Hệ thống pháp luật

Giải thể, sáp nhập trường cao đẳng sư phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31036

Câu hỏi:

Xin luật sư cho biết việc giải thể, sáp nhâp trường CĐSP (trực thuộc Sở GD&ĐT) hiện nay thuộc cơ quan nào? Hiện nay, ở địa phương tôi người ta cho rằng đây là chức năng, quyền hạn của tỉnh. Nhưng căn cứ vào Luật GD, Luật GDĐH tôi thấy thuộc thẩm quyền Chính phủ (Bộ GDĐT). Trường hoạt động hiệu quả (hàng năm TS đạt từ 90% trở lên), hoàn thành nhiệm vụ, chỉ một vài hạn chế nhỏ, liệu có nằm trong đối tượng giải thể? Trân trọng cảm ơn.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về giải thể trường cao đẳng như sau:

Điều 21. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

c) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;

d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.

3. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

4. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, căn cứ vào các quy định về giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì việc giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ có hai loại là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.

– Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.

– Hết thời hạn đình chỉ  hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

– Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực

– Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể khi có đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó (giải thể tự nguyện).

Trong trường hợp này, vì bạn không trình bày cụ thể về các hạn chế của trường cao đẳng của bạn. Do vậy, bạn có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét về các yếu tố xem trường cao đẳng của bạn có thuộc đối tượng bị giải thể hay không?

Về thẩm quyền ra quyết định giải thể trường cao đẳng?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 21 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Điều 21. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp

4. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, theo quy định này thì người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghệp. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau:

Điều 18. Thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp

c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quyết định thành lập trường cao đẳng công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

Như vậy, người có thẩm quyền giải thể và cho phép giải thể trường cao đẳng là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương. Cụ thể trong tường hợp này, người có thẩm quyềm giải  thể và cho phép giải thể trường cao đẳng sư phạm là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn