Hệ thống pháp luật

Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng có giá trị trong bao lâu?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL34455

Câu hỏi:

Năm nay em 23 tuổi, đang làm nhân viên kế toán tại 1 công ty. Khi còn là sinh viên em được đi học cảm tình Đảng tại khu em ở, em tham gia sinh hoạt Đoàn nên được cử đi học. Em học từ hồi tháng 6 năm 2012, Bằng của em được loại Giỏi. Tháng 8 năm 2015 em xin đi làm kế toán tại 1 công ty cổ phần, em thử việc 2 tháng, Tháng 10 năm 2015 em được ký hợp đồng 1 năm. Vậy đến tháng 6 năm 2016 em có đủ điều kiện để xét kết nạp Đảng tại Công ty em đang làm hay không? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định như sau:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”

Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng

Về tuổi đời

a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

b) Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Về trình độ học vấn

a) Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

b) Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

Căn cứ vào Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam quy định về thủ tục kết nạp đảng viên như sau:

1. Người vào Đảng phải :

– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;

– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;

– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Trong đó quy định hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng bao gồm:

 Lý lịch của người xin vào Đảng

  Đơn xin vào Đảng (viết tay gói gọn trong 2 mặt của 1 tờ giấy A4)

 Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng (2 đảng viên chính thức giới thiệu đối với người không còn tuổi sinh hoạt Đoàn thanh niên) hoặc Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (đối với người đang sinh hoạt Đoàn thanh niên)

 Nhận xét của đoàn thể

 Nhận xét của Đảng ủy địa phương nơi quần chúng đang cư trú (thường xuyên)

 Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và địa phương nơi cư trú.

 Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng

  Xác nhận thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng

 Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết chi Chi bộ

Ngoài ra, căn cứ vào Hướng dẫn số 01- HD/TW Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng có giá trị không quá 60 tháng kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.

Trong trường hợp này của bạn, giấy chứng nhận đã học lớp cảm tình Đảng từ tháng 6 năm 2012 và đến hiện nay đã là 4 năm tương ứng với 48 tháng tức là giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng của bạn vẫn còn có hiệu lực và bạn có thể làm hồ sơ để xem xét kết nạp vào Đảng.

Khi đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam thì Đảng viên sẽ có các quyền được quy định tại điều 3 quy định 29/QĐ -TW  thi hành điều lệ Đảng như sau:

Quyền được thông tin của đảng viên

Định kỳ hằng tháng, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp ủy cấp trên, các cấp ủy đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời sự trong nước, thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.

Đảng viên có quyền được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.

Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp ủy đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Ngoài ra thì Đảng viên cũng có thể giới thiệu người vào Đảng

Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng. (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.

Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.

Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn