Ép người khác viết giấy ghi nợ xử lý như thế nào?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật hình sự 1999
2. Nội dung tư vấn
Theo Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 về tội cưỡng đoạt tài sản quy định như sau:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
Theo quy định của pháp luật hình sự thì có thể hiểu hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Chính là thực hiện việc uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm đối với tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.
Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Mặt khách quan :
– Có hành vi đe dọe dùng vũ lực: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.
Có thể thực hiện dưới hai dạng:
Đe dọa trực tiếp là người phạm tội thực hiện công khai, trực tiếp lên người bị hại hay chính là chủ tài sản bằng lời nói, cử chỉ, hành động,…..;
Đe dọe gián tiếp là người phạm tội thực hiện thông qua tin nhắn, điện thoại,….
– Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần: Là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản như: Chồng bà kia đe dọa chú của bạn là sẽ tố cáo và khởi kiện chú bạn lên công an và nói cho mọi người xung quanh biết về việc….
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi cưỡng đoạt với lỗi cố ý. Nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Mặt chủ chủ thể : Người thực hiện thực hành vi cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo thông tin mà bạn đã trình bày và nếu ông kia thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
>>> Luật sư tư vấn luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155
Ngoài ra, tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản."
Do vậy, theo quy định này chú của bạn có hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Cán bộ, công chức, viên chức ngoại tình bị xử lý như thế nào?Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691