Hệ thống pháp luật

Hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35566

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi có xích mích trong cuộc sống gia đình, chồng tôi hay rượu chè, cờ bạc nên chúng tôi sống ly thân được hơn 3 tháng. Con trai tôi 9 tuổi ở với tôi, 2 mẹ con tôi về nhà bố mẹ đẻ. Chồng tôi vẫn thường đón con sang chơi và mỗi lần cháu về thường hay nói tục, chửi bậy. Tôi rất lo cháu sẽ hư hỏng khi học những thói hư tật xấu của bố nên không cho chồng tôi đón con về chơi thì có được không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Như vậy, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền hoặc tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Tòa án ra quyết định hạn chế quyền  của cha, mẹ đối với con chưa thành niên khi có yêu cầu của người có quyền theo quy định tại Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình 2014, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình để Tòa án ban hành quyết định này, hạn chế quyền của chồng bạn đối với con chưa thành niên.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn theo nguyện vọng của con           

– Các trường hợp bố được nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn

– Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

Người giám sát việc giám hộ được quy định như thế nào?

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn