BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2018/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày tháng năm 2018 |
DỰ THẢO 2 |
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn xác định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đại học quốc gia, đại học, học viện, trường đại học (tại văn bản này gọi chung là cơ sở giáo dục đại học công lập).
3. Các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm căn cứ vào các quy định tại thông tư này để áp dụng thực hiện.
4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập không thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Thông tư này thì thực hiện danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 2. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục đại học công lập
1. Bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý viên chức và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Thực hiện theo nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 3 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Gắn vị trí việc làm với chức danh lãnh đạo, quản lý điều hành và chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học công lập.
4. Việc xác định vị trí việc làm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc để bố trí theo hình thức tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động và kiêm nhiệm.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Khối ngành được xác định bằng tập hợp một hoặc một số lĩnh vực giáo dục, đào tạo cấp II trong Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Giảng viên quy đổi trong xác định định mức giảng viên quy định tại
Chương II
DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Điều 4. Danh mục khung vị trí việc làm
1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
a) Vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục đại học công lập
- Giám đốc, Hiệu trưởng;
- Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng.
b) Vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành đơn vị thuộc và trực thuộc cơ sở giáo dục đại học (các phòng, khoa, viện và tương đương)
- Giám đốc, Viện trưởng;
- Phó Giám đốc, Phó Viện trưởng;
- Trưởng ban, phòng, khoa và tương đương;
- Phó Trưởng ban, phòng, khoa và tương đương.
c) Vị trí điều hành các tổ chức cấu thành đơn vị thuộc và trực thuộc cơ sở giáo dục đại học
- Trưởng bộ môn và tương đương;
- Phó Trưởng bộ môn và tương đương.
2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp
Giảng viên.
3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
a) Đào tạo;
b) Tổ chức nhân sự;
c) Hành chính tổng hợp;
d) Hợp tác trong và ngoài nước;
đ) Công tác sinh viên;
e) Thanh tra - pháp chế;
g) Khảo thí và đảm bảo chất lượng;
· Nghiên cứu;
· Quản lý dự án;
· Văn thư, lưu trữ;
· Thư viện;
· Công nghệ thông tin;
· Kỹ thuật phòng thí nghiệm;
· Tài chính;
· Kế toán;
· Thủ quỹ;
· Y tế;
· Tạp chí khoa học;
· Xuất bản;
· Nhân viên kỹ thuật;
· Bảo vệ;
· Lái xe;
· Phục vụ.
Điều 5. Định mức số lượng người làm việc
1. Vị trí việc làm cấp trưởng gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành: mỗi vị trí có 01 người.
2. Vị trí việc làm cấp phó gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
a) Mỗi cơ sở giáo dục đại học công lập có không quá 03 cấp phó của người đứng đầu. Trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
b) Phân hiệu của trường đại học có tối đa 02 phó giám đốc phân hiệu phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu.
c) Mỗi khoa có không quá 02 phó trưởng khoa để giúp trưởng khoa trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của khoa. Đối với khoa được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo ngành, chuyên ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và có quy mô trên 500 sinh viên chính quy thì có thể bổ sung 01 hoặc 02 phó trưởng khoa, nhưng phải được sự đồng ý của hội đồng trường.
d) Mỗi phòng chức năng và tương đương của cơ sở giáo dục đại học công lập có không quá 03 cấp phó, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập, được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
3. Định mức giảng viên bình quân
TT | Khối ngành đào tạo | Số sinh viên chính quy/01 giảng viên quy đổi |
1 | Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên | 20 |
2 | Nghệ thuật | 10 |
3 | Kinh doanh và quản lý; Pháp luật | 25 |
4 | Khoa học sự sống; Khoa học tự nhiên | 20 |
5 | Toán và thống kê; máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật; kỹ thuật; sản xuất và chế biến; kiến trúc và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; thú y | 20 |
6 | Sức khỏe | 15 |
7 | Nhân văn; khoa học xã hội và hành vi; báo chí và thông tin; dịch vụ xã hội; du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân; dịch vụ vận tải; môi trường và bảo vệ môi trường; an ninh quốc phòng | 25 |
Việc quy đổi giảng viên có chức danh hoặc trình độ khác nhau của cơ sở giáo dục sang giảng viên tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Viên chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ
Tỉ lệ viên chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ không quá 25% trên tổng số công chức, viên chức toàn đơn vị.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2018.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định tại Thông tư này, theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm thẩm định đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý.
2. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền tự chủ
Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền tự chủ, tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và cơ sở giáo dục đại học công lập bảo đảm chi thường xuyên được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm.
3. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa được giao quyền tự chủ
Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên) thì:
a) Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, xác định cụ thể danh mục vị trí việc làm và số lượng người làm việc theo vị trí việc làm đơn vị.
b) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng số lượng người làm việc đơn vị sau khi có ý kiến thẩm định và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
c) Rà soát, sắp xếp lại hệ thống quy mô đào tạo để điều chỉnh và bố trí định mức số lượng người làm việc theo vị trí việc làm phù hợp, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên cơ sở định mức số lượng người làm việc được giao.
4. Các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm áp dụng hướng dẫn của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm của đơn vị, xây dựng đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các cơ sở đào tạo phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 12/2018/TT-BGDĐT về quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT về quy định điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT về quy định điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 12/2018/TT-BGDĐT về quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành