Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /2020/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày    tháng     năm 2020

DỰ THẢO

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI BÁN DÂM TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ CƠ SỞ HỖ TRỢ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật  dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội, gồm:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ hỗ trợ các nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ của người bán dâm thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và kết nối, chuyển gửi dịch vụ hỗ trợ khi người bán dâm có nhu cầu sử dụng các dịch vụ xã hội.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý cho người bán dâm.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ hỗ trợ khẩn cấpcho người bán dâm bị bạo lực, bạo hành.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày      tháng      năm 2020.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục PCTNXH.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

Phụ lục 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số:        /2020/TT-BLĐTBXH ngày      tháng     năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ hỗ trợ các nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ của người bán dâm thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và kết nối, chuyển gửi dịch vụ hỗ trợ khi người bán dâm có nhu cầu sử dụng các dịch vụ xã hội

1. Nội dung định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ hỗ trợ các nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ của người bán dâm thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và kết nối, chuyển gửi dịch vụ hỗ trợ khi người bán dâm có nhu cầu sử dụng các dịch vụ xã hội quy định về mức tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và sử dụng cơ sở vật chất để hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ của người bán dâm thực hiện các hoạt động trên theo quy định.

2. Đối tượng sử dụng định mức

- Các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập và tư nhân) có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Các nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ của người bán dâm.

- Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Hướng dẫn sử dụng định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định khung giá dịch vụ hỗ trợ người bán dâm và đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ xã hội thiết yếu cho người bán dâm;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm.

4. Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ

Bước 1: Thiết lập nhóm đồng đẳng/câu lạc bộ của người bán dâm

- Khảo sát, lập, cập nhật bản đồ,thu thập thông tin và nhu cầu của người bán dâm.

- Tuyển chọn đồng đẳng viên/tiếp cận viên của nhóm.

- Thành lập nhóm đồng đẳng/câu lạc bộ của người bán dâm (thành lập Ban chủ nhiệm, xây dựng quy chế hoạt động của nhóm/câu lạc bộ…).

- Nâng cao năng lực cho Ban chủ nhiệm/tiếp cận viên.

Bước 2: Hỗ trợ các hoạt động của nhóm

- Quản lý và theo dõi hồ sơ thành viên tham gia nhóm.

- Hỗ trợ hoạt động sinh hoạt định kỳ cho nhóm đồng đẳng/câu lạc bộ của người bán dâm.

- Cung cấp tài liệu, công cụ truyền thông cho nhóm đồng đẳng/câu lạc bộ của người bán dâm.

- Tư vấn truyền thông cho người bán dâm (qua điện thoại hoặc trực tiếp) về can thiệp giảm hại, phòng, chống HIV; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

- Kết nối, chuyển gửi dịch vụ hỗ trợ khi người bán dâm có nhu cầu.

Bước 3: Giám sát hoạt động của nhóm

- Theo dõi, giám sát hỗ trợ, đánh giá các hoạt động của nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ của người bán dâm.

- Thu thập, tổng hợp các thông tin về hoạt động triển khai hỗ trợ nhóm và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý; giám sát việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm.

5. Kết cấu định mức

5.1 Định mức chi phí trực triếp: Chi phí thiết lập nhóm đồng đẳng/ câu lạc bộ của người bán dâm; chi phí hỗ trợ hỗ trợ các hoạt động của nhóm; chi phí văn phòng phẩm.

5.2 Định mức chi phí hỗ trợ tiền lương cho Ban chủ nhiệm.

6. Bảngtổng hợp định mức chi tiết

(Tính cho một nhóm đồng đẳng/ câu lạc bộ của người bán dâm)

TT

Nội dung cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhóm

Đơn vị tính

Số lượng

a

b

c

d

I

Chi phí trực tiếp

 

 

1

Thiết lập nhóm đồng đẳng/câu lạc bộ của người bán dâm

(tính cho 01 lần thiết lập nhóm khoảng 20-30 người)

a

Khảo sát, lập, cập nhật bản đồ, thu thập thông tin và nhu cầu của người bán dâm

Ngày/ cuộc

30

b

Tuyển chọn đồng đẳng viên/tiếp cận viên của nhóm

Ngày/lần

07 ngày

c

Nâng cao năng lực cho Ban chủ nhiệm/tiếp cận viên

cuộc/ năm

04

d

Hỗ trợ Ban chủ nhiệm

Người/ tháng

03

đ

Hỗ trợ tiếp cận viên

Người/tháng

07

2

Hỗ trợ các hoạt động của nhóm

 

 

a

Hỗ trợ sinh hoạt định kỳ

buổi/ năm

24

b

Hỗ trợ địa điểm sinh hoạt nhóm

buổi/ năm

24

c

Tổ chức hoạt động truyền thông cộng đồng

cuộc/ năm

4

d

Xây dựng tài liệu truyền thông

bộ/năm

1

đ

Kết nối dịch vụ, tổ chức can thiệp giảm hại, hỗ trợ cho nhóm người bán dâm ở cộng đồng

Lượt/ đối tượng

1

e

Đường dây nóng

Cuộc gọi/ngày

5

3

Văn phòng phẩm

 

 

-

Giấy in A4

Gram/10 người /6 tháng

1

-

Bút bi

Cái/10 người/tháng

1

-

Ghim dập bé

Hộp/10 người /năm

1

-

Ghim vòng

Hộp/10 người /tháng

1

-

Máy in

Cái/20 người /5 năm

1

-

Mực in

Hộp mực/10 người/năm

1

-

Sổ ghi chép

Quyển/10 người/năm

1

-

Hồ dán

Lọ/10 người /3 tháng

1

-

Kẹp file hồ sơ đối tượng

Cái/10 người /năm

1

II

Chi phí hỗ trợ tiền lương

 

 

1

Hỗ trợ Ban chủ nhiệm

Người/tháng

3

2

Định mức hệ số lương, phụ cấp bình quân

Người/tháng

1.0

 

Phụ lục 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số:        /2020/TT-BLĐTBXH ngày      tháng     năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm

1. Nội dung định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm là mức tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị, sử dụng cơ sở vật chất và các định mức chi phí khác (nếu có) để hoàn thành việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm theo quy định.

2. Đối tượng sử dụng định mức

Đối tượng sử dụng định mức này bao gồm:

- Các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập và tư nhân) có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Người bán dâm có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

- Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Hướng dẫn sử dụng định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định khung giá dịch vụ hỗ trợ người bán dâm và đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ xã hội thiết yếu cho người bán dâm;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm.

4. Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ

4.1.  Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý

Bước 1: Tiếp cận và thu hút người bán dâm tham gia sử dụng dịch vụ

- Người tư vấn pháp lý chủ yếu là các nhân viên tư pháp, nhân viên công tác xã hội, cán bộ các ban ngành, đoàn thể tham gia công tác thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội, nhân viên xã hội thuộc Trung tâm công tác xã hội (sau đây gọi chung là tư vấn viên).

- Thu hút người bán dâm tham gia sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thông qua tiếp cận cá nhân hoặc nhóm giữa tư vấn viên với người bán dâm. Để thu hút người bán dâm, tư vấn viên cần nắm vững địa bàn, dịch vụ pháp lý mà có khả năng đáp ứng, thiết lập mối quan hệ với chính quyền địa phương.

Bước 2: Đánh giá nhu cầu hỗ trợ (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm

Đánh giá nhu cầu nhằm khai thác đúng vấn đề pháp lý mà người bán dâm đang gặp phải, tầm quan trọng của nhu cầu đó, khả năng hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ.

Bước 3: Phân công người thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý và thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cụ thể

- Cung cấp thông tin, văn bản pháp luật, tài liệu pháp lý giúp cho đối tượng hiểu được cụ thể chính sách, pháp luật về vấn đề xử lý, trước khi đưa ra lời khuyên hay các giải pháp để đối tượng lựa chọn.

- Giải đáp pháp luật, giúp cho đối tượng hiểu rõ các quy định, các quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đưa ra lời giải thích, giải đáp cặn kẽ, bám sát vào tình huống thực tế để phân tích cho người bán dâm hiểu rõ hơn vấn đề của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn lập và hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu có liên quan để gửi cơ quan có thẩm quyền xử lý như đơn, các chứng từ, giấy tờ tài liệu liên quan. Trường hợp đối tượng không tự mình chuẩn bị được các thủ tục thì có thể trợ giúp làm như soạn thảo các đơn từ, lập hồ sơ theo hướng dẫn.

- Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ giải quyết vụ việc, hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh trước khi đối tượng đưa đến các cơ quan chức năng để xử lý.

Bước 4: Kết nối, chuyển gửi hỗ trợ pháp lý (nếu cần)

- Trường hợp các vấn đề cần hỗ trợ pháp lý của đối tượng vượt quá khả năng hỗ trợ của tư vấn viên thì giới thiệu đối tượng đến một số địa chỉ có thể tiếp cận thuận lợi như các cơ sở của ngành tư pháp địa phương:

+ Các cơ quan chuyên ngành ở địa phương: cơ quan tư pháp ở cấp xã, huyện, tỉnh; Công an cấp huyện; Hội phụ nữ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Các Văn phòng luật sư

+ Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (ở một số xã và do Ủy ban nhân dân xã thành lập).

+ Nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm là người thuộc diện đối tượng trợ giúp pháp lý miễn phí, vì vậy rất thuận lợi để chuyển gửi đến các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở tỉnh, thành phố, chi nhánh trợ giúp pháp lý ở các quận huyện.

Bước 5: Giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ

- Giám sát việc thực hiện hỗ trợ pháp lý nhằm giám sát quá trình mà đối tượng thực hiện các vụ việc pháp lý mà đã được hướng dẫn qua đó tiếp tục cải thiện các hoạt động, phương thức hỗ trợ để mang lại dịch vụ có kết quả.

- Việc giám sát kết quả thực hiện phải được tiến hành song song với quá trình cung cấp dịch vụ, đồng thời giám sát giữa kỳ và cuối kỳ của thực hiện dịch vụ hỗ trợ pháp lý.

- Hình thức giám sát thông qua gặp trực tiếp đối tượng có nhu cầu hỗ trợ, các nhân sự có liên quan, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.

- Việc giám sát do tư vấn viên trực tiếp tư vấn thực hiện cho người bán dâm. Kết quả giám sát được trao đổi với người bán dâm và báo cáo cho người quản lý chương trình để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Việc giám sát kết quả không nhằm chỉ trích hay đánh giá thấp người bán dâm mà phân tích giúp họ có thêm động lực để vượt qua trở ngại của bản thân và các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

4.2. Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý

4.2.1. Các bước hỗ trợ, tư vấn tâm lý cá nhân

Quy trình tư vấn gồm 5 bước được thực hiện qua nhiều buổi tư vấn và tùy thuộc vào thực tế người bán dâm đang ở giai đoạn nào của quá trình hỗ trợ tâm lý.

Bước 1: Giới thiệu ban đầu

- Làm quen, tự giới thiệu tên cũng như vị trí của tư vấn viên trong tổ chức, tạo cho người bán dâm cảm thấy an tâm, tin cậy; giới thiệu về dịch vụ mà tư vấn viên và cơ sở có thể hỗ trợ đối tượng, bao gồm cả dịch vụ mà có thể kết nối được.

- Giải thích về tính bảo mật hoàn toàn.

- Nói cho người bán dâm thời gian một buổi tư vấn, bắt đầu và kết thúc.

- Giải thích về mục đích buổi tư vấn, sự cần thiết phải thu thập thông tin và cùng họ tìm ra giải pháp phù hợp.

- Lưu ý đối với người bán dâm đã gặp, trước khi gặp lại, tư vấn viên cần nhớ lại những gì đã diễn ra ở buổi trước, để không mất thời gian hỏi lại những điều đã biết và tư vấn viên sẵn sàng cho buổi tư vấn hơn.

Bước 2: Đánh giá nhu cầu, xác định vấn đề

- Việc đánh giá ban đầu đòi hỏi phải đánh giá tương đối chi tiết về điều kiện và các khó khăn cụ thể của người bán dâm, cũng như nhu cầu hoặc các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội. Đây được gọi là đánh giá tâm sinh lý - xã hội của người bán dâm, hay còn gọi tắt là đánh giá tâm lý xã hội, tìm hiểu các nhu cầu tâm lý liên quan đến hoạt động bán dâm của người bán dâm và các thông tin về nhân khẩu học của người bán dâm.

- Người bán dâm và tư vấn viên thảo luận và lập thứ tự vấn đề ưu tiên để giải quyết. Thứ tự ưu tiên này có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Do các vấn đề đối với người bán dâm thường phức tạp và cần giải quyết trong một thời gian nên cần đặt ra mục tiêu thực tế. Do hoạt động mại dâm là bất hợp pháp và bị kỳ thị nên sự mơ hồ về những áp lực tâm lý của đối tượng về các vấn đề tâm lý với họ có thể được đưa ra và thảo luận cụ thể. Động cơ bán dâm hay bỏ, không bán dâm nữa là những yếu tố cần phải thảo luận nhắc lại nhiều lần trong quá trình các buổi tư vấn. Các vấn đề về gia đình, bạo lực của chủ chứa, môi giới, khách mua dâm, mâu thuẫn gia đình, sự thiếu tin tưởng vào bản thân là những vấn đề cần giúp đối tượng làm rõ và giúp họ xây dựng các kế hoạch giải quyết.

- Lựa chọn giải pháp thích hợp: suy nghĩ về những điểm có lợi và bất lợi của mỗi giải pháp; giải pháp đó có thể thực hiện được và có thực tế hay không.

Bước 3: Hỗ trợ lập kế hoạch

- Kế hoạch hành động cần phải xác định được những vấn đề cần giải quyết. Chia mục tiêu thành các bước nhỏ và thời gian hoàn thành. Kế hoạch sẽ bao gồm mục tiêu, các kết quả cần đạt được, các hoạt động thực hiện, tiến độ. Kế hoạch có thể được điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế và tính khả thi.

- Kế hoạch hành động này phải căn cứ vào nhu cầu, mong muốn và khả năng hành động của chính người bán dâm. Tư vấn viên gợi ý, dẫn dắt từng phần để người bán dâm tự viết, trường hợp người bán dâm không tự viết được thì tư vấn viên có thể viết hộ nhưng phải đọc lại cụ thể, cẩn thận để người bán dâm thống nhất. Nếu người bán dâm chưa thực sự đồng thuận sẽ tiếp tục chỉnh sửa.

Bước 4: Hỗ trợ thực hiện kế hoạch

Nhằm giúp người bán dâm thực hiện kế hoạch đã xây dựng, tư vấn viên nên hỗ trợ người bán dâm thông qua cung cấp, kết nối dịch vụ, theo dõi việc thực hiện, sử dụng các kỹ năng tư vấn như công cụ thúc đẩy người bán dâm trong thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

Bước 5: Rà soát, giám sát việc thực hiện kế hoạch

Bước này được thực hiện trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành từng hoạt động nhỏ để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và có thể còn gây mất lòng tin cho người bán dâm.

4.2.2. Tư vấn tâm lý thông qua sinh hoạt nhóm đồng đẳng

Trong hoạt động hỗ trợ tâm lý, sinh hoạt nhóm đồng đẳng/câu lạc bộ của người bán dâm cũng là một biện pháp giúp cải thiện đời sống tinh thần thông qua chia sẻ sự trải nghiệm, động viên, học hỏi lẫn nhau của người cùng cảnh ngộ, vừa để giúp bạn, vừa giúp bản thân mình nhìn nhận rõ hơn vấn đề gặp phải và cách giải quyết. Hình thức giúp bạn cũng để giúp mình là ưu điểm của sinh hoạt nhóm mà không có được trong tư vấn cá nhân; giúp cho các thành viên thấy rằng họ không phải là người duy nhất có những suy nghĩ, tình cảm, vấn đề như vậy; giúp đối tượng thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau.

- Số lượng tham gia sinh hoạt nhóm nên là 10-20 người.

- Thời gian sinh hoạt 01 buổi khoảng 60-90 phút.

- Trưởng nhóm hoặc thành viên nòng cốt của nhóm điều hành buổi sinh hoạt bằng phương thức thúc đẩy sự tham gia của các thành viên, nêu câu hỏi hoặc nhận xét và dành nhiều thời gian để các thành viên nhóm chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và kinh nghiệm của họ; sử dụng các kỹ năng tư vấn cơ bản, chú ý sự liên kết giữa các thành viên.

- Các bước sinh hoạt nhóm thông thường là 7 bước sau: (1) giới thiệu chào mừng các thành viên nhóm.(2) Thăm hỏi lẫn nhau. (3) Nêu chủ đề sinh hoạt và thống nhất của các thành viên. (4) Chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên. (5) Tóm tắt những điểm đã thống nhất và điểm chính qua thảo luận. (6) Cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thành viên. (7) Hẹn buổi sinh hoạt tiếp theo (nếu cần).

5. Kết cấu định mức

5.1.Định mức lao động:Định mức lao động bao gồm thời gian lao động hao phí cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm, được tính bằng tổng của định mức lao động công nghệ, định mức lao động phục vụ và định mức lao động quản lý. (Bảng 1)

5.2.Định mức thiết bị: là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm. (Bảng 2)

5.3. Định mức vật tư: là số lượng vật tư cần thiết để hoàn thành cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm. (Bảng 2)

5.4. Định mức sử dụng cơ sở vật chất (phòng thực hiện cung cấp dịch vụ): là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người bán dâm đối với từng loại cơ sở vật chấtđể các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập và tư nhân) có sử dụng ngân sách nhà nước; cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tư vấn viênhoàn thành cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý (cho nhóm hoặc cá nhân) người bán dâm đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. (Bảng 3)

6. Bảng tổng hợp định mức chi tiết

Bảng 1. Định mức lao động

a) Định mức lao động tư vấn pháp lý, hỗ trợ tâm lý

TT

Nội dung

Hệ số lương, phụ cấp chức vụ bình quân

Định mức

(phút/cuộc)

Cá nhân

Nhóm

I

Định mức lao động tư vấn pháp lý

 

 

 

1

Tcn - Định mức lao động công nghệ

3,5

30

60

2

Tpv - Định mức lao động phục vụ

2,9

10

20

3

Tql - Định mức lao động quản lý

4,5

5

10

4

Tm - Định mức lao động

Tm = Tcn + Tpv + Tql

 

 

45

 

90

II

Định mức lao động hỗ trợ tâm lý

 

 

 

1

Tcn - Định mức lao động công nghệ

3,5

45

60

2

Tpv - Định mức lao động phục vụ

2,9

10

20

3

Tql - Định mức lao động quản lý

4,5

5

10

4

Tm - Định mức lao động

Tm = Tcn + Tpv + Tql

 

 

60

 

90

b) Hệ số định mức nội dung tư vấn, hỗ trợ

TT

Nội dung tư vấn

Hệ số

Cá nhân

Nhóm

1

Tư vấn pháp lý

1,5

2

2

Hỗ trợ tâm lý

2

2

Bảng 2: Định mức thiết bị, vật tư phổ biến

(áp dụng cho 1000 ca/trường hợp tư vấn, hỗ trợ)

TT

Thiết bị và vật tư

Đơn vị tính

Thời hạn sử dụng (tháng)

Định mức

I

Thiết bị

 

 

 

1

Máy tính 0,5 Kw

Chiếc

60

0,008

2

Máy photocopy 1,5 Kw

Chiếc

96

0,003

3

Máy scan 0,4 Kw

Chiếc

60

0,005

4

Máy in lazer A4 0,4 Kw

Chiếc

60

0,018

5

Điều hòa nhiệt độ 5 Kw

Chiếc

96

0,015

6

Quạt trần 0,08 Kw

Chiếc

60

0,012

7

Đèn neon 0,04 kW

Chiếc

12

0,18

8

Quạt treo tường 0,075 kW

Chiếc

60

0,03

9

Cây nước nóng lạnh 0,6 kW

Chiếc

60

0,012

10

Ghế nhân viên

Cái

60

       0,071

11

Ghế khách hàng

Cái

60

0,153

12

Bàn làm việc

Cái

60

0,08

13

Bàn máy tính

Cái

60

0,08

14

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

0,06

II

Trang phục

 

 

 

1

Trang phục

Bộ

18

0,255

2

Thẻ cán bộ

cái

12

0,4

III

Vật tư

 

 

 

1

Giấy in A4

Gram

-

3,44

2

Mực in

Hộp

-

0,9

3

Bút bi

Cái

-

29,42

4

Nước uống

Lít

-

100

Bảng 3. Định mức sử dụng cơ sở vật chất

TT

Tên gọi

Diện tích chiếm chỗ trung bình tính cho 01 NBD (m2)

Tổng thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ 01 NBD (giờ)

Định mức sử dụng tính cho 01 NBD  (m2xgiờ)

1

Định mức phòng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý

2

1

2

2

Định mức phòng cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý

2

1

2

 

Phụ lục 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số:        /2020/TT-BLĐTBXH ngày      tháng     năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp cho người bán dâm bị bạo lực, bạo hành

1. Nội dung định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp (chỗ ở, ăn, ngủ, tạm lánh) cho người bán dâm bị bạo lực, bạo hành là mức tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị, sử dụng cơ sở vật chất và các định mức chi phí khác (nếu có) để hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp trên cho người bán dâm theo quy định.

2. Đối tượng sử dụng định mức

- Các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ xã hội (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập và tư nhân) có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Người bán dâm có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

- Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Hướng dẫn sử dụng định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định khung giá dịch vụ hỗ trợ người bán dâm và đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ xã hội thiết yếu cho người bán dâm;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm.

4. Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp (chỗ ở, ăn, ngủ, tạm lánh) cho người bán dâm bị bạo lực, bạo hành và thu thập thông tin

Điền mẫu sẵn có để tiếp nhận và thu thập thông tin về trường hợp cần cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp (chỗ ở, ăn ngủ, tạm lánh) cho người bán dâm bị bạo lực, bạo hành.

Bước 2. Đánh giá nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của đối tượng

Đánh giá tình hình và nhu cầu của đối tượng để có kế hoạch thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp đã có sẵn cho người bán dâm kịp thời và phù hợp.

Bước 3. Thực hiện cung cấp  hỗ trợ khẩn cấp  sẵn có cho đối tượng

- Bố trí , sắp xếp chỗ ở đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, tránh mọi sự kỳ thị và bảo mật thông tin của người bán dâm trong thời gian tạm lánh.

- Cung cấp thức ăn, quần  áo và các vật dụng sinh hoạt thiết yếu cho đối tượng.

- Tư vấn tâm lý phục hồi.

- Động viên, chia sẻ, quan tâm và bảo vệ người bán dâm vượt qua khủng hoảng về tinh thần và tổn thương về thể xác sau khi bị bạo lực, bạo hành.

Bước 4.  Khám sức khỏe ban đầu cho đối tượng

- Sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu (đặc biệt chú ý đến vấn đề về giới: bác sỹ nữ khám cho nữ, bác sỹ nam khám cho nam).

- Đối với những trường hợp đối tượng bị tổn thương do bị bạo lực, bạo hành vượt quá khả năng về sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu thì kết nối, chuyển gửi đối tượng đến các cơ sở/trung tâm y tế/bệnh viện để điều trị nhưng được sự đồng ý và mong muốn của đối tượng, tránh gây thêm sự lo lắng, khủng hoảng, sang chấn tâm lý cho đối tượng.

Bước 5.  Bảo vệ  an toàn cho đối tượng

- Bố trí, sắp xếp nơi tạm lánh an toàn, đảm bảo an ninh trật tự cho đối tượng.

- Sắp xếp, cắt cử người bảo vệ đảm bảo an toàn cho đối tượng (trong các trường hợp cần thiết).

- Lưu giữ hồ sơ, thông tin của đối tượng đảm bảo nguyên tắc bảo mật, chỉ những người được cử phụ trách thực hiện cung cấp dịch vụ cho đối tượng biết, tránh mọi sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng, không phải chịu đựng bất kỳ hình thức bạo lực nào từ bạo lực tinh thần đến bạo lực thể chất do người thân hoặc cộng đồng gây ra.

Bước 6. Kết nối, chuyển gửi  dịch vụ (nếu cần)

- Kết nối, chuyển gửi dịch vụ khi người bán dâm bị bạo lực, bạo hành có nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ xã hội.

- Bảo đảm nơi cung cấp dịch vụ an toàn, bảo mật thông tin của đối tượng và có không gian thân thiện phù hợp với đặc điểm xã hội của người bán dâm.

Bước 7. Đánh giá và kết thúc hỗ trợ

- Tổng hợp và đánh giá kết quả hỗ trợ đã phù hợp và đáp ứng kịp thời trong trường hợp hỗ trợ khẩn cấp cho người bán dâm bị bạo lực, bạo hành hay chưa và lập báo cáo.

- Lưu hồ sơ để theo dõi và quản lý.

5. Kết cấu định mức

5.1.Định mức chi phí trực tiếp bao gồm: tiếp nhận và lập hồ sơ người bán dâm; cung cấp nhu cầu thiết yếu, khám sức khỏe, tư vấn tâm lý; kết nối, chuyển gửi người bán dâm; văn phòng phẩm

5.2. Định mức chi phí tiền lương, chi phí quản lý

5.3. Định mức khấu hao tài sản

6. Bảng tổng hợp định mức chi tiết

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

I

Chi phí trực tiếp

 

 

1

Lập hồ sơ người bán dâm cần hỗ trợ

 

 

a

Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ

Lần/người

1

b

Trao đổi, thu thập thông tin có liên quan đến cá nhân người bán dâm

Lần/người

1

c

Lập hồ sơ

Lần/người

1

2

Cung cấp nhu cầu thiết yếu, khám sức khỏe, tư vấn tâm lý

 

 

a

Cung cấp nhu cầu thiết yếu và các vật dụng sinh hoạt cần thiết

 

 

-

Bố trí chỗ ở cho người

Ngày/người

Tối đa 5 ngày

-

Cung cấp thức ăn cho người

3 bữa/ngày/người

Tối đa 5 ngày

Kl/người/ngày

2000

-

Quần áo dài

Bộ/người

1

-

Quần áo lót

Bộ/người

2

-

Đồ dùng vệ sinh cá nhân (Khăn mặt, dép, bàn chải, kem đánh răng, xà phong tắm, dầu gội đầu, xà phòng giặt…)

Bộ/người

1

-

Nước uống

Lít/người/ngày

2

-

Nước đảm bảo vệ sinh, tắm, giặt

M3/người/tháng

2

-

Giường nằm

Chiếc/người/5 năm

1

-

Đệm, chăn (đông, hè)

Bộ/người/3 năm

1

-

Gối, màn, chiếu

Bộ/người/1 năm

1

-

Điện

Kwh/người /tháng

30

b

Khám sức khỏe ban đầu

Lần/người

1

c

Tư vấn tâm lý và thông báo về các chế độ, chính sách

Lần/người

1

3

Kết nối, chuyển gửi người bán dâm

 

 

a

Liên hệ với gia đình/cơ sở hỗ trợ xã hội/nơi tạm lánh và làm thủ tục đưa người bán dâm về gia đình hoặc cơ sở/nơi tạm lánh đảm bảo an toàn cho người bán dâm (nhà nghỉ, khách sạn…)

Lần/người

1

b

Đưa người bán dâm về nơi cư trú hoặc cơ sở hỗ trợ xã hội/nơi tạm lánh đảm bảo an toàn cho người bán dâm

Người/người

1

Km/giờ

(tính theo khoảng cách thực tế)

 

4

Văn phòng phẩm

 

 

-

Giấy in A4

Gram/10 người /6 tháng

1

-

Bút bi

Cái/10 người/tháng

1

-

Ghim dập bé

Hộp/10 người /năm

1

-

Ghim vòng

Hộp/10 người /tháng

1

-

Máy in

Cái/20 người/5 năm

1

-

Mực in

Hộp mực/10 người/năm

1

-

Sổ ghi chép

Quyển/10 người/năm

1

-

Hồ dán

Lọ/10 người /3 tháng

1

-

Kẹp file hồ sơ đối tượng

Cái/10 người /năm

1

II

Chi phí tiền lương

 

 

1

Định mức nhân công

 

 

-

Nhân viên tiếp nhận, tư vấn, kết nối chuyển gửi, quản lý hồ sơ

Nhân viên/20 NBD

1

-

Nhân viên chăm sóc sức khỏe

Nhân viên/20 người

1

-

Nhân viên cung cấp dinh dưỡng (tiếp phẩm/nấu ăn)

Nhân viên/20 người

1

-

Cán bộ chăm sóc trực tiếp

Nhân viên/20 người

1

2

Định mức hệ số lương, phụ cấp chức vụ bình quân

 

3.5

III

Chi phí quản lý

 

 

 

Cán bộ, nhân viên gián tiếp (Kế toán, hành chính, văn thư, lái xe, bảo vệ…)

Cán bộ, nhân viên gián tiếp/tổng số nhân viên

20%

IV

Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định

 

 

1

Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định: thực hiện theo quy định của pháp luật về khấu hao tài sản cố định.

 

 

2

Chỗ ở tạm thời trong thời gian chờ hoàn thiện hồ sơ, kết nối và chuyển gửi người bán dâm: thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở hỗ trợ xã hội

Ngày/người

Không quá 5 ngày