Giải quyết trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 2014;
2. Luật sư tư vấn:
Chồng bạn và bạn chung sống với nhau như vợ chồng, không có đăng ký kết hôn, theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 không công nhận mối quan hệ nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Tuy nhiên nếu phát sinh vấn đề về tài sản chung hay con chung trong quá trình hai người chung sống với nhau thì vẫn được giải quyết theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của bạn, bạn nên tố cáo hành vi đánh đập bạn của chồng bạn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ Ban nhân dân xã hoặc công an xã hoặc các ban ngành đoàn thể khác can thiệp (Hội phụ nữ,…) để chấm dứt hành vi bạo lực hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết, bạn có thể liên hệ với các tổ chức xã hội để được tư vấn, hỗ trợ khi quyền lợi bị xâm phạm.
Căn cứ Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
"Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."
Như vậy, bạn có thể đồng thời làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp xã nơi chồng bạn đang cư trú về hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa bạn và con của mẹ chồng và người chồng đồng thời buộc yêu cầu chấm dứt hành vi ngăn chặn.
Nếu nay bạn không muốn chung sống với người chồng hiện tại thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng đang sinh sống để yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Con bạn nay 11 tháng tuổi, quyền ưu tiên nuôi con sẽ được giao cho bạn, trừ trường hợp bạn không có đủ điều kiện nuôi con. Điều kiện nuôi con quy định dựa trên 2 điều kiện chính:
– Điều kiện nhân thân: Có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có hành vi vi phạm, có lối sống lành mạnh,…
Như vậy, nếu bạn đảm bảo cả 02 điều kiện trên thì bạn sẽ giành được quyền nuôi con.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691