Thủ tục hành chính: Hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại nguy hiểm - Kiên Giang
Thông tin
Số hồ sơ: | T-KGI-140718-TT |
Cơ quan hành chính: | Kiên Giang |
Lĩnh vực: | Chế độ - chính sách |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Phòng Lao động và Thương binh xã hội cấp huyện |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Ủy ban nhân dân cấp xã |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | Văn bản không quy định thời gian |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Văn bản chấp thuận |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Gia đình hoặc bản thân trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm phải làm đơn đề nghị và cam kết không tái đi lang thang hoặc lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm. Đơn đề nghị phải có ý kiến xác nhận của trưởng khu phố, ấp hoặc tổ trưởng tổ dân phố. Sau đó gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét. |
Bước 2: | Căn cứ đơn đề nghị của gia đình hoặc bản thân trẻ em, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét và có ý kiến đề nghị. Sau đó gửi về phòng Lao động – TB&XH cấp huyện để giải quyết. |
Bước 3: | Cán bộ LĐTB&XH cấp xã nộp hồ sơ tại phòng LĐTB&XH cấp huyện. Cán bộ phòng Lao động- TB&XH kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi. - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thì cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn và trả hồ sơ về cho cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã bổ sung. |
Bước 4: | Cán bộ Chính sách- Xã hội phòng Lao động- TB&XH cấp huyện kiểm tra xem xét, đối chiếu với hồ sơ trẻ em thuộc phạm vi đề án được giao quản lý, nếu đảm bảo khớp đúng thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định.
* Lưu ý các trường hợp sau: + Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục không phải làm đơn, căn cứ hồ sơ trẻ em và giấy giám định tổn thương của cơ quan y tế nhà nước có thẩm quyền, Phòng lao động – TB&XH cấp huyện làm thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định. + Đối với trẻ em bị tai nạn lao động hoặc bị xâm hại tình dục ngoài các khoản được hỗ trợ trên còn được xem xét hỗ trợ các chi phí về tiền thuốc, khám, chữa trị, điều trị phục hồi các tổn thương về tâm lý, sức khỏe. Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước. + Đối với trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tìch hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng theo quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Trẻ em bị xâm hại tình dục | |
Trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm |
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ trẻ em (phụ lục số 01) |
Đơn đề nghị chi hỗ trợ trẻ em thuộc Chương trình 19 (phụ lục số 02) |
Số bộ hồ sơ: 2 bộ |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại nguy hiểm - Kiên Giang
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!