HIỆP ƯỚC
KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Các Quốc gia ký kết Hiệp ước sau đây được gọi là “Các Quốc gia tham gia Hiệp ước”.
Xét thấy sự hủy diệt do một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra đối với toàn thể nhân loại và sự cần thiết tất yếu có thể tập trung mọi cố gắng để ngăn ngừa hiểm họa của một cuộc chiến tranh như vậy và tiến hành mọi biện pháp để bảo vệ an ninh cho nhân loại.
Tin tưởng rằng sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể tác động nghiêm trọng đến mối đe dọa chiến tranh hạt nhân,
Phù hợp với Nghị quyết của Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi ký kết một thỏa thuận về ngăn ngừa sự truyền bá vũ khí hạt nhân rộng rãi hơn.
Thực hiện sự hợp tác tạo điều kiện cho việc áp dụng các bảo đảm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế với các hoạt động hạt nhân vì hòa bình.
Thể hiện sự ủng hộ của mình đối với việc nghiên cứu, phát triển và sự cố gắng nhằm đẩy mạnh việc áp dụng nguyên tắc, trong khuôn khổ hệ thống bảo đảm nguyên tắc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, bảo đảm có hiệu quả các vật liệu nguồn và vật liệu phân hạch đặc biệt bằng việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật khác tại các thời điểm chiến lược nhất định.
Khẳng định nguyên tắc rằng các lợi ích của việc ứng dụng hòa bình công nghệ hạt nhân, kể cả mọi sản phẩm phụ mang tính công nghệ có thể do các Quốc gia có vũ khí hạt nhân thu hồi được từ quá trình phát triển các thiết bị nổ hạt nhân, đều được sẵn sàng để tất cả các Quốc gia tham gia Hiệp ước, dù có vũ khí hạt nhân hay không có vũ khí hạt nhân, sử dụng cho mục đích hòa bình.
Tin tưởng rằng, trong khuôn khổ nguyên tắc này, tất cả các Quốc gia tham gia Hiệp ước đều được phép tham gia với khả năng đầy đủ nhất vào việc trao đổi thông tin và đóng góp bằng cách riêng rẽ hoặc bằng cách hợp tác với các Quốc gia khác vào việc phát triển hơn nữa các ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình.
Thể hiện ý định của mình để đạt được sớm nhất việc ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và thực hiện những biện pháp có hiệu quả nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân,
Khuyến khích sự hợp tác của tất cả các Quốc gia để đạt được mục tiêu này,
Kêu gọi sự quyết tâm của tất cả các Quốc gia thành viên Hiệp ước năm 1963 về cấm thử vũ khí hạt nhân trên mặt đất, ngoài vũ trụ và dưới nước nhằm tiến đến việc ngừng các vụ nổ vũ khí hạt nhân thử nghiệm ở mọi thời điểm và tiếp tục các cuộc thương lượng về vấn đề này.
Mong muốn làm dịu bớt hơn nữa sự căng thẳng Quốc tế và tăng cường sự tin tưởng giữa các Quốc gia nhằm tạo điều kiện cho việc ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân, thanh lý tất cả các kho dự trữ hiện có, và loại trừ vũ khí hạt nhân ra khỏi kho chứa vũ khí Quốc gia vào tạo điều kiện cho việc chuyển giao vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước về giải trừ toàn bộ và đầy đủ dưới sự giám sát quốc tế chặt chẽ và có hiệu quả.
Nhấn mạnh rằng, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, trong quan hệ quốc tế của mình, các Quốc gia phải tránh việc đe dọa hoặc sử dụng bạo lực để chống lại chủ quyền lãnh thổ hay độc lập về chính trị của bất kỳ Quốc gia nào hoặc bằng bất cứ cách nào khác không trung thành với mục đích của Liên hiệp quốc, và nhấn mạnh rằng việc thiết lập và duy trì nền hòa bình và an ninh quốc tế cần được tăng cường với sự tiêu hao ít nhất sức người và sức của cho việc trang bị vũ khí.
Đã thỏa thuận như sau:
Từng Quốc gia hạt nhân tham gia Hiệp ước cam kết không chuyển giao cho bất kỳ Quốc gia nào dù là vũ khí hạt nhân hay thiết bị nổ hạt nhân hoặc trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát các vũ khí hay chất nổ như vậy, và không giúp đỡ, khuyến khích hay xúi dục bằng bất kỳ cách nào, bất kỳ Quốc gia phi hạt nhân nào về chế tạo, yêu cầu vũ khí hạt nhân hay các thiết bị nổ hạt nhân hoặc kiểm soát các thiết bị nổ hạt nhân hay vũ khí hạt nhân như vậy.
Từng Quốc gia hạt nhân tham gia Hiệp ước cam kết không nhận chuyển giao từ bất kỳ nguồn nào vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân hoặc quyền kiểm soát các thiết bị nổ hạt nhân hay vũ khí hạt nhân đó một cách trực tếp hay gián tiếp; không chế tạo hay tìm cách để có vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân; và không yêu cầu hay nhận trợ giúp để chế tạo vũ khí hạt nhân hay các thiết bị nổ hạt nhân khác.
1. Từng Quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước cam kết chấp nhận bảo đảm theo như ghi trong thỏa thuận được thương lượng và ký kết với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế và hệ thống bảo đảm của cơ quan, vì mục đích kiểm tra đặc biệt việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hiệp ước này nhằm ngăn ngừa việc chuyển hướng sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân sang chế tạo vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác. Các biện pháp bảo đảm mà điều khoản này đưa ra sẽ được thực hiện đối với nguồn hoặc vật liệu hạt nhân phân hạch đặc biệt xem chúng có được chế tạo, xử lý hay sử dụng trong một cơ sở hạt nhân chính hay ngoài cơ sở đó. Bảo đảm do điều khoản này đưa ra sẽ được áp dụng đối với mọi nguồn hoặc vật liệu hạt nhân phân hạch đặc biệt trong mọi hoạt động hạt nhân vì hòa bình, trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia, trong phạm vi quyền hạn Quốc gia đó hoặc được tiến hành ở bất kỳ nơi nào trong phạm vi kiểm soát của Quốc gia đó.
2. Từng Quốc gia tham gia Hiệp ước cam kết không cung cấp:
a) Nguồn hoặc vật liệu hạt nhân phân hạch đặc biệt; hoặc
b) Thiết bị hoặc vật liệu được thiết kế hoặc chuẩn bị đặc biệt cho xử lý, sử dụng hoặc sản xuất vật liệu phân hạch đặc biệt cho bất kỳ Quốc gia phi hạt nhân nào dùng cho mục đích hòa bình, trừ khi nguồn hay vật liệu phân hạch đặc biệt là đối tượng của bảo đảm được yêu cầu bởi điều khoản này;
3. Các bảo đảm được yêu cầu bởi điều khoản này sẽ được thực hiện theo cách được xây dựng để phù hợp với Điều khoản IV của Hiệp ước, và để tránh cản trở đối với việc phát triển kinh tế và công nghệ của các Quốc gia tham gia Hiệp ước hay sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động hạt nhân hòa bình, kể cả việc trao đổi quốc tế về thiết bị hay vật liệu hạt nhân để xử lý, sử dụng hoặc sản xuất vật liệu hạt nhân cho các mục đích hòa bình phù hợp với các điều kiện của Điều khoản này và nguyên tắc bảo đảm ghi trong lời mở đầu của Hiệp ước.
4. Các Quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước sẽ ký kết các thỏa thuạn với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của Điều khoản này hoặc bằng cách riêng rẽ hoặc cùng với các Quốc gia khác phù hợp với điều lệ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế. Thương lượng về các thảo thuận như vậy sẽ được bắt đầu trong vòng 180 ngày, thương lượng cho các thỏa thuận như vậy sẽ bắt đầu không chậm hơn ngày có văn kiện phê chuển hay bổ sung. Các thỏa thuận đó sẽ có hiệu lực không quá 18 tháng sau ngày bắt đầu thương lượng.
1. Không có Điều nào trong Hiệp ước này được xem là có ảnh hưởng đến quyền bất khả nhượng của mọi quốc gia tham gia Hiệp ước về phát triển nghiên cứu, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình không nhân biệt và phù hợp Điều khoản I và II của Hiệp ước này.
2. Mọi quốc gia tham gia Hiệp ước cam kết tạo điều kiện và có quyền tham gia vào các việc trao đổi, với khả năng đầy đủ nhất, về thiết bị, vật liệu và thông tin khoa học công nghệ cho việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân. Các Quốc gia tham gia Hiệp ước, trong khi làm như vậy sẽ hợp tác để đóng góp, bằng cách riêng rẽ hay cùng với các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế khác, vào việc phát triển các ứng dụng năng lượng hạt nhân vào các mục đích hòa bình, đặc biệt trong lãnh thổ các quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước, vào việc xem xét thích hợp về sự cần thiết của các khu vực đang phát triển trên thế giới.
Từng quốc gia tham gia Hiệp ước cam kết tiến hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng, theo như Hiệp ước này, dưới sự quan sát quốc tế thích hợp và thông qua các thể thức quốc tế thích hợp, các lợi ích tiềm tàng có được từ mọi ứng dụng của các vụ nổ hạt nhân sẽ được sẵn sàng để các quốc gia phi hạt nhân sử dụng trên cơ sở không phân biệt và phí tổn mà các quốc gia này phải trả cho các thiết bị nổ hạt nhân đã dùng sẽ ở mức thấp nhất có thể được, và không tính bất kỳ chi phí nào cho nghiên cứu và phát triển. Các quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước cùng mong muốn như vậy cũng có thể sử dụng các lợi ích đó theo các thỏa thuận song phương.
Từng quốc gia tham gia Hiệp ước cam kết tiếp tục một cách vô tư và thiện chí các cuộc thương lượng về các giải pháp có hiệu quả liên quan đến việc sớm ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và giải trừ toàn bộ hạt nhân dưới sự kiểm soát quốc tế chặt chẽ và có hiệu quả.
Không có Điều khoản nào trong Hiệp ước này ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ nhóm Quốc gia nào có ký các Hiệp định vùng về đảm bảo hoàn toàn phi vũ khí hạt nhân trong phạm vi chủ quyền của mình.
1. Bất kỳ một bên nào tham gia Hiệp ước đều có thể đề nghị các sửa đổi đối với Hiệp ước. Văn bản mọi đề nghị sửa đổi cần được gửi cho các Chính phủ sở hữu Hiệp ước để thông báo cho tất cả các quốc gia tham gia Hiệp ước có yêu cầu sửa đổi như vậy, các Chính phủ sở hữu Hiệp ước tổ chức một hội nghị mời tất cả các quốc gia tham gia Hiệp ước tham dự để xem xét sửa đổi.
2. Mọi sửa đổi đối với Hiệp ước phải được thông qua với đa số phiếu của tất cả các Quốc gia tham gia Hiệp ước bao gồm phiếu của tất cả các Quốc gia tham gia Hiệp ước và các Quốc gia khác mà vào ngày sửa đổi được thông báo thì các Quốc gia đó đang là thành viên Hội đồng thống đốc của IAEA. Sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với mỗi Quốc gia ủy thác văn bản phê chuẩn ngay khi văn bản phê chuẩn được đa số các Quốc gia tham gia Hiệp ước gửi đến bao gồm văn bản của các quốc gia hạt nhân và của các Quốc gia khác mà vào thời điểm sửa đổi thông báo thì các quốc gia đó đang là thành viên khác kể từ khi văn bản phê chuẩn được ủy thác.
3. Năm năm sau khi Hiệp ước có hiệu lực, một Hội nghị toàn thể các Quốc gia tham gia Hiệp ước được tổ chức tại Genevơ, Thụy Sĩ , để xem xét quá trình hoạt động của Hiệp ước nhằm bảo đảm rằng các mục tiêu ghi ở lời mở đầu và các Điều khoản của Hiệp ước, bằng cách đề nghị với các Chính phủ sở hữu, có thể tổ chức Hội nghị với cùng một mục đích nhằm xem xét quá trình thực hiện Hiệp ước.
1. Hiệp ước này sẽ được mở rộng công khai để các Quốc gia ký kết. Bất kỳ Quốc gia nào chưa ký kết Hiệp ước trước khi Hiệp ước có hiệu lực theo mục 3 Điều khoản này đều có thể tán thành Hiệp ước bất kỳ lúc nào.
2. Hiệp ước này sẽ được các Quốc gia ký kết phê chuẩn, Văn kiện phê chuẩn và sửa đổi sẽ được gửi cho các Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ai len, LBCHCHCN Xô Viết và Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là các Chính phủ được chỉ định là Chính phủ sở hữu Hiệp ước.
3. Hiệp ước này sẽ có hiệu lực sau khi được phê chuẩn bởi các quốc gia, các Chính phủ được chỉ định là Chính phủ sở hữu Hiệp ước và 10 Quốc gia khác ký kết Hiệp ước và ủy thác văn kiện phê chuẩn. Với mục đích của Hiệp ước này, một Quốc gia hạt nhân là một quốc gia đã chế tạo và nổ một vũ khí hạt nhân hay các thiết bị nổ hạt nhân khác trước ngày 01/01/1967.
4. Đối với các Quốc gia ủy thác văn kiện phê chuẩn hoặc bổ sung sau khi Hiệp ước đã có hiệu lực thì hiệu lực sẽ bắt đầu từ ngày văn kiện phê chuẩn hoặc bổ sung đó được ủy thác.
5. Các Chính phủ sở hữu sẽ thông báo ngay cho các Quốc gia ký kết, ngày nhận được văn kiện phê chuẩn hay bổ sung của từng Quốc gia này, Hiệp ước có hiệu lực và ngày nhận được đề nghị tổ chức Hội nghị hoặc các thông tin khác.
6. Hiệp ước này sẽ được các Chính phủ sở hữu đăng ký theo Điều khoản 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc.
1. Từng quốc gia, thực hiện chủ quyền lãnh thổ của mình, có quyền rút lui khỏi Hiệp ước nếu thấy rằng các sự kiện bất thường liên quan đến các vấn đề của Hiệp ước này đã gây phương hại cho quyền lợi tối cao của Quốc gia mình. Quốc gia đó sẽ thông báo về việc rút lui trước 3 tháng cho các quốc gia khác và Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Thông báo đó sẽ bao gồm một văn bản tuyên bố về các sự kiện bất thường mà quốc gia đó xem là có phương hại đối với chủ quyền tối cao của mình.
2. Hai mươi lăm năm sau khi Hiệp ước có hiệu lực một hội nghị sẽ được tổ chức để xem xét, quyết định việc Hiệp ước sẽ tiếp tục vô thời hạn hay chỉ kéo dài thêm một hay nhiều kỳ hạn 5 năm. Việc quyết định là do đa số các quốc gia tham gia Hiệp ước.
Hiệp ước này với các văn bản bằng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc đều có giá trị ngang nhau, sẽ được lưu trữ tại kho lưu trữ của các Quốc gia sở hữu gửi cho các Quốc gia ký kết và tán thành Hiệp ước.
ĐỂ CHỨNG THỰC, những người tham gia ký, sau khi đã được ủy quyền đầy đủ đã ký vào Hiệp ước này.
GỒM (ba bản), đặt tại London, Moscow và Washington,
Ngày 01 tháng 7 năm 1968.
- 1 Thông tư 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định về áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Hiệp định về việc áp dụng thanh sát liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Chính phủ Việt Nam và Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế
- 1 Thông tư 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định về áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Hiệp định về việc áp dụng thanh sát liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Chính phủ Việt Nam và Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế