Hệ thống pháp luật

Gây lộn, đánh nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù?

Ngày gửi: 15/10/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42103

Câu hỏi:

Ngày thứ sáu 14/04/2020, tôi có dẫn con gái tôi qua nhà hàng xóm chơi, không có vào nhà, chỉ ở phía trước thôi (vì nhà này bán quán phía trước nhà có để bộ ghế đá, bình thường tôi vẫn hay dẫn con sang chơi). Lúc này đang có Mai, con chủ nhà cùng mấy đứa cháu ngồi ở bộ ghế đá. Khi tôi và con tôi, bé 2 tuổi vừa đi tới thì Mai đứng dậy tát vào mặt tôi. Tôi bị bất ngờ ăn một cái tát, ấm ức lao vào xô xát với Mai. Sau khi nghe tiếng xô xát của tôi với Mai, thì ba Mai và chồng tôi chạy ra kéo chúng tôi ra. Ba Mai bảo tôi, mấy hôm nay nó căng thẳng nên lại lên cơn, bảo tôi đè Mai chặt lại một tí sẽ hết, còn chạy tới đánh 2 cái vào mặt Mai. Lúc này có người bỏ hàng cho nhà Mai chứng kiến. Thế nhưng khi tôi đã về nhà Mai vẫn cầm gạch chọi về phía mẹ con tôi, nhưng không trúng, tôi cứ nghĩ chút nữa là chọi trúng con tôi nên tôi lại chạy ra xô xát với Mai. Lúc này chỉ có chồng tôi ra can, còn ba Mai thì không. Kết quả, cánh tay trái của tôi thì đầy vết xước do móng tay của Mai, do tôi ghì chặt tay Mai, Mai không đánh được nên bấm móng tay vào tay tôi, còn Mai thì chẳng sao. Sau chuyện, ba mẹ Mai không hề có động thái hỏi thăm hay xin lỗi. Sau khi xô xát, tôi phát hiện tay mình đầy vết xước nên có qua mua băng keo về dán, lúc này cả ba mẹ Mai đều thấy vết xước của tôi nhưng không hề có động thái hỏi thăm hay xin lỗi. Đến tối tôi lại thấy kính của tôi bị trầy tròng, tôi bị cận. Nên trưa hôm sau tôi qua gặp mẹ Mai để nói kiếng của tôi hôm qua đánh nhau với Mai bị trầy. Mẹ Mai bảo tôi biết chỗ thì mang đi thay, chứ bà không biết. Bà chỉ kêu tôi tự mang đi chứ bà không nói sẽ đền hay trả tiền gì cho tôi hết. Đến chiều thứ 7 thì tôi về quê, sáng chủ nhật thì mẹ tôi qua nói chuyện với ba mẹ Mai. Sau đó mẹ tôi nói tôi không biết suy nghĩ, bắt họ đền kiếng. Còn nói, ba mẹ Mai có giấy chứng nhận Mai bị tâm thần, đòi báo công an bắt tôi. Xin hỏi luật sư, tôi nên làm gì trong trường hợp này? Tôi có thể bị bắt không? Nếu tôi muốn kiện lại họ thì có khả thi không? Phần thắng là bao nhiêu? Xin nói thêm là Mai vẫn có chồng, có con, con Mai còn bằng tuổi với con lớn của tôi, 4 tuổi. Ngày hôm đó chồng Mai bị ba mẹ Mai đuổi về quê.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Ngày thứ sáu 14/04/2020, tôi có dẫn con gái tôi qua nhà hàng xóm chơi, không có vào nhà, chỉ ở phía trước thôi (vì nhà này bán quán phía trước nhà có để bộ ghế đá, bình thường tôi vẫn hay dẫn con sang chơi). Lúc này đang có Mai, con chủ nhà cùng mấy đứa cháu ngồi ở bộ ghế đá. Khi tôi và con tôi, bé 2 tuổi vừa đi tới thì Mai đứng dậy tát vào mặt tôi. Tôi bị bất ngờ ăn một cái tát, ấm ức lao vào xô xát với Mai. Sau khi nghe tiếng xô xát của tôi với Mai, thì ba Mai và chồng tôi chạy ra kéo chúng tôi ra. Ba Mai bảo tôi, mấy hôm nay nó căng thẳng nên lại lên cơn, bảo tôi đè Mai chặt lại một tí sẽ hết, còn chạy tới đánh 2 cái vào mặt Mai. Lúc này có người bỏ hàng cho nhà Mai chứng kiến. Thế nhưng khi tôi đã về nhà Mai vẫn cầm gạch chọi về phía mẹ con tôi, nhưng không trúng, tôi cứ nghĩ chút nữa là chọi trúng con tôi nên tôi lại chạy ra xô xát với Mai. Lúc này chỉ có chồng tôi ra can, còn ba Mai thì không. Kết quả, cánh tay trái của tôi thì đầy vết xước do móng tay của Mai, do tôi ghì chặt tay Mai, Mai không đánh được nên bấm móng tay vào tay tôi, còn Mai thì chẳng sao. Sau chuyện, ba mẹ Mai không hề có động thái hỏi thăm hay xin lỗi. Sau khi xô xát, tôi phát hiện tay mình đầy vết xước nên có qua mua băng keo về dán, lúc này cả ba mẹ Mai đều thấy vết xước của tôi nhưng không hề có động thái hỏi thăm hay xin lỗi. Đến tối tôi lại thấy kính của tôi bị trầy tròng, tôi bị cận. Nên trưa hôm sau tôi qua gặp mẹ Mai để nói kiếng của tôi hôm qua đánh nhau với Mai bị trầy. Mẹ Mai bảo tôi biết chỗ thì mang đi thay, chứ bà không biết. Bà chỉ kêu tôi tự mang đi chứ bà không nói sẽ đền hay trả tiền gì cho tôi hết. Đến chiều thứ 7 thì tôi về quê, sáng chủ nhật thì mẹ tôi qua nói chuyện với ba mẹ Mai. Sau đó mẹ tôi nói tôi không biết suy nghĩ, bắt họ đền kiếng. Còn nói, ba mẹ Mai có giấy chứng nhận Mai bị tâm thần, đòi báo công an bắt tôi. Xin hỏi luật sư, tôi nên làm gì trong trường hợp này? Tôi có thể bị bắt không? Nếu tôi muốn kiện lại họ thì có khả thi không? Phần thắng là bao nhiêu? Xin nói thêm là Mai vẫn có chồng, có con, con Mai còn bằng tuổi với con lớn của tôi, 4 tuổi. Ngày hôm đó chồng Mai bị ba mẹ Mai đuổi về quê.

Luật sư tư vấn:

Trường hợp của bạn, bạn và Mai có xảy ra xô xát, nếu Mai bị thương có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì Mai có quyền làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự. 

Ngược lại, nếu bạn bị thương, tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bạn có quyền yêu cầu làm đơn khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 có quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Trong trường hợp này, Mai có giấy chứng nhận bị tâm thần nên Mai xét vào trường hợp không có năng lực hành vi dân sự nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an cấp xã để yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đánh nhau

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn