BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHUYÊN MÔN TRONG TỔ CHỨC TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU MÔN GOLF
Căn cứ Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 10 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về điều kiện chuyên môn trong tổ chức tập luyện và thi đấu môn Golf.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về điều kiện chuyên môn trong tổ chức tập luyện và thi đấu môn Golf.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Golf tại Việt Nam.
Điều 3. Địa điểm thi đấu
1. Có sân Golf phù hợp với tính chất và quy mô của giải đấu theo quy định tại
2. Địa điểm tổ chức thi đấu phải có khu vực thay đồ, nhà vệ sinh.
3. Có bản đồ mô tả một số vị trí chính: khu vực phát bóng, vị trí từng hố golf, vị trí tạo độ khó của sân và vị trí địa điểm nghỉ sau vòng đấu.
4. Tại những khu vực giáp đường giao thông, khu dân sinh phải có hàng rào ngăn cách ở khu vực giới hạn của sân golf cao ít nhất 20m, cao dần đều đến ít nhất là 40m kể từ khu vực phát bóng đến điểm cách điểm phát bóng 150m.
5. Có ít nhất 01 bác sỹ và 03 y tá; có đủ cơ số thuốc và dụng cụ để sơ cứu ban đầu.
6. Phải bố trí điểm cấp cứu tại các khu vực trên sân golf; đảm bảo thuận lợi cho xe cứu thương di chuyển.
7. Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
8. Địa điểm tổ chức thi đấu phải được Đại diện kỹ thuật của Hiệp hội Golf quốc gia do Ban tổ chức giải đấu chỉ định kiểm tra, xác nhận độ khó và đánh dấu theo luật thi đấu môn Golf trước 03 ngày kể từ ngày diễn ra hoạt động và trong suốt quá trình diễn ra giải đấu.
Điều 4. Sân Golf thi đấu
1. Phải là sân Golf có từ 18 hố trở lên được làm nhân tạo hoặc dựa vào địa hình tự nhiên theo yêu cầu kỹ thuật và nội dung thi đấu.
2. Có cờ, còi và biển báo hiệu đánh dấu các mốc khoảng cách.
3. Có thiết bị cảnh báo và hệ thống báo động khi có sét.
Điều 5. Trang thiết bị thi đấu
1. Trang thiết bị, dụng cụ thi đấu môn Golf đảm bảo theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Golf quốc tế hoặc Hiệp hội Golf Việt Nam
2. Thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải.
3. Phương tiện di chuyển cho các thành viên tổ chức, điều hành và các vận động viên trong quá trình thi đấu.
4. Trang thiết bị phục vụ bộ phận trọng tài của giải gồm: Bộ đàm, đồng hồ bấm giờ, còi báo hiệu, loa thông báo; đồng hồ thông báo tại hố số 1, hố số 10 và khu vực sân tập.
Điều 6. Vận động viên tham gia thi đấu
1. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Điều lệ giải.
2. Phải tham gia bảo hiểm tai nạn trong quá trình tham dự giải.
Điều 7. Trọng tài
1. Trọng tài điều hành các giải thi đấu môn Golf cấp quốc gia giải phải được Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội Golf Việt Nam triệu tập đảm bảo có ít nhất 3 trọng tài cấp 2.
2. Đối với các giải thi đấu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, trọng tài điều hành giải phải được tổ chức xã hội - nghề nghiệp về Golf địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triệu tập đảm bảo có ít nhất 1 trọng tài cấp 2.
Điều 8. Địa điểm tập luyện môn Golf
1. Đối với sân tập golf ngoài trời:
a) Phải tuân thủ các quy định của Khoản 2, 4, 7 Điều 3 và
b) Trường hợp sân tập golf có kích thước chiều dài nhỏ hơn 250m:
- Có lưới bảo vệ ở hai bên và phía trước đường tập (lane) có chiều cao tối thiểu là 20m.
- Có lưới bảo vệ ở trên nóc đường tập (lane).
c) Khoảng cách tối thiểu giữa các đường tập (lane) không dưới 2,5m.
d) Trường hợp sân tập golf trên hồ phải có phao ngăn cách giữa các đường tập, biển cảnh báo, và nhân viên cứu hộ.
2. Đối với sân tập golf trong nhà:
a) Có kích thước chiều dài ít nhất là 6m, chiều rộng ít nhất là 5m và chiều cao ít nhất là 3,5m.
b) Xung quanh có vật liệu giảm chấn như lưới, mút để đảm bảo khi bóng đánh vào đạt độ nảy không quá 1,5m.
3. Người tham gia tập luyện môn Golf phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại
4. Trang thiết bị dùng để tập luyện phải đảm bảo điều kiện quy định tại
5. Nội quy sân tập Golf phải bao gồm nhưng nội dung chủ yếu sau: Đối tượng được phép tham gia tập luyện, trang phục khi tập luyện golf, giờ luyện tập, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
6. Hoạt động tập luyện môn Golf phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật an ninh trật tự và vệ sinh môi trường nơi tập luyện.
7. Nhân viên chuyên môn:
a) Giám đốc điều hành sân Golf phải có giấy chứng nhận chuyên môn quản lý Golf do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội thể thao Golf Việt Nam hoặc tổ chức Golf quốc tế cấp và được Tổng cục Thể dục thể thao công nhận.
b) Huấn luyện viên, Hướng dẫn viên có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chuyên môn do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội thể thao Golf Việt Nam hoặc tổ chức Golf quốc tế cấp và được Tổng cục Thể dục thể thao công nhận.
c) Nhân viên y tế có trình độ chuyên môn trung cấp y tế trở lên.
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Golf có trách nhiệm:
1. Đảm bảo các điều kiện chuyên môn theo quy định của Thông tư này.
2. Báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo kết quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc thi đấu.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Golf vi phạm các quy định tại Thông tư này.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 793/QĐ-LĐTBXH năm 2016 về Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 14/2015/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện chuyên môn của cơ sở tổ chức hoạt động lặn biển thể thao giải trí do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành
- 3 Quyết định 659/QĐ-BYT năm 2015 về Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 5 Nghị định 112/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thể dục, thể thao
- 6 Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 1 Quyết định 659/QĐ-BYT năm 2015 về Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Thông tư 14/2015/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện chuyên môn của cơ sở tổ chức hoạt động lặn biển thể thao giải trí do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành
- 3 Quyết định 793/QĐ-LĐTBXH năm 2016 về Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành