Hệ thống pháp luật

Hoạt động thanh tra chuyên ngành

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL34248

Câu hỏi:

Các vấn đề cơ bản về hoạt động của thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hoạt động thanh tra chuyên ngành  được quy định tại Khoản 3 Luật Thanh tra 2010:  “là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”

Đối tượng chịu sự thanh tra kiểm tra đa dạng, phức tạp với sự gia tăng về số lượng các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội đều có các cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về từng lĩnh vực phải được tiến hành chuyên sâu, do các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện. Tổ chức và hoạt động nó thường do Chính phủ quy định trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành và phụ thuộc vài tính chất, phạm vi, đặc điểm của từng bộ, ngành đó (lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực y tế, tài chính v.v…).

Về chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành : thuộc ngành lĩnh vực chuyên môn và cơ quan được giao thực hiện  chức năng thanh tra bất kì. Luật thanh tra năm 2010 quy định chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành là thanh tra  bộ, thanh tra sở, thanh tra cục, tổng cục và chi cục thuộc sở . Thanh tra chuyên  yếu ngành có thể tổ chức đoàn hoặc có thể được thực hiện bởi thanh tra viên độc lập và trên cơ sở sự phân công nhiệm vụ.

Đối tượng thanh tra chuyên ngành là bất kì cơ quan tổ chức, cá nhân nào thực hiện công việc liên quan đến hoạt động quản lí chuyên môn và trong phạm vi của cơ quan quản lí ngành lĩnh vực chủ yếu là khu vực tư, ví dụ: thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra chất lượng mũ bảo hiểm xe máy, thanh tra việc khám chữa bệnh, v.v… Xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

Phạm vi thanh tra chuyên ngành luôn bị giới hạn bởi ngành lĩnh vực quản lí chính sách nhà nước, quy định pháp luật, các quy định chuyên môn có tính chất kĩ thuật với mục đích hướng tới việc kiểm soát hoạt động, bảo đảm sự chấp hành chính sách, pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức cá nhân, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước bảo đảm sự trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155  

Hoạt động thanh tra chuyên ngành có thể được thực hiện thông qua đoàn thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện. Hoạt động thanh tra không chỉ theo chương trình, kế hoạch hay thanh tra đột xuất mà còn được thực hiện thường xuyên.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn