Hết hợp đồng thử việc có đương nhiên chuyển sang hợp đồng chính thức?
Ngày gửi: 17/10/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trước khi được tuyển dụng vào thành nhân viên chính thức của một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì người lao động thường đều phải trải qua giải đoạn thử việc. Vậy sau khi hết thời gian thử việc hay hết hợp đồng thử việc người lao động có được mặc nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động chính thức. Sau đây là các quy định của pháp luật về vấn đề này:
1. Nội dung của hợp đồng thử việc
– Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề thử việc trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức bằng hình thức ký kết hợp đồng lao động trong đó có các nội dung thử việc hoặc ký kết hợp đồng thử việc. Đối với trường hợp người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không thử việc.
– Hợp đồng thử việc bao gồm chủ yếu các nội dung sau:
Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; họ và tên, chức danh, chức vụ của người đại diện thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc ở bên phía người sử dụng lao động;
Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, giới tính, số Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu của người lao động, ngày cấp, nơi cấp;
Các quy định cụ thể về công việc và địa điểm làm việc của người lao động;
Thời gian thực hiện quá trình thử việc, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Các quy định về tiền lương bao gồm: mức lương dựa trên công việc hoặc dựa trên chức danh của người lao động, thời hạn thanh toán lương, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có. Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019, trong quá trình thử việc thì tiền lương của người lao động sẽ do hai bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau nhưng mức thấp nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó khi người lao động vào làm việc chính thức.
Các trang bị bảo hộ lao động, các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình làm việc cho người lao động.
2. Quy định về điểm kết thúc thử việc
Thời gian thử việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019, theo đó tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà hai bên người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thỏa thuận với nhau về thời gian cụ thể nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định của pháp luật về thời gian thử việc như sau:
– Thời gian thử việc không được quá 60 ngày trong trường hợp công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Thời gian thử việc không được quá 180 ngày trong trường hợp thử việc vào vị trí của những người quản lý doanh nghiệp tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, doanh nghiệp vốn đầu tư của nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Thời gian thử việc không được quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác so với các công việc nêu trên.
Mỗi người lao động chỉ được thử việc một lần cho một công việc mà không được kéo dài thêm thời gian thử việc cho chính công việc đó đối với người lao động kể cả khi người lao động chưa đảm bảo đủ yêu cầu.
Trong khoảng thời gian thử việc nêu trên, mỗi bên đều có quyền được đơn phương hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hủy bỏ hợp đồng lao động đã giao kết với nhau mà không cần phải báo trước cho bên kia và không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
3. Kết thúc thời gian thử việc
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải thông báo về đánh giá kết quả thử việc cho người lao động biết ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Việc thông báo có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng văn bản, lời nói, email,…Kết quả thử việc được đánh giá, xếp loại dựa trên các tiêu chí ban đầu do người sử dụng lao động đưa ra và thỏa thuận với người lao động.
– Nếu người lao động kết thúc thời gian thử việc có kết quả đạt yêu cầu:
Trường hợp trước đây hai bên ký kết hợp đồng thử việc thì bây giờ người sử dụng lao động và người lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động mới.
– Nếu người lao động kết thúc thời gian thử việc có kết quả không đạt yêu cầu: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc đã được giao kết giữa các bên sẽ chấm dứt hiệu lực.
Như vậy ta thấy sau khi kết thúc thời gian thử việc tức hợp đồng thử việc hết hạn thì sẽ không mặc nhiên chuyển sang loại hợp đồng lao động chính thức mà sẽ dựa vào kết quả đánh giá của người sử dụng lao động đối với quá trình thử việc của người lao động. Chỉ khi người lao động có kết quả đánh giá là đạt yêu cầu sau khi hết thời gian thử việc thì mới được ký kết hợp đồng lao động.
4. Xử lý hành vi vi phạm các quy định về thử việc
Các vi phạm về thử việc được xử lý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau:
Không tiến hành thông báo về nội dung của kết quả công việc mà người lao động đã làm thử theo như quy định của pháp luật;
Đối với loại hợp đồng lao động theo mùa vụ mà người sử dụng lao động có yêu cầu người lao động phải thử việc. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc bằng văn bản không?– Áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau:
Để cho người lao động thử việc vượt quá số thời gian mà pháp luật quy định;
Có yêu cầu đối với người lao động về việc thử việc quá 01 lần cho một công việc;
Không tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc mà người lao động đó vẫn tiếp tục làm việc. Biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi này là buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Thực hiện việc trả lương cho người lao động dưới 85% so với mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc.
Biện pháp khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm ở mức xử phạt này là buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
5. Mẫu hợp đồng thử việc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lao động thử việc có phải nộp thuế TNCN? Tính thuế TNCN trong giai đoạn thử việc?———-o0o———-
HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Hôm nay ngày…… tháng…… năm……. tại………
Bên A, người sử dụng lao động:
Ông/bà: ………
Chức vụ, chức danh: ………
Đại diện cho: ………
Địa chỉ: ………
Tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương?Và
Bên B, người lao động:
Ông/bà: ……
Ngày, tháng, năm sinh: ………..
Nơi cư trú:………
Số Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu số: ……. ngày cấp …… nơi cấp…..=
Thoả thuận ký kết Hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Ông (bà) ……….. làm việc theo loại Hợp đồng thử việc có thời gian là… tháng kể từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm …….
Mang thai có phải báo với công ty? Bầu khi đang thử việc có bị đuổi việc?Tại địa điểm: ………
Chức danh chuyên môn: ………
Công việc chính bao gồm:…………
Điều 2: Chế độ làm việc:
– Thời giờ làm việc: 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần. Ca làm buổi sáng từ 8h đến 12h, buổi chiều từ 13h30′ đến 17h30′.
– Nghỉ hàng tuần: 01 ngày Chủ Nhật.
– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: Nghĩa vụ và các quyền lợi của người lao động:
1. Quyền lợi:
– Mức lương thử việc:
– Phụ cấp:
– Hình thức trả lương: Trả 01 lần vào ngày 15 hàng tháng.
– Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc;
– Chế độ đào tạo: dựa trên quy định của Công ty và yêu cầu của công việc. Được cử người hướng dẫn trong quá trình thử việc, đảm bảo các quyền lợi khác tương tự như những nhân viên chính thức.
– Được sắp xếp công việc theo đúng yêu cầu, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Không phải làm thêm giờ, làm tăng ca.
– Được nhận vào làm việc chính thức nếu sau khi kết thúc thời hạn thử việc và đạt yêu cầu theo quy định của công ty.
– Có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc này bất cứ lúc nào với bất cứ lý do gì mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động.
2. Nghĩa vụ:
– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc trong Hợp đồng;
– Nộp bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ có thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp (các văn bằng, chứng chỉ có trình độ cao nhất theo đúng chức danh chuyên môn) cho Công ty ngay sau khi ký hợp đồng thử việc này.
– Chấp hành các quy định về nội quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động của công ty.
– Không được tiết lộ các thông tin về khách hàng, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của công ty nếu có trong thời hạn 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng thử việc này mà không ký hợp đồng lao động chính thức.
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động:
1. Nghĩa vụ:
– Bảo đảm về việc làm cho người lao động và thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng;
– Trả lương và các phụ cấp khác nếu có đầy đủ, đúng thời hạn; đảm bảo các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này.
– Đảm bảo các điều kiện về an toàn, bảo hộ lao động trong quá trình người lao động làm việc.
– Thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết sau khi hết thời hạn thử việc theo quy định của hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng lao động chính thức nếu người lao động đủ điều kiện và vẫn tiếp tục đi làm sau khi hết hạn hợp đồng thử việc.
2. Quyền hạn:
– Điều hành, huy động người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc);
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng thử việc, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.
Điều 5: Điều khoản thi hành:
– Đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thử việc mà không được quy định trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và quy định của pháp luật;
– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản, mỗi bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm ….
Người lao động Người sử dụng lao động
Ký, ghi rõ họ tên Ký tên, đóng dấu
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691