Hệ thống pháp luật

Hậu quả của việc lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL36602

Câu hỏi:

Thưa luật sư , em đang đi lao động bên  Nhật trước khi đi có người nhà ký một hợp đồng bảo lãnh rằng nếu em bỏ trốn khỏi nơi làm việc thì người nhà sẽ bị phạt 200 triệu đồng. Nay em đang làm ở công ty xây dựng ở Nhật họ bóc lột công việc vất vả lương thì thấp. Vậy cho em hỏi nếu em bỏ ra ngoài và xin được visa tị nạn bên này thì hợp đồng bảo lãnh có ảnh hưởng gì không ạ . Người nhà e có bị phạt không ạ. ? Mong quý luật sư giải đáp giúp em !

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

Căn cứ vào Điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy đinh: 

“1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.

3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.”

Như vậy, nếu như người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu kí hợp đồng bảo lãnh nhằm đảm bảo cho hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong trường hợp vi phạm hợp đồng  và gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp, dịch vụ, tổ chức sư nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người kí bảo lãnh sẽ phải bù đắp thiệt hại bằng tài sản của mình .

Bên cạnh đó căn cứ vào Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động  quy định trường hợp “bỏ trốn khỏi ơi đang làm việc theo hợp đồng” thì có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.

Nếu như hai bên đã kí kết hợp đồng lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên nếu người lao động vi phạm hợp đồng có một trong các hành vi trên thì ngoài việc phải bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng hai bên đã kí thì căn cứ theo Điều 35 Nghị định 95/2013NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thì người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu .

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Hình thức tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài

– Điều kiện người lao động được vay vốn ngân hàng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

– Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

Bỏ trốn khi công an triệu tập thì phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí

– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn