QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2019/QH14 | Hà Nội, ngày tháng năm 2009 |
DỰ THẢO |
|
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ 2021 - 2026
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Sau khi xem xét Tờ trình số /TTr-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số /BC-UBPL14 ngày tháng năm 2019 của Ủy ban pháp luật của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại những phường nơi thực hiện thí điểm, Hội đồng nhân dân phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.
Hội đồng nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường.
2. Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn phường; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C trên địa bàn phường sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật Đầu tư công.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
3. Thông qua chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phường.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình ở phường; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân phường; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân phường; giám sát việc thực hiện ngân sách phường đã được Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định.
Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách các phường), trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách các phường, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách.
Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách các phường), trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
2. Quyết định số lượng thành viên Ủy ban nhân dân phường và cơ cấu Ủy viên Ủy ban nhân dân phường theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 5 Nghị quyết này.
3. Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường.
4. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn phường do địa phương quản lý, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
5. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn phường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân phường.
2. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường.
3. Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Điều 5. Chức năng và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
1. Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã đặt tại phường, thực hiện các nhiệm vụ hành chính nhà nước và cung cấp các dịch vụ công theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã; bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân có từ ba đến năm thành viên, gồm Chủ tịch, một đến hai Phó Chủ tịch và một đến hai Ủy viên.
3. Ủy ban nhân dân phường loại I, loại II có không quá hai phó chủ tịch; Ủy ban nhân dân phường loại III có một phó chủ tịch.
4. Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là cán bộ giữ chức danh lãnh đạo quản lý, trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã. Công chức phường thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
5. Ủy ban nhân dân phường thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị quyết này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân quận, thị xã về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3 Điều 63 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Ủy ban nhân dân quận, thị xã phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, thị xã để trình Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định.
3. Quyết định phân bổ ngân sách phường sau khi Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định dự toán thu, chi ngân sách; quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách phường được Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định; phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn; báo cáo, công khai ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Lập quyết toán thu, chi ngân sách phường, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, thị xã thẩm định và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận, thị xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
5. Lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn phường do địa phương quản lý, trình Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
6. Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn.
7. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã phân cấp, ủy quyền.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 64 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về thực hiện lĩnh vực tài chính - ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý, sử dụng công chức phường theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã phân cấp, ủy quyền.
Điều 8. Áp dụng pháp luật và điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.
2. Các quy định, quyết định của Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tại thành phố Hà Nội được ban hành trước khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, nếu không trái với các quy định tại Nghị quyết này, các quy định khác của pháp luật và chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng tại địa bàn phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
3. Các quận, phường mới tại thành phố Hà Nội được thành lập sau khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành hoặc trong thời gian thực hiện thí điểm thì nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở phường thực hiện theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 9. Tổ chức thực hiện Nghị quyết
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Theo đề nghị của Chính phủ, ban hành các quy định để kịp thời giải quyết những vấn đề chưa phù hợp hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội, kể cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội;
b) Giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định tại Nghị quyết này;
b) Quy định về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường;
c) Quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức phường tại nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân;
d) Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề chưa phù hợp hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội.
4. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội;
b) Ban hành các quy định để tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường theo quy định của Nghị quyết này và hướng dẫn của Chính phủ; thực hiện việc sắp xếp, bố trí, giải quyết các chính sách dôi dư đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở phường khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường;
c) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 10. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ thông qua ngày tháng năm 2019.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2019/QH14 | Hà Nội, ngày tháng năm 2009 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ QUYẾT
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ 2021 - 2026
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Sau khi xem xét Tờ trình số /TTr-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số /BC-UBPL14 ngày tháng năm 2019 của Ủy ban pháp luật của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026
Thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại những phường nơi thực hiện thí điểm, Hội đồng nhân dân phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường
Hội đồng nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường.
2. Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn phường; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C trên địa bàn phường sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật Đầu tư công.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
3. Thông qua chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phường.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình ở phường; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân phường; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân phường; giám sát việc thực hiện ngân sách phường đã được Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường
Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách các phường), trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách các phường, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách.
Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách các phường), trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
2. Quyết định số lượng thành viên Ủy ban nhân dân phường và cơ cấu Ủy viên Ủy ban nhân dân phường theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 5 Nghị quyết này.
3. Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường.
4. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn phường do địa phương quản lý, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
5. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn phường.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân phường.
2. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường.
3. Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Điều 5. Chức năng và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
1. Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã đặt tại phường, thực hiện các nhiệm vụ hành chính nhà nước và cung cấp các dịch vụ công theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã; bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân có từ ba đến năm thành viên, gồm Chủ tịch, một đến hai Phó Chủ tịch và một đến hai Ủy viên.
3. Ủy ban nhân dân phường loại I, loại II có không quá hai phó chủ tịch; Ủy ban nhân dân phường loại III có một phó chủ tịch.
4. Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là cán bộ giữ chức danh lãnh đạo quản lý, trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã. Công chức phường thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
5. Ủy ban nhân dân phường thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị quyết này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân quận, thị xã về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3 Điều 63 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, thị xã để trình Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định.
3. Quyết định phân bổ ngân sách phường sau khi Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định dự toán thu, chi ngân sách; quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách phường được Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định; phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn; báo cáo, công khai ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Lập quyết toán thu, chi ngân sách phường, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, thị xã thẩm định và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận, thị xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
5. Lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn phường do địa phương quản lý, trình Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
6. Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn.
7. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã phân cấp, ủy quyền.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 64 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về thực hiện lĩnh vực tài chính - ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý, sử dụng công chức phường theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã phân cấp, ủy quyền.
Điều 8. Áp dụng pháp luật và điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.
2. Các quy định, quyết định của Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tại thành phố Hà Nội được ban hành trước khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, nếu không trái với các quy định tại Nghị quyết này, các quy định khác của pháp luật và chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng tại địa bàn phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
3. Các quận, phường mới tại thành phố Hà Nội được thành lập sau khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành hoặc trong thời gian thực hiện thí điểm thì nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở phường thực hiện theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 9. Tổ chức thực hiện Nghị quyết
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Theo đề nghị của Chính phủ, ban hành các quy định để kịp thời giải quyết những vấn đề chưa phù hợp hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội, kể cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội;
b) Giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định tại Nghị quyết này;
c) Quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức phường tại nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân;
d) Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề chưa phù hợp hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội.
4. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội;
c) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 10. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ thông qua ngày tháng năm 2019.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết 26/2008/QH12 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2059/QĐ-TTg năm 2011 về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 225/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết 26/2008/QH12 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2059/QĐ-TTg năm 2011 về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 225/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Văn phòng Chính phủ ban hành