Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày     tháng      năm 2017

DỰ THẢO

 

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC ĐẤU THẦU TẬP TRUNG QUỐC GIA DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TỔ CHỨC ĐẤU THẦU

Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2016;

Căn cứ đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Văn bản số 1802/BHXH-DVT ngày 16 tháng 5 năm 2017;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức đấu thầu.

Điều 1. Ban hành Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức đấu thầu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Tiêu chí, nguyên tắc xây dựng danh mục

Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức đấu thầu được xây dựng căn cứ theo các tiêu chí, nguyên tắc tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày    tháng    năm 2017.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế thống nhất và đề xuất việc cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh danh mục thuốc cho phù hợp tình hình thực tế và bảo đảm đáp ứng kịp thời thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- BHXHVN;
- Các Thứ trưởng BYT;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- C
ổng TTĐT BYT, Website Cục QLD;
- Lưu: VT, PC, QLD (2b);

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC THUỐC ĐẤU THẦU TẬP TRUNG DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TỔ CHỨC ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số      /2017/TT-BYT ngày tháng   năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Stt

Hoạt chất

Nồng độ, hàm lượng

Đường dùng

Đơn vị tính

1

Levofloxacin

500mg

Tiêm/tiêm truyền

Chai/lọ/ống

2

Meropenem

500mg

Tiêm/tiêm truyền

Chai/lọ/ống

1g

3

Ceftriaxon

1g

Tiêm/tiêm truyền

Chai/lọ/ống

4

Cefepim

1g

Tiêm/tiêm truyền

Chai/lọ/ống

5

Cefoperazon + sulbactam

500mg+500mg

Tiêm/tiêm truyền

Chai/lọ/ống

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC THUỐC ĐẤU THẦU TẬP TRUNG DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TỔ CHỨC ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số       /2017/TT-BYT ngày tháng   năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Nguyên tắc

Tiêu chí

Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia phải đảm bảo việc đáp ứng các thuốc cần mua sắm với số lượng lớn hoặc được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước

1. Thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu và không thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia do Bộ Y tế thực hiện quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

2. Thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về số lượng và giá trị sử dụng nhiều trong chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

3. Thuốc có nhiều số đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo dạng bào chế, nhà sản xuất, có ít nhất từ 03 cơ sở cung cấp trở lên.

4. Thuốc được sử dụng từ bệnh viện hạng 2 trở lên (bao gồm cả số lượng thuốc được phép sử dụng vượt tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh hạng 3 trở xuống đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện các dịch vụ kỹ thuật vượt tuyến).

5. Các thuốc lựa chọn là các thuốc kháng sinh.

6. Số lượng mặt hàng thuốc đưa vào danh mục phải phù hợp với năng lực, khả năng tổ chức đấu thầu của đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia và tính chất triển khai thí điểm.