Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
-------

 

Số: 11/2010/SL-LPQT

Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2010

 

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ký tại Mát-xcơ-va ngày 27 tháng 10 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 22 tháng 02 năm 2010.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh Nguyệt

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, sau đây gọi là các Bên;

Trên cơ sở các nguyên tắc được đề cập trong Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký kết ngày 16/6/1994;

Phù hợp Tuyên bố giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật ngày 24/11/997;

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển hợp tác cùng có lợi giữa hai Nhà nước;

Hướng tới việc phát triển hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

Mong muốn tạo điều kiện phát triển việc hợp tác đó trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi;

Ghi nhận sự cần thiết phối hợp hành động nhằm ngăn chặn và chấm dứt xâm phạm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Hiệp định này quy định những nguyên tắc chung về hợp tác của các Bên trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 2. Với mục đích của Hiệp định này, các khái niệm sau đây được sử dụng:

“Sở hữu trí tuệ” được hiểu theo nghĩa nêu trong Điều 2 của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới được ký kết tại Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967, được sửa đổi ngày 02 tháng 10 năm 1979;

“Sở hữu công nghiệp” được hiểu theo nghĩa nêu tại Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp ký ngày 20 tháng 3 năm 1883, được sửa đổi tại Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967 và sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979;

“Thông tin bí mật” là thông tin có giá trị thương mại thực sự hoặc tiềm năng do người thứ ba không biết, không được pháp luật cho phép tự do tiếp cận và người sở hữu thông tin đó áp dụng các biện pháp bảo mật, bảo đảm cả thông tin về khoa học – kỹ thuật, công nghệ, sản xuất là bí quyết (know how) sản xuất.

Điều 3. Các Bên dành cho nhau sự bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với pháp luật và quy định của Nhà nước mình, cũng như với các điều ước quốc tế mà cả hai Nhà nước của các Bên đều là thành viên.

Điều 4. Việc hợp tác của các Bên trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng các hình thức sau đây, bên cạnh các hình thức khác:

- Xem xét để đưa ra các giải pháp cùng được chấp nhận về các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Trao đổi thông tin về các văn bản pháp luật và quy phạm khác của Nhà nước hai Bên, các tài liệu giảng dạy, phương pháp luận và các tài liệu đặc biệt khác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Phối hợp tổ chức nghiên cứu khoa học chung, hội thảo và hội nghị về các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Phối hợp đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ;

- Thực hiện các hình thức hợp tác khác được cơ quan có thẩm quyền của các Bên thống nhất phù hợp với đến Điều 1 và Điều 6 của Hiệp định này.

Điều 5. Các Bên đưa vào các hiệp định song phương về hợp tác kinh tế – thương mại và khoa học – kỹ thuật các điều khoản về bảo đảm bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, phân chia quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra và/hoặc được chuyển giao trong quá trình hợp tác này, kể cả quyền sở hữu trí tuệ nhận được trước hoặc ngoài phạm vi hợp tác đó, có tính đến các yếu tố khác nhau, trong đó có:

- Hình thức và phạm vi sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trên lãnh thổ quốc gia các Bên và trên lãnh thổ các quốc gia thứ ba;

- Dự định, nghĩa vụ và khả năng của Nhà nước các Bên trong việc bảo đảm sự bảo hộ pháp lý cần thiết đối với quyền sở hữu trí tuệ;

- Điều kiện và thủ tục chuyển giao, trao đổi và công bố các thông tin về kết quả thu được trong khuôn khổ hợp tác, là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

- Các biện pháp nhằm bảo đảm bí mật thông tin, cũng như điều kiện và trình tự tiếp cận thông tin bí mật;

- Trình tự nộp đơn đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ;

- Trình tự và điều kiện tiếp nhận các nhà nghiên cứu và các học giả trong khuôn khổ hiệp định về hợp tác kinh tế và khoa học – kỹ thuật, trong đó có quyền của họ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ được tạo ra trong quá trình nghiên cứu chung.

Điều 6. Để phối hợp hành động trong khuôn khổ Hiệp định này các Bên chỉ định cơ quan thực hiện có thẩm quyền như sau:

- Về phía Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ;

- Về phía Liên bang Nga là Cơ quan Sở hữu trí tuệ, Sáng chế và Nhãn hiệu liên bang.

Điều 7. Hiệp định này không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên, phát sinh từ các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga là thành viên.

Điều 8. Hiệp định này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên.

Điều 9. Bất kỳ bất đồng nào giữa các Bên trong việc giải thích và áp dụng các điều khoản của Hiệp định này đều được giải quyết thông qua trao đổi ý kiến giữa các cơ quan có thẩm quyền của các Bên.

Điều 10. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày nhận được theo kênh ngoại giao văn bản thông báo sau cùng về việc các thủ tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực đã được các Bên hoàn tất.

Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn 5 (năm) năm và sẽ tự động được gia hạn cho các kỳ hạn 5 (năm) năm tiếp theo, nếu một trong các Bên không thông báo theo kênh ngoại giao cho Bên kia về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định ít nhất 6 (sáu) tháng trước khi kết thúc mỗi kỳ hạn hiệu lực của Hiệp định.

Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực, nếu các Bên không có thỏa thuận khác.

Làm tại Mát-xcơ-va ngày 27 tháng 10 năm 2008 thành 2 bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau, văn bản bằng tiếng Anh sẽ được dùng để giải thích.

 

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




Trần Quốc Thắng

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA
LÃNH ĐẠO CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LIÊN BANG





Bô Rítx Pê-Trô-Vich Xi Mô-Nốv

 

AGREEMENT

BETWEEN
THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
AND
THE GOVERNMENT OF THE RUSSIAN FEDERATION
ON
COOPERATION IN THE FIELD OF PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS

The Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the Russian Federation hereinafter referred to as “Parties”,

ADHERING to the agreement on the Basic Principles of Relationships between the Socialist Republic of Vietnam and the Russian Federation signed on 16 June 1994;

GUIDED by the Declaration of the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the Russian Federation on Promotion of Economic-Commercial and Scientific-Technical Cooperation signed on 24 November 1997;

RECOGNIZING the importance of effective protection of intellectual property rights for the development of mutually beneficial cooperation between the two States;

AIMING at enhancing the cooperation in the field of protection of intellectual property rights;

DESIRING to promote such cooperation on the basis of the principles of equality and mutual benefit;

TAKING INTO CONSIDERATION the necessity to coordinate actions for preventing and suppressing infringement of intellectual property rights;

HAVE AGREED as follows:

Article 1

This present Agreement sets forth basic principles of cooperation between the Parties in the field of protection of intellectual property rights.

Article 2

For the purposes of the present Agreement the following definitions shall apply:

"Intellectual property" is understood as described in Article 2 of the Convention establishing the World Intellectual Property Organization done at Stockholm on 14 July 1967, and as amended on 02 October 1979;

"Industrial Property" is understood as described in Article 1 of the Paris Convention on Industrial property protection signed on 20 March 1883, as amended at Stockholm on 14 July 1967 and on 28 September 1979;

"Confidential Information" means information of real or potential commercial value due to the fact that it is unknown to third person, the access to which is legally restricted and the owner of which takes measures to ensure its confidentiality, including scientific-technical, technological and production information constituting secret of production (know how).

Article 3

The Parties shall accord to each other effective protection of intellectual property rights in accordance with their respective national laws and regulations as well as international treaties to which both State of the Parties are participants.

Article 4

The cooperation of the Parties in field of protection of intellectual property rights shall be conducted, inter alia, by means of:

- Consideration and proposal of mutually acceptable solutions for issues concerning intellectual property rights protection;

- Exchange of information and experience in the field of intellectual property rights protection;

- Exchange of information about legal documents and related regulations of the Parties’ States, teaching materials, methodologies and other special documents related to intellectual property rights protection;

- Coordinate in organization of joint scientific researches, seminars and conferences on intellectual property rights protection;

- Coordinate in human resource training and improving qualifications of professional staff;

- Implementation of other forms of cooperation authorized by the Parties’ competent agencies taking into account Article 1 and Article 6 of the present Agreement.

Article 5

The Parties shall incorporate in bilateral agreements on cooperation in economic – commercial and scientific-technical fields provisions on ensuring intellectual property protection, allocation of intellectual property rights created and/or transferred in the course of such cooperation, including intellectual property rights created prior to or outside the framework of such cooperation taking into account different factors, including:

- Form and scope of use of the intellectual property rights in the territory of each Party’s State and the territory of third States;

- Intention, obligations and the capabilities of each Party’s State to ensure the necessary legal protection for intellectual property rights;

- Conditions and procedures of transfer, exchange and publication of information on the results obtained within the framework of cooperation which are subject matters of intellectual property rights;

- Measures to ensure the confidentiality of information as well as conditions and order of access to confidential information;

- Order of filing applications for registration of subject matters of intellectual property;

- Order and conditions for receiving researchers and scientists within the framework of agreements on economic, scientific and technical cooperation, including their rights to the intellectual property created in the course of joint researches.

Article 6

For the purpose of coordination of cooperation within the framework of the present Agreement, the Parties designate, as competent agencies:

- On the part of the Socialist Republic of Vietnam: the National Office of Intellectual Property of Vietnam;

- On the part of the Russian Federation: the Federal Service for Intellectual Property, Patents and Trademarks.

Article 7

The present Agreement shall not prejudice the rights and obligations of the Parties under other international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam and the Vietnam and the Russia Federation are participants.

Article 8

The present Agreement may be amended according to the Parties’ written agreement.

Article 9

Any disagreement between the Parties arising from interpretation and implementation of provisions of the present Agreement shall be resolved through bilateral consultations between the Parties’ competent agencies.

Article 10

The present Agreement shall enter into force on the date of receipt through diplomatic channels of the latest written notification that internal procedures required for its entry into force have been completed by the Parties.

The present Agreement shall remain in force for a period of 5 (five) years and shall be automatically extended for consecutive periods of 5 (five) years unless either Party notifies the other Party in writing through diplomatic channel of its intention to terminate the present Agreement at least 6 (six) months prior to the expiration of each consecutive effective period of the present Agreement.

The termination of the present Agreement shall not prejudice the fulfillment of the obligations of the Parties arising within the effective period of the present Agreement unless otherwise agreed by the Parties.

DONE in Moscow on 27 October 2008 in two originals, each in Vietnamese, Russian, and English languages, all text being equally authentic. In case of divergence, the English text shall be operative for the purposes of interpretation.

 

For the Government
of the Socialist Republic of Vietnam




Tran Quoc Thang

For the Government
of Russian Federation




Boris Petrovich Cimonov