Hệ thống pháp luật

Giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn

Ngày gửi: 03/11/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL35760

Câu hỏi:

Cha mẹ tôi năm nay đã 60 tuổi. Kết hôn được hơn 30 năm. Cùng tạo dựng sự nghiệp với 2 bàn tay trắng Thực tế hiện tại, tài sản gồm có: Ông bà có 1 căn nhà do 2 vợ chồng cùng đứng tên trên giấy chủ quyền giá thị trường 20 tỷ. Năm 2005, ông bà cùng cho ông A vay 5 tỷ. Ông bà đều đứng tên trên giấy cho vay mượn tiền. Năm 2006, ông bà đồng thuận cho ông B vay 5 tỷ. Nhưng vì ông B là bạn thân của ba tôi, vì ngại nên ba tôi chỉ để mẹ tôi đứng tên trên giấy cho vay mượn tiền. Năm 2015 do vợ chồng không thể sống chung, mẹ tôi đã nộp đơn xin đơn phương ly hôn và được Tòa án quận chấp thuận. Đến nay do cha mẹ tôi không thể thỏa thuận phân chia tài sản được nên mẹ tôi đã nộp đơn ra Tòa với nội dung chỉ yêu cầu phân chia căn nhà hiện hữu của 2 vợ chồng tỷ lệ 5:5. Phần về 2 món nợ mà cha mẹ tôi đã cho ông A và ông B vay nhiều năm do không đòi được, mẹ tôi đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cho chắc chắn để khởi kiện ông A + ông B ra Tòa thành 1 vụ án khác. Vì số tiền cho ông A và ông B vay mượn có giá trị ngang nhau (đều 5 tỷ). Tổng cộng lại 10 tỷ, cộng thêm trị giá căn nhà 20 tỷ thì tổng tài sản là 30 tỷ. Nếu liệt kê vào để Tòa phân chia sẽ phải đóng án phí rất nhiều. Để hạn chế chi phí, nên mẹ tôi có ý định sau khi được Tòa phân chia rõ ràng căn nhà xong, sẽ tiến hành lập vi bằng ủy quyền lại khoản nợ của ông A cho ba tôi đi đòi, hoàn toàn sử dụng số tiền đòi được. Vì Cha tôi không hợp tác với Tòa án trong việc phân chia tài sản, Tòa đã gửi thư mời làm việc nhiều lần nhưng ông hoàn toàn vắng mặt không lý do. Mặt khác ông làm đơn liệt kê 2 khoản nợ mà ông bà đã cho người ta vay. Cho tôi hỏi theo kinh nghiệm thực tế của các Luật Sư thì trường hợp như vậy thì Tòa án sẽ xét xử theo yêu cầu của Nguyên đơn (là mẹ tôi) với yêu cầu của mẹ tôi là chỉ phân chia cái nhà. Hay Tòa sẽ moi hết tất cả tài sản (nhà cửa, khoản tiền cho người ta vay chưa lấy lại đươc – như ba tôi đã khai) để phân chia? Mong nhận được hồi âm. 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như bạn trình bày, mẹ bạn là người đứng đơn khởi kiện phân chi tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, là nguyên đơn trong vụ án. Bố bạn là bị đơn trong vụ án phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và sẽ có các quyền và nghĩa vụ của bị đơn theo quy định tại Điều 72
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

– Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

– Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

Luật sư tư vấn phân chia tài sản chung của vợ chồng:024.6294.9155

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn