Hỏi về tội phạm tham nhũng trong Bộ luật hình sự
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999;
2. Luật sư tư vấn:
1. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Trong trường hợp phạm tội đưa hối lộ này khách thể bị xâm hại là sự hoạt động đúng đắn uy tín của cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; tình cảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
Khi xâm phạm khách thể bao giờ tội phạm cũng tác động đến đối tượng nhất định. Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Phương tiện phạm tội của tôi phạm là đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Phương tiện phạm tội có nhiều dạng khác nhau, trong đo, có dạng được gọi là công cụ phạm tội ( như dao để đâm nạn nhân, búa để phá của nhà trộm tài sản ). Bên cạnh dang phương tiện phạm tội là công cụ phạm tội còn có dạng phương tiện phạm tội khác không được coi là công cụ phạm tội ( như xe máy để chuyên chở thuốc phiện, tiền để đưa hối lộ ).
Đối tượng tác động của tội phạm khác phương tiện phạm tội. Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng chịu sự tác động của hành vi phạm tội còn phương tiện phạm tội là những phương tiện được người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội để tác động đến đối tượng tác động của tội phạm. Phương tiện phạm tội của tội phạm có tác dụng hỗ trợ cho việc phạm tội thuận lợi.
Đưa hối lộ: là hành vi đưa ( trực tiếp hoặc qua trung gian) lợi ích vật chất (của hối lộ) cho người có chức vụ quyền hạn do muốn người này sử dụng chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho mình hoặc theo yêu cầu của mình.
Hành vi đưa hối lộ của Y đã cấu thành tội phạm vì giá trị vật chất mà Y đưa cho H là 10 triệu đồng.
2. Căn cứ Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định đồng phạm như sau:
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm bao giờ cũng nguy hiểm cho xã hội hơn trường hợp phạm tội riêng lẻ. Trong đồng phạm mỗi người có vai trò tham gia khác nhau thể hiện quyết tâm phạm tội của cả bọn. Ngoài ra, tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có khả năng gây hậu quả lớn cho xã hội.
Hành vi của H là đồng ý cho Y mang hàng qua cửa khẩu tuy nhiên trước đó, H đã nhận số tiền hối lộ của Y, do đó H phạm tội nhận hối lộ, không phải là đồng phạm tội buôn lậu với Y.
3. Hành vi của H bỏ qua không xử lý đối với hành vi buôn lậu của Y là thực hiện dưới hình thức không thực hiện.
Hành động phạm tội: là làm 1 việc mà pháp luật hình sự cấm. vị dụ: giết người bằng cách bóp cổ, dùng súng bắn, dao đâm…
Án treo là gì? Quy định về án treo theo Bộ luật hình sự năm 2015Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của nó bằng việc chủ thể không thực hiện một việc mà pháp luật yêu cầu hoặc làm không đến mức yêu cầu dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện. Đó là các trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng chủ thể đã không hành động và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân. Chẳng hạn người mẹ cố ý không cho con bú dẫn đến đứa trẻ bị chết là một trường hợp của không hành động. Hành vi giết người còn có thể thực hiện thông qua hành động của người không có năng lực trách nhiệm hình sự, trường hợp khác: một người đã thành niên xúi giục một cậu bé dưới 14 tuổi thực hiện hành vi giết người, thì hành vi xúi giục đó được coi là hành vi giết người và người có hành vi xúi giục là người thực hành trong tội giết người…Trong trường này, H phải xử lý đối với hành vi buôn lậu của Y theo quy định của pháp luật nhưng H đã không làm.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691