi có khối lượng từ 1 kg đến dưới 2 kg.
10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm có tổ chức;
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
- Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả;
- Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên;
- Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên;
- Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
13. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
14. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua, bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.”
11. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Mua, bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
Người có hành vi mua, bán, tàng trữ, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
c) Từ 01 đến 05 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,5 m3.
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
c) Từ trên 05 đến 10 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
c) Từ trên 10 đến 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ dưới 0,3 m3;
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
c) Từ trên 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
i) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 01 đến 02 cá thể động vật lớp khác.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc 01 đến 02 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể lớp thú cùng loại hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến dưới 20 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,7 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến dưới 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 1 m3 đến dưới 1,5 m3;
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Ngà voi có khối lượng dưới 0,5 kg; sừng Tê giác có khối lượng đến 0,02 kg.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
đ) Ngà voi có khối lượng từ 0,5 kg đến dưới 01 kg; sừng Tê giác có khối lượng từ trên 0,02 kg đến dưới 0,05 kg.
9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
c) Ngà voi có khối lượng từ 1 kg đến dưới 2 kg.
10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
11. Trường hợp mua, bán, tàng trữ, chế biến lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
12. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
14. Trường hợp tàng trữ gỗ trái phép mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
12. Khoản 2, khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình trong khu vực vành đai biên giới có quyền kiểm tra phát hiện lập, biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 12, 20, 21, 22 của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi hành vi mua, bán quy định tại Điều 23 của Nghị định này.”
13. Thay cụm từ “Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c” bằng cụm từ “Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng” tại điểm a của các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8; điểm a của các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, khoản 6, Khoản 7 Điều 16.
14. Bãi bỏ khoản 5 và khoản 6 Điều 24.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, Nghị định số 119/2013/NĐ-CP, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP để xử lý.
2. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.
2. Nghị định này thay thế Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ Luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản(sau đây viết tắt là Nghị định số 103/2013/NĐ-CP):
1. Điểm a khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Vi phạm các quy định về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản;”
2. Điểm đ khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản”
3. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bị thương cho các cơ sở cứu hộ để chữa trị, phục hồi và thả về môi trường sống khi đủ điều kiện hoặc đã chết cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”
4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 4 như sau:
“10. Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép”
5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, hủy hoại trái phép rạn đá ngầm, rạn san hô, bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác.”
6. Mũ điều của khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, thu gom, lưu giữ san hô trái phép được quy định như sau:”.
7. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này”
8. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản
1. Mức phạt đối với hành vi khai thác, vận chuyển, thu gom, lưu giữ thủy sản nếu khối lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khai thác ngoài tự nhiên giống, loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 30 kg đến dưới 100 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 100 kg đến dưới 200 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 200 kg đến dưới 300 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 300 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;”
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc khai thác mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.
3. Mức phạt đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy các loài thủy sinh hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký trại nuôi như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không quy định tại các phụ lục của công ước CITES;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES.
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu công cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với trường hợp vi phạm nghề cấm khai thác quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này”
9. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng lớn, có thứ hạng sẽ nguy cấp (VU) hoặc loài thuộc danh mục cấm khai thác như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng ;
2. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng nguy cấp (EN) như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
3. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng rất nguy cấp (CR) như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.”
10. Điểm d khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau:
“1. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn vào hoạt động khai thác thủy sản (áp dụng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính đến dưới 90 sức ngựa) như sau:
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.
2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn vào hoạt động khai thác thủy sản (áp dụng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên) như sau:
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.”
11. Mũ điều của khoản 5 Điều 10 sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Mức phạt đối với hành vi hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép khai thác thủy sản về nghề khai thác, về vùng khai thác như sau:”
12. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng có hành vi đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác.
Trong trường hợp phát hiện có hành vi môi giới, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.”
13. Khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường theo quy định của pháp luật hoặc vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam để khai thác thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản khác bị cấm sử dụng theo quy định của pháp luật như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;”
14. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau:
“3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
15. Điểm a khoản 5 Điều 15 được sửa đổi bổ sung như sau:
“a) Tịch thu và tiêu hủy công cụ kích điện; công cụ kích điện trên tàu cá; công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.”
16. Khoản 2 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vật liệu nổ gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”
17. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”
18. Điểm a khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thủy sản khai thác có độc tố đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;”
19. Điểm b khoản 1 Điều 19 được sửa đổi như sau:
“b) Tắt thiết bị giám sát tàu cá khi tàu cá thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát đang hoạt động thủy sản trên biển”.
20. Mũ điều của khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn hoặc không đăng kiểm lại tàu cá theo quy định khi hoạt động thủy sản như sau:”
21. Khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung.”
22. Điểm a, b khoản 6 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên làm giả đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ làm giả quy định tại Khoản 3 Điều này.
b) Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ sửa chữa, tẩy xóa quy định tại Khoản 3 Điều này.”
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 24 như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải, nước thải bị ô nhiễm, không đạt tiêu chuẩn ra địa điểm nuôi trồng thủy sản khác hoặc môi trường tự nhiên.”
24. Bổ sung khoản 4a vào Điều 24 như sau:
“4a. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất xử lý môi trường có trong danh mục được phép lưu hành hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành bằng văn bản trong nuôi trồng thủy sản tạo ra dư lượng vượt mức cho phép trong sản phẩm.
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 triệu đối với hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành bằng văn bản hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.”
25. Bổ sung khoản 4b vào điều 24 như sau:
“4b. Hình thức xử phạt bổ sung:
“a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4a Điều này;
b) Tịch thu lô hàng thủy sản vi phạm quy định tại điểm b khoản 4a Điều này”
26. Bổ sung điểm d, đ vào khoản 5 Điều 24 như sau:
“d) Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại điểm b Khoản 4a Điều này;
đ) Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4a Điều này.”
27. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước biển, sông, hồ, đầm, phá được giao để nuôi trồng thủy sản
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước được giao để nuôi trồng trồng thủy sản như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 hec ta.
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 hec ta đến dưới 02 hec ta.
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 hec ta trở lên.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”
28. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước biển, sông, hồ, đầm, phá được cho thuê để nuôi trồng thủy sản
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức mặt nước cho thuê để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 hec ta.
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 hec ta đến dưới 02 hec ta.
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 hec ta trở lên.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”
29. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác, thời gian cấm khai thác, dưới kích thước cho phép khai thác theo quy định của pháp luật như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 150 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 150 kg đến dưới 200 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 200 kg đến dưới 250 kg hoặc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”
30. Khoản 4 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm phát hiện chỉ tiêu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều nay trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm có các chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm.
c) Buộc thả số thủy sản khai thác trái quy định còn sống về môi trường tự nhiên.”
31. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 31 được sửa đổi bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định tại khu vực cảng cá, vùng nước cảng, vùng nước khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau:
a) Phá hủy, tháo gỡ, gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu;
b) Không có các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa theo quy định tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
32. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan khác
1. Người có thẩm quyền của Quản lý thị trường quy định tại các Điều 45, 47 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều. 5, 7, 28, 29 và 30 của Nghị định này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa quy định tại các Điều 45, 47 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 31của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền của lực lượng kiểm lâm quy định tại Điều 43 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn biển được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (sau đây viết tắt là Nghị định số 119/2013/NĐ-CP):
1. Điểm a khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật nuôi;”
2. Điểm c khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
3. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 5 như sau:
“d) Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
4. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Vứt xác động vật mắc bệnh truyền nhiễm, nội tạng và phụ phẩm của động vật không đúng nơi quy định."
5. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; mua, bán, thuê, mượn giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật".
6. Khoản 5 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ các bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa;
7. Khoản 6 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh động vật;
b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc đối với động vật trước khi giết mổ, trong thời gian vắt sữa, đẻ trứng thương phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y;
c) Kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
d) Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi”
8. Điểm b, điểm d khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y, thuốc y tế, sản phẩm động vật, con giống, đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b, c khoản 6 Điều này.”
9. Bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 8 Điều 5 như sau:
“đ) Buộc chấp hành việc lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
e) Buộc chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều này; trường hợp cố tình không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại thì buộc tiêu hủy chó chưa được tiêm phòng Dại.”
10. Bổ sung khoản 4a vào Điều 7 như sau:
“4a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;
b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y;
c) Kinh doanh động vật thủy sản giống mắc bệnh.”
11. Điểm a khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;”
12. Khoản 5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế,thuốc y tế, sản phẩm động vật thủy sản, động vật thủy sản giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4a Điều này.”
13. Bổ sung khoản 5a vào Điều 11 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tự ý tháo dỡ niêm phong kiểm dịch phương tiện chứa đựng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”.
14. Mũ điều của Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật trên cạn để kinh doanh.”
15. Điểm c khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa nước hoặc tạp chất vào động vật trước khi giết mổ và vào sản phẩm động vật gây mất an toàn thực phẩm”;
16. Điểm e khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật mới tiêm phòng vắc xin chưa đủ 15 ngày; vận chuyển, nhốt, giết mổ động vật có sử dụng thuốc an thần không theo quy định của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y”;
17. Điểm h khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.”
18. Điểm c khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn cho động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm e khoản 2 Điều này.”
19. Khoản 5 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”
20. Bổ sung khoản 6a vào Điều 16 như sau:
“6a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y;”
21. Điểm b khoản 9 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, khoản 5 Điều này.”
22. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 17 và bổ sung điểm d vào khoản 2 Điều 17 và như sau:
“a) Kinh doanh thuốc thú y không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hết hiệu lực;”
“d) Kinh doanh mỗi sản phẩm thuốc thú y hết hạn sử dụng”
23. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 17 như sau:
“c) Bảo quản vắc xin không đúng quy định của nhà sản xuất.”
24. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.”
25. Bổ sung khoản 6a, 6b vào Điều 17 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y.
6b. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế cho cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản”.
26. Điểm b khoản 8 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.”
27. Bổ sung điểm c vào khoản 8 Điều 17 như sau:
“c) Tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế vi phạm quy định tại khoản 6a và 6b Điều này.”
28. Điểm a khoản 1 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Nhập khẩu thuốc thú y không có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam; nguyên liệu làm thuốc thú y không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng mà không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”
29. Bổ sung khoản 3a vào Điều 18 như sau:
“3a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y nhập khẩu cho cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y hoặc cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.”
30. Bổ sung khoản 3b vào Điều 18 như sau:
“3b. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y vi phạm trong thời hạn 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3a Điều này.”
31. Khoản 2, khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.”
32. Khoản 5 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có tên trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
33. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.”
34. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống vật nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục giống vật nuôi, giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
35. Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có nhân viên kỹ thuật trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm.”
36. Khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi.”
37. Khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 5% đến dưới 10%.
5. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 10% đến dưới 20%.”
6. Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng các chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 20% trở lên.”
38. Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
3. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 5% đến dưới 10%.”
4. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 10% đến dưới 20%.”
5. Phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 20% trở lên.”
39. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Vi phạm về sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng kháng sinh ngoài danh mục được phép sử dụng trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm có giá trị đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm có giá trị đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi cho đến khi không còn tồn dư kháng sinh mới được xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh ngoài danh mục được phép sử dụng, toàn bộ chất cấm, thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 điều này.
40. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 37. Vi phạm về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 5% đến dưới 10%.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 10% đến dưới 20%.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc mỗi loại kháng sinh vượt mức quy định từ 20% trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 100.000.000 đồng không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt từ 90% đến dưới 95% hoặc vượt từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% hoặc vượt từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 70% đến dưới 80% hoặc vượt từ 20% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức dưới 70% hoặc vượt từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố lại chất lượng thực tế của sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 5, Khoản 6, khoản 7 Điều này.
b) Buộc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 8 Điều này, trường hợp không thể tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.
c) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”
41. Bãi bỏ các điều, khoản sau:
Điểm a khoản 3 và khoản 7 Điều 5; điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 7; khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 16; khoản 6, khoản 7 Điều 17; điểm c khoản 1 Điều 20; Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 30; Khoản 1 Điều 34.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP):
1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng.”
2. Khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện đó để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.
b) Chủ sở hữu hợp pháp đối với phương tiện của mình hoặc người quản lý hợp pháp đối với phương tiện thuê của chủ sở hữu hợp pháp giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp, nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó để vi phạm hành chính.
Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì Bản giao kết phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận của Công chứng viên; đối với tổ chức giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thì phải có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình bản giao kết hoặc hợp đồng lao động cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc”.
3. Bổ sung khoản 9, khoản 10, khoản 11 vào Điều 3 như sau:
“9. Dẫn xuất là toàn bộ các dạng vật chất được lấy ra từ động vật rừng, thực vật rừng như: máu, dịch mật của động vật rừng; nhựa, dầu của thực vật rừng chưa qua chế biến.”
“10. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;
d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.”
“11. Bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng gồm những bộ phận trong cơ thể sống được tách ra nhưng không làm cho cá thể động vật bị chết như: sừng, vẩy, móng, lông, vuốt, nanh, răng, đuôi. Những bộ phận còn lại được coi là bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật.”
4. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 vào Điều 4 như sau:
“4. Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
5. Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.
6. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.
7. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.”
5. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 9a của Nghị định này. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.”
2. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
Trường hợp vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I nhưng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB thì áp dụng xử lý vi phạm như thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.
3. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính, thì hình thức xử phạt chính được áp dụng là mức xử phạt cao nhất của khung xử phạt bằng tiền quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.”
5. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
6. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình.
b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.”
6. Bổ sung Điều 9a như sau:
“Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 (ba) tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp;
d) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 (một) tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này.
2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng;
e) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5, Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản này.
3. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 200.000.000 đồng 500.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền trên 500.000.000 đồng;
h) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản này.
Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Xử phạt chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng;
đ) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d của Khoản này.”
7. Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Khai thác trái phép rừng sản xuất
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 4 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 4 m3 đến 6 m3.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 6 m3 đến 10 m3;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 10 m3 đến dưới 20 m3.
b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 7 m3 đến dưới 12,5 m3.
c) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3 hoặc thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3 hoặc thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến dưới 1 m3 hoặc thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
2. Khai thác trái phép rừng phòng hộ
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 3 m3;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 8 m3;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 8 m3 đến dưới 15 m3.
b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến 5 m3;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến dưới 10 m3.
c) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3m3 đến dưới 0,5 m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
3. Khai thác trái phép rừng đặc dụng
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 2 m3;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 10m3 đến dưới 15m3.
b) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ 2000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3 hoặc thực vật rừng nhóm IIA có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến dưới 5 m3.
c) Đối với gỗ, thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 hoặc thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
4. Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và dẫn xuất, bộ phận của chúng; than hầm, than hoa
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 18.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.”
5. Khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 Nghị định này; đối với hành vi khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng.
8. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Phá rừng trái pháp luật
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng dưới 1.500 m2.
b) Rừng sản xuất dưới 800 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá đến 5.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá đến 5.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.
d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.
d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2;
b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2;
d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2;
b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2 hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc gây thiệt hại về lâm sản có trị giá từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2;
d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.”
6. Người có hành vi bóc vỏ cây rừng, các hành vi khác dẫn đến khả năng làm chết cây rừng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây rừng thì đếm số cây bị tác động để xử phạt người vi phạm, cứ mỗi cây 100.000 đồng; trường hợp làm chết cây rừng thì căn cứ diện tích, giá trị lâm sản bị thiệt hại để áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b, c, i Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
9. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, giết, nuôi, nhốt, lấy bộ phận, dẫn xuất từ động vật rừng trái quy định của pháp luật bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 2.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;
c) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 01 đến 02 cá thể động vật lớp khác.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
c) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 65.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
10. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
11. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
12. Trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
13. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật, công cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 Điều này;
c) Tước giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 9, Khoản 10, Khoản11 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 và Khoản 12 Điều này.”
10. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đang từ phương tiện vận chuyển xếp xuống) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
c) Từ 01 đến 05 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,5 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
c) Từ trên 05 đến 10 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
c) Từ trên 10 đến 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ dưới 0,3 m3;
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;
c) Từ trên 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3;
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ 0,3 m3 đến 0,5 m3;
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
i) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 01 đến 02 cá thể động vật lớp khác;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc 01 đến 02 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể lớp thú cùng loại hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến dưới 20 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,7 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến dưới 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 1 m3 đến dưới 1,5 m3;
đ) Ngà voi có khối lượng dưới 0,5 kg; sừng Tê giác có khối lượng dưới 0,02 kg;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
đ) Ngà voi có khối lượng từ 0,5 kg đến dưới 01 kg; sừng Tê giác có khối lượng từ 0,02 kg đến dưới 0,05 kg.
9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
c) Ngà voi có khối lượng từ 1 kg đến dưới 2 kg.
10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm có tổ chức;
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
- Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả;
- Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên;
- Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên;
- Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
13. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
14. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua, bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.”
11. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Mua, bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái với các quy định của Nhà nước
Người có hành vi mua, bán, tàng trữ, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
c) Từ 01 đến 05 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,5 m3.
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
c) Từ trên 05 đến 10 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
c) Từ trên 10 đến 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3;
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ dưới 0,3 m3;
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
c) Từ trên 15 bộ phận có thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB;
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
i) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 01 đến 02 cá thể động vật lớp khác.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc 01 đến 02 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể lớp thú cùng loại hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến dưới 20 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3;
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 0,7 m3 đến 1 m3;
e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến dưới 10 m3;
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA hoặc thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ trên 1 m3 đến dưới 1,5 m3;
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Ngà voi có khối lượng dưới 0,5 kg; sừng Tê giác có khối lượng đến 0,02 kg.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
đ) Ngà voi có khối lượng từ 0,5 kg đến dưới 01 kg; sừng Tê giác có khối lượng từ trên 0,02 kg đến dưới 0,05 kg.
9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
c) Ngà voi có khối lượng từ 1 kg đến dưới 2 kg.
10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
11. Trường hợp mua, bán, tàng trữ, chế biến lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
12. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
14. Trường hợp tàng trữ gỗ trái phép mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
12. Khoản 2, khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình trong khu vực vành đai biên giới có quyền kiểm tra phát hiện lập, biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 12, 20, 21, 22 của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi hành vi mua, bán quy định tại Điều 23 của Nghị định này.”
13. Thay cụm từ “Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c” bằng cụm từ “Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng” tại điểm a của các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8; điểm a của các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, khoản 6, Khoản 7 Điều 16.
14. Bãi bỏ khoản 5 và khoản 6 Điều 24.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, Nghị định số 119/2013/NĐ-CP, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP để xử lý.
2. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.
2. Nghị định này thay thế Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 2 Bộ luật hình sự 2015
- 3 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4 Luật thú y 2015
- 5 Công văn 4180/BNN-PC năm 2013 tổ chức thực hiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6 Công văn 5822/BNN-PC phạm vi điều chỉnh và đề cương tổng quát các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 8 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 9 Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi
- 10 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 11 Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 12 Luật Thủy sản 2003
- 1 Công văn 5822/BNN-PC phạm vi điều chỉnh và đề cương tổng quát các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công văn 4180/BNN-PC năm 2013 tổ chức thực hiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn