Hệ thống pháp luật

Hỏi về xử lý như thế nào khi phát hiện cổ vật

Ngày gửi: 09/02/2018 lúc 22:04:48

Mã số: HTPL30472

Câu hỏi:

Trong quá trình đào móng ông Tại phát hiện chiếc lư đồng. Ông Bê đã quên việc này. Ông Tại đã quyết định không báo cho chính quyền địa phương mà mang đi bán. Hành vi ông Tại có đúng không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tại điều 187 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy khi phát hiện có cổ vật, ông Tại và ông Bê phải báo cho UBND xã hoặc Công an xã biết.

– Về trách nhiệm của UBND cấp xã:

 Điều 51 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết về thi hành Luật Di sản văn hóa quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: “

1. Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hoá.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

(hiện nay Nghị định 92 được sửa đổi bới Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009, tại điều 5 quy định khi Tổ chức, cá nhân tài sản bị chon giấu phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và báo ngay cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đây:

a) Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thuộc khu vực quân sự;

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự.

…………

2. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:

b) Kiểm tra tính chính xác của thông tin đã tiếp nhận;

c) Báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin đóng trụ sở;

d) Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm;……

Như vậy UBND xã sau khi nhận được tin báo có trách nhiệm tạm giữ và bảo quản cổ vật, sau đó báo cáo lên UBND tỉnh, thành phố để giải quyết.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Chuyên viên tư vấn: Trần Thị Hằng

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn