Hệ thống pháp luật

Hỏi về điều kiện và thủ tục ly hôn

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35322

Câu hỏi:

Em lấy chồng được hai năm và hiện đang có một con gái hơn 8 tháng tuổi. Em đang muốn ly hôn chồng vì nhiều lý do: chồng gia trưởng, lăng nhăng, tiền làm được bao nhiêu cũng không đưa cho vợ mà đưa hết cho mẹ quản lý, ​ăn chơi nợ nần. Thêm nữa là bố mẹ chồng sống quá khó tính và không coi ông bà nội, các cô bác ra gì… Gia đình xảy ra cãi nhau, chồng em đánh cả chú và nói những lười rất vô lễ với bác ruột, các cô chú. Như thế mà bố mẹ chồng vẫn bênh chồng em được. Em không chấp nhận được con người như thế, và cũng không muốn sống trong một gia đình như này.  Em đang muốn ly hôn. Anh/Chị có thể cho em hỏi về thủ tục ly hôn, mất bao nhiêu lâu thì em mới có thể ly hôn được? Và quyền nuôi con thì như thế nào? Em có cần phải đưa ra bằng chứng gì chứng minh cho lý do mình muốn ly hôn không? Đã có mấy lần em đòi ly hôn và mỗi lần như thế mẹ chồng và chồng em đều không cho em mang con theo và tự ý bế con em về nhà chồng và bảo trong thời gian chờ tòa giải quyết em không được phép mang con đi theo. Em không biết nên làm thế nào. Em đã chứng kiến có trường hợp phải mất 1-2 năm mới giải quyết xong. Em mà xa con lâu như thế thì không thể chờ được. Mong anh/chị tư vấn giúp em!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khoản 1, Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Như vậy, nếu muốn được Tòa án giải quyết việc ly hôn thì trước hết bạn phải đưa ra được những căn cứ như chồng bạn vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được, chẳng hạn dựa vào những tình tiết mà bạn đã nêu trên như: chồng có quan hệ với người phụ nữ khác, chồng không chịu trách nhiệm chung với vấn đề tài chính của gia đình… Còn các tình tiết liên quan đến bố mẹ và họ hàng nhà chồng sẽ không có nhiều ý nghĩa để tác động đến giải quyết việc ly hôn. Bởi lẽ, hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Về thủ tục ly hôn đơn phương: Bạn cần nộp hồ sơ khởi kiện về việc ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà chồng bạn đang cư trú, làm việc. Hồ sơ khởi kiện phải đầy đủ các giấy tờ sau:

– Đơn xin ly hôn.

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực).

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực).

– Chứng từ về các tài sản chung.

Về thời gian giải quyết, theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì:

– Thời gian chuẩn bị xét xử: không quá 4 tháng. Nếu có tính chất phức tạp hoặc trở ngại thì được gia hạn thêm không quá 2 tháng.

– Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên là 2 tháng.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Về quyền nuôi con trong thời gian chờ Tòa án giải quyết việc ly hôn: trong thời gian này, quan hệ hôn nhân của hai bạn vẫn chưa chấm dứt, hai bên đều có quyền và nghãi vụ như nhau đối với con cái. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể gặp gỡ và chăm sóc cho con, mà chồng bạn và gia đình chồng không được phép ngăn cản.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn