Hệ thống pháp luật

Hệ thống thang bảng lương trong đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38528

Câu hỏi:

Thưa Luật sư! Công ty của tôi là Đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước. Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hệ thống thang bảng lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP cho lực lượng viên chức và cán bộ chuyên môn và thang bảng lương 205/2004/NĐ-CP được áp cho lực lượng trực tiếp sản xuất. Nhưng hiện nay, Nghị định 205/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành. Theo hướng dẫn của Nghị định 49/2003/NĐ-CP hướng dẫn việc xây dựng thang bảng lương, nếu đơn vị chúng tôi xây dựng thang bảng lương này sẽ gặp khó khăn cho đơn vị vì: đối với lực lượng cán bộ viên chức, đang thực hiện theo Luật viên chức, hưởng lương theo NĐ 204/2004/NĐ-CP nếu xây dựng thang bảng lương mới như đúng nguyên tắc thị lực lương Viên chức sẽ hưởng lương như thế nào ? nếu chỉ thay đổi ở thang bảng lương trực tiếp thì mức lương đóng bảo hiểm của lực lượng trực tiếp sản xuất sẽ phải đóng cao hơn Viên chức, kể cả các cấp quản lý sẽ không công bằng. Nhờ được sự tư vấn của các Luật sư. Cảm ơn.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 47/2016/NĐ-CP

– Thông tư 05/2016/TT-BNV

2. Nội dung tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, bạn làm trong đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước thì theo quy định mới của pháp luật mức lương của bạn sẽ được áp dụng theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được hướng dẫn bởi Thông tư 05/2016/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, cụ thể tại Điều 3 Thông tư 05/2016/TT-BNV về cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí như sau: 

Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 47/2016/NĐ-CP)  để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:

a) Công thức tính mức lương:

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016

=

Mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng

x

Hệ số lương hiện hưởng

b) Công thức tính mức phụ cấp:

– Đối với các Khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016

=

Mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các Khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016

=

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 (nếu có)

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 05 năm 2016 (nếu có)

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

– Đối với các Khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

c) Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016

=

Mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng

x

Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)

2. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này:

Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:

Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2016

=

Mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng

x

Hệ số hoạt động phí theo quy định

3. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư này:

Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP.

4. Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư này:

a) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an;

b) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.”

>>> Luật sư tư vấn xây dựng thang lương cho đơn vị sự nghiệp: 024.6294.9155

Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội, tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khaonr bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xa hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định mới của pháp luật thì tiền lương để tính đóng bảo hiểm xã hội không thay đổi.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn