Giả mạo giấy tờ chiếm đoạt tài sản
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trường hợp của bạn, bạn cần chứng minh các giấy tờ liên quan đến mảnh đất thuộc lối đi chung này thuộc sở hữu của bạn thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất hay các giấy tờ khác ghi nhận quyền sử dụng, sở hữu của bạn.
Bạn cũng cần khẳng định lại nội dung thỏa thuận giữa gia đình bạn và ông Huỳnh Văn T, có chính xác là sự thỏa thuận về lối đi chung hay không? Có chính xác là bạn thỏa thuận về việc cho đi nhờ đường trên phần đất của gia đình bạn không?
Nếu nội dung thỏa thuận chính xác như trên, thì giấy cam kết sau đó có nội dung về đường đi chung, không phải giấy tờ thỏa thuận như ban đầu, có chữ ký của bạn cũng như chữ ký của người làm chứng, người có liên quan. Sau đó, ông T thực hiện việc mua bán mảnh đất này thu lợi nhuận cho mình.
Hành vi của ông T có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bằng cách dùng chữ ký của bạn, làm gỉả giấy tờ khác nhằm chiếm đoạt mảnh đất này theo quy định tại Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đông đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Điều 101 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Khi đó, trường hợp này, bạn cần gừi đơn hoặc trình báo trực tiếp đến phía cơ quan nêu trên và yêu cầu giải quyết đòi lại mảnh đất của bạn. Bạn có thể gửi kèm theo các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất về mảnh đất này thuộc quyền sử dụng, sở hữu của bạn để phía cơ quan có thẩm quyền có căn cứ, chứng minh, điều tra về hành vi vi phạm mà bạn tố giác, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tố cáo công ty lừa đảo chiếm đoạt tài sản
– Không trả nợ có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn luật hình sự miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
Lợi dụng Facebook để chiếm đoạt tài sản
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691