Hỏi về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Khoản Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 quy định có những loại hợp đồng lao động sau:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Khoản Điều 37 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn như sau:
“3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì chỉ cần báo trước ít nhất 45 ngày, vào bất cứ lúc nào và cũng không cần căn cứ vào lí do gì.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt mà không báo trước tức là bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo điều 41 BLLĐ 2012.
Căn cứ vào Điều 43 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn sẽ:
– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
(Ví dụ: không báo trước 45 ngày thì mức bồi thường = tiền lương tháng : số ngày trong tháng x 45 ngày).
– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động (nếu có).
Trường hợp vì bạn nghỉ việc khiến vị trí của bạn bị trống, công việc của bạn không ai thực hiện dẫn đến thiệt hại cho công ty thì chủ sử dụng lao động cũng không có quyền yêu cầu bạn phải bồi thường thiệt hại đó.
Như vậy, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn bạn chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tại điều 43 BLLĐ 2012 đã nói ở trên mà không phải bồi thường thiệt hại khi bạn đã nghỉ việc.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691