Hàng hóa nhập từ nhà phân phối có cần hóa đơn đỏ không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 2 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng như sau:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi chung là bán hàng hóa, dịch vụ) tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam
2. Tổ chức nhận in hóa đơn.
3. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn''
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì hóa đơn bao gồm:
''b) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
c) Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
d) Các loại hóa đơn khác, gồm: Vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác nhưng có hình thức và nội dung quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.''
Như vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn kinh doanh của hàng sữa mẹ và bé, trong đó có nhập hàng hóa từ nhà phân phối chính thức, thì phải có hóa đơn giá trị gia tăng hay còn được gọi là hóa đơn đỏ để chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của cửa hàng bạn.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 89/2006/NĐ-CP:
"Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.''
Từ quy định tại Điều 11, Điều 12, Nghị định 89/2006/NĐ-CP, việc kinh doanh sữa mẹ và bé trong trường hợp này cần ghi nhãn hàng hóa với những nội dung sau đây:
– Tên hàng hoá;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
– Định lượng;
– Ngày sản xuất;
– Hạn sử dụng;
– Thành phần hoặc thành phần định lượng;
– Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Như vậy, giá cả hàng hóa không phải là nội dung bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa.
Hoạt động xuất hóa đơn trong siêu thịTrên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691