Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 09-HD/UBKTTW

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH SỐ 181- QĐ/TW NGÀY 30-3-2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM

Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI;

Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm;

Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn cụ thể một số điều của Quy định như sau:

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Ngoài những nội dung giải thích từ ngữ tại Điều 5 trong Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người đứng đầu là người chịu trách nhiệm cao nhất trong các tổ chức (cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đó theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Đối với các tổ chức hoạt động theo cơ chế tập thể, biểu quyết theo đa số (Ủy ban, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý... ) thì Chủ tịch được coi như là người đứng đầu, Phó Chủ tịch (chuyên trách hoặc không chuyên trách) được coi như là cấp phó của người đứng đầu.

2. Cấp phó của người đứng đầu là người được phân công giúp người đứng đầu phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức (cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu về chức trách, nhiệm vụ được giao.

3. Cán bộ dưới quyền (mà người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới) là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang ở trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mà đảng viên đó là cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp ủy viên được phân công trực tiếp phụ trách.

4. Trách nhiệm của đảng viên:

a) Trách nhiệm trực tiếp: là trách nhiệm đối với hành vi của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phụ trách, tổ chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

b) Trách nhiệm liên đới: là trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoặc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp phụ trách hoặc khi cán bộ dưới quyền trực tiếp quản lý, phụ trách vi phạm.

5. Thiếu trách nhiệm: là việc đảng viên thực hiện không đầy đủ, không đúng chức trách, nhiệm vụ; không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thời hạn theo quy định.

6. Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu sự tác động của các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, chịu các hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định.

II. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi, đối tượng (Điều 1 của Quy định)

Về Khoản 2, Điều 1:

Đảng viên vi phạm trước đây, nhưng sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nội dung nêu trong Quy định này.

- Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng khác (do thay đổi vị trí công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu) mới phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đảng đó xem xét, xử lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

- Khi tổ chức đảng có thẩm quyền đang xem xét, xử lý đảng viên vi phạm mà tổ chức đảng nơi đảng viên vi phạm công tác, sinh hoạt bị giải thể hoặc sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt động thì tổ chức đảng có thẩm quyền tiếp tục xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo tổ chức đảng cấp trên của tổ chức đảng đó xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

- Đối với đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã thôi giữ chức vụ hoặc đã nghỉ hưu có vi phạm kỷ luật khi đang công tác, nay mới phát hiện thì thẩm quyền thi hành kỷ luật được thực hiện như đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đang đương chức; vi phạm kỷ luật khi đã nghỉ hưu thì việc xử lý kỷ luật theo phân cấp quản lý đối với cán bộ đã thôi giữ chức vụ hoặc đã nghỉ hưu theo quy định của Bộ Chính trị và cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp.

2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật (Điều 2 của Quy định)

a) Về Khoản 2, Điều 2:

Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và đúng thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

- Về phương hướng xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm:

+ Việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm phải được các cấp ủy lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ, thận trọng, không xử lý kỷ luật tràn lan. Việc thi hành kỷ luật cần tập trung vào những vi phạm như suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc; vi phạm quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng; về chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Đảng viên ở bất kỳ cương vị nào, nếu vi phạm một trong những nội dung trên đều phải được xem xét, kết luận, xử lý nghiêm minh. Đối với những vi phạm khác cần quan tâm giúp đỡ để đảng viên sửa chữa; nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải xem xét, thi hành kỷ luật kịp thời, nghiêm minh để giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm.

- Về phương châm thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

+ Đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.

+ Việc xử lý kỷ luật phải đúng người vi phạm, đúng nội dung vi phạm. Khắc phục tình trạng "nhẹ trên, nặng dưới", các biểu hiện lệch lạc, hiện tượng tiêu cực trong xem xét, xử lý kỷ luật.

+ Việc xem xét, xử lý kỷ luật phải khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài, gây khó khăn cho việc thẩm tra, xác minh, kết luận, xử lý. Khi tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải công bố và trao quyết định đó cho đảng viên vi phạm và tổ chức đảng quản lý đảng viên vi phạm, không được trì hoãn.

+ Đảng viên là người dân tộc thiểu số đang công tác, sinh hoạt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn, đảng viên theo tôn giáo vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tùy theo tình hình thực tế mà áp dụng xử lý kỷ luật cho phù hợp.

- Về thủ tục thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

Thi hành kỷ luật đối với đảng viên, phải thực hiện đúng các thủ tục sau đây:

+ Đảng viên vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật và biểu quyết về hình thức kỷ luật đối với mình. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng, nếu đảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc đang bị tạm giam, thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật.

+ Chi bộ hoặc cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm nghiêm túc. Hội nghị chi bộ, ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn nơi đảng viên vi phạm sinh hoạt, hoặc công tác nghe đảng viên tự kiểm điểm, góp ý kiến, kết luận rõ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm và biểu quyết quyết định kỷ luật theo thẩm quyền hoặc biểu quyết đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật.

+ Đảng viên vi phạm là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý cùng với việc kiểm điểm ở chi bộ còn phải kiểm điểm ở những tổ chức đảng nào nữa thì do cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định. Trường hợp đặc biệt (đảng viên vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao hoặc nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết, hoặc đảng viên vi phạm trong cùng một vụ việc có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp) thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ.

+ Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (cùng với bản tự kiểm điểm của đảng viên đó) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp để xem xét, quyết định kỷ luật. Sau khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền thông báo cho đảng viên bị thi hành kỷ luật biết rõ lý do để chấp hành.

+ Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm bị kỷ luật trình bày ý kiến trước khi quyết định kỷ luật, có thể tiến hành ngay trong cuộc họp xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trước khi tổ chức cuộc họp đó. Những ý kiến của đảng viên trình bày phải được báo cáo trước hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên. Trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật không đến được thì phải có báo cáo bằng văn bản để lưu vào hồ sơ kỷ luật.

+ Đảng viên có quyền và trách nhiệm trình bày ý kiến của mình với tổ chức đảng có thẩm quyền trước khi bị thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền phải mời đảng viên vi phạm đến trình bày ý kiến trước khi quyết định kỷ luật; nếu vì lý do nào đó mà đảng viên vi phạm không trực tiếp đến để trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền được thì phải báo cáo bằng văn bản cho tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, lưu vào hồ sơ kỷ luật. Nếu đảng viên cố tình không đến, hoặc không có báo cáo bằng văn bản thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn xem xét, xử lý kỷ luật.

b) Về Khoản 3, Điều 2:

Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

- Đề cao trách nhiệm tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; coi trọng công tác tư tưởng, giáo dục, thuyết phục nhằm nâng cao tính tự giác của đảng viên vi phạm. Đảng viên trong tổ chức đảng, chi bộ phải có tinh thần xây dựng, chân thành, thẳng thắn, yêu thương đồng chí và công tâm, khách quan, thận trọng trong việc góp ý phê bình đối với đảng viên vi phạm.

- Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm phải: làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, động cơ, nguyên nhân của vi phạm và căn cứ vào thái độ tự giác, tinh thần quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, vi phạm và khắc phục hậu quả đã gây ra; đồng thời, phải xét trong bối cảnh lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện nhằm đạt mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

c) Về Khoản 4, Điều 2:

Các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ; không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

Đảng viên đang giữ một chức vụ trong Đảng, bao gồm: chức vụ do đại hội bầu, cấp ủy bầu, chỉ định, hoặc bổ nhiệm mà vi phạm đến mức phải kỷ luật cách chức thì xử lý như sau:

- Đảng viên tham gia nhiều cấp ủy, vi phạm đến mức phải cách chức cấp ủy viên cao nhất, cách hết các chức vụ trong Đảng hoặc phải khai trừ thì do ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cao nhất mà đảng viên đó là thành viên quyết định. Nếu cách chức cấp ủy viên cấp dưới thì do ban thường vụ cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định.

- Trong cùng một cấp ủy, nếu cách chức bí thư, phó bí thư thì còn chức ủy viên ban thường vụ. Nếu cách chức ủy viên ban thường vụ thì còn chức cấp ủy viên. Khi cách chức cấp ủy viên thì đương nhiên không còn chức bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ. Thành viên ủy ban kiểm tra là chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm ủy ban, khi cách chức ủy viên ủy ban kiểm tra thì đương nhiên không còn là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp ủy đó; nếu cách chức vụ chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm thì vẫn còn là ủy viên ủy ban kiểm tra.

- Đảng viên tham gia nhiều cấp ủy, giữ nhiều chức vụ, bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức một chức vụ đang giữ thì cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét đến các chức vụ khác.

- Trường hợp cấp ủy viên vi phạm đến mức phải kỷ luật cách chức nhưng lại chủ động xin rút khỏi cấp ủy, thì vẫn phải thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức, không chấp nhận cho rút khỏi cấp ủy.

d) Về Khoản 5, Điều 2:

Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ"; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên khi phát hiện đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật có thẩm quyền để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để chỉ xử lý về kỷ luật đảng.

Khi đảng viên vi phạm pháp luật đang bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền thụ lý theo quy định của pháp luật thì tổ chức đảng quản lý đảng viên không được can thiệp để đảng viên chỉ bị xử lý kỷ luật về Đảng, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý về chính quyền.

Đảng viên vi phạm kỷ luật của đoàn thể, vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi xem xét, xử lý về kỷ luật của Đảng, phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội xem xét, xử lý về chính quyền hoặc đoàn thể đồng bộ với kỷ luật đảng.

- Sau 15 ngày, kể từ ngày tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên đối với đảng viên thì tòa án phải sao gửi bản án đã tuyên đến cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên. Căn cứ vào nội dung đã tuyên trong bản án, ủy ban kiểm tra giúp cấp ủy nghiên cứu bản án, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và trình cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ theo quy định của Điều lệ Đảng.

đ) Về Khoản 6, Điều 2:

Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán hộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

- Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời gửi báo cáo kết luận về những nội dung vi phạm và quyết định thi hành kỷ luật đảng viên, đồng thời có văn bản yêu cầu tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

- Về thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, thống nhất cách tính là 30 ngày làm việc nối tiếp nhau, không kể ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần xen kẽ trong đó theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp đảng viên vi phạm từ chối dự họp để nghe công bố kỷ luật hoặc cố ý không nhận quyết định kỷ luật thì chi bộ hoặc cấp ủy, ủy ban kiểm tra có thẩm quyền lập biên bản, lưu hồ sơ kỷ luật và quyết định kỷ luật có hiệu lực như đã được công bố.

3. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật (Điều 4 của Quy định)

Về Khoản 1, Điều 4:

Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Đảng viên mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mất khả năng nhận thức được hiểu là: đảng viên đã thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng sau khi vi phạm, tổ chức đảng có thẩm quyền đang xem xét, xử lý thì phát hiện đảng viên vi phạm bị bệnh hiểm nghèo hoặc mất khả năng nhận thức đang điều trị. Tổ chức đảng có thẩm quyền yêu cầu cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện chuyên khoa xác nhận tình trạng bệnh của đảng viên bằng văn bản để lưu vào hồ sơ và chỉ xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm khi sức khỏe hồi phục bình thường; trường hợp đảng viên đang điều trị mà từ trần thì không xem xét, xử lý kỷ luật.

III. VỀ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ

1. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 7 của Quy định)

a) V Điểm a, Khoản 1, Điều 7:

Thiếu trách nhiệm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội không kịp thời, không đúng kế hoạch, thời gian, đối tượng, thành phần và không đầy đủ nội dung.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không chỉ đạo, thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp trên và cấp mình.

- Không xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; không phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị, tổ chức và cá nhân phụ trách chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.

- Tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng không đầy đủ, không thường xuyên, để cấp dưới trực tiếp thực hiện sai hoặc ban hành quyết định sai, không phải do nhận thức hoặc cố ý vi phạm vì mục đích vụ lợi.

- Lưu ý: "Kết luận của Đảng" ở điểm này là kết luận bằng văn bản của tổ chức đảng có thẩm quyền.

b) Về Điểm b, Khoản 1, Điều 7:

Bị kích động, xúi giục, bị mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép người khác tham gia các hoạt động gây mất dân chủ, mất đoàn kết nội bộ.

- Bị người khác tác động đến tinh thần dẫn đến mất tự chủ, tham gia một cách thụ động.

- Bị người khác xúi dục hoặc thúc đẩy tham gia một cách bị động.

- Bị người khác dùng địa vị, các lợi ích vật chất và tinh thần khác làm sa ngã và đã làm theo sự sai khiến của họ.

- Bị người khác dùng mọi cách làm cho nghe theo và đứng về phía họ, ủng hộ họ thực hiện hành vi vi phạm.

- Đánh giá, nhận xét cán bộ ngoài tổ chức, ngoài cuộc họp; nội dung nhận xét, đánh giá không có căn cứ, có dụng ý xấu, gây mất đoàn kết nội bộ.

c) Về Điểm c, Khoản 1, Điều 7:

Bị xúi giục, lôi kéo vào những việc làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; vi phạm quy chế dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở nơi công tác.

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương; thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự giác, tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Đảng viên vi phạm một trong những nguyên tắc trên là vi phạm kỷ luật của Đảng.

d) VĐiểm a, Khoản 2, Điều 7:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phủ quyết ý kiến của đa số thành viên khi thông qua nghị quyết, chỉ thị quyết định, quy định, quy chế, kết luận thuộc thẩm quyền của tập thể.

- Quyết định theo ý thức chủ quan của mình trong khi tập thể đang bàn bạc, còn có nhiều ý kiến khác nhau.

- Dùng chức vụ, quyền hạn của mình để bác bỏ ý kiến của đa số đã phát biểu nhằm áp đặt đi đến ban hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, kết luận bằng văn bản trái với ý kiến phát biểu nhất trí của tập thể.

đ) Về Điểm a, Khoản 3, Điều 7:

Vô tổ chức, vô kỷ luật, cố ý bỏ sinh hoạt đảng, bỏ vị trí công tác nhiều lần không có lý do chính đáng; có hành vi chống lại các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Vô tổ chức, vô kỷ luật là việc đảng viên tùy tiện, không đặt mình trong hệ thống tổ chức của Đảng, không thực hiện đúng các quy định của tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể mà mình là thành viên.

- Đảng viên có vi phạm đã được kiểm điểm, phê bình, giáo dục hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tiếp tục cố ý bỏ sinh hoạt đảng.

- Đảng viên có hành vi chống lại các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được hiểu là đảng viên cố tình không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc có hành vi phủ định, bác bỏ, vô hiệu hóa các chủ trương, nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Vi phạm các quy định về bầu cử (Điều 8 của Quy định)

Về Điểm b, Khoản 3, Điều 8:

Có hành vi, việc làm nhằm phá hoại cuộc bầu cử.

- Vận động bầu cử không đúng quy định.

- Đảng viên cố tình không đi bầu cử, có hành vi ngăn cản, đe dọa, cưỡng ép người khác không thực hiện quyền ứng cử, đề cử và bầu cử.

- Có các hành vi, việc làm khác nhằm phá hoại cuộc bầu cử như: hủy hoại các tài liệu, văn bản, thông báo... về bầu cử; làm sai lệch hoặc tác động làm sai lệch kết quả bầu cử.

3. Vi phạm về kỷ luật tuyên truyền, phát ngôn (Điều 9 của Quy định)

a) VĐiểm b, Khoản 1, Điều 9:

Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và các phương tiện truyền thông khác, vi phạm những điều cấm của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và những quy định khác của Đảng và Nhà nước về phát ngôn, cung cấp thông tin, tuyên truyền, xuất bản.

- Phát ngôn, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí (kể cả báo chí nước ngoài) có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Phát ngôn không đúng lúc, đúng chỗ, không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; phát ngôn loan truyền những thông tin sai sự thật; phát ngôn những vấn đề chưa được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc đã được kết luận nhưng không được phát ngôn hoặc không được phép công bố.

- Cung cấp để đăng những thông tin trái quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, những tin, bài có nội dung kích động, chống đối, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Sử dụng các văn kiện, tài liệu lưu hành nội bộ để đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đăng tin, bài, hình ảnh mô tả quá tỷ mỷ về những vụ án mang tính kích động; đưa các hình ảnh bạo lực, khiêu dâm, thiếu văn hóa lên truyền hình, báo chí, tập san.

- Đăng bài, phát tin về những hủ tục mê tín, dị đoan; những việc liên quan đến đời tư, thư riêng của công dân trái pháp luật.

- Đưa tin sai sự thật mà không cải chính hoặc đã cải chính nhưng không đúng quy định của Luật Báo chí.

- Lợi dụng tự do ngôn luận tự do báo chí để tuyên truyền cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân không đúng sự thật.

b) Điểm b, Khoản 2, Điều 9:

Cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức, cá nhân, cho báo chí những vấn đề thuộc bí mật của Đảng, Nhà nước; thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng. Cung cấp thông tin chưa được phép; sai sự thật, không trung thực cho báo chí.

- Bí mật của Đảng, Nhà nước bao gồm: thông tin, tài liệu được quy định là thông tin, tài liệu có đóng dấu MẬT, "TỐI MẬT”, "TUYỆT MẬT" hoặc những băng, đĩa ghi âm, ghi hình, ổ cứng, USB, máy tính có chứa nội dung thông tin, tài liệu, hình ảnh mật, hoặc quy định chỉ lưu hành nội bộ (kể cả bản sao chép, sao chụp hoặc trích các loại thông tin, tài liệu đó). Danh mục bí mật được quy định trong Pháp lệnh về bí mật Nhà nước được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28-12-2000; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an; các quy định của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

- Để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước, những việc chưa được phép công bố ra ngoài phạm vi (nội dung, đối tượng) cho phép.

- Loan truyền những thông tin sai lệch, có động cơ xấu, những thông tin về nhân sự chưa được tổ chức đảng thông báo, tiết lộ bí mật của Đảng và Nhà nước.

- Những thông tin chưa được phép công bố bao gồm: những thông tin, tài liệu, dữ liệu thuộc về chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, Nhà nước còn đang nghiên cứu, soạn thảo hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố. Các tài liệu, thông tin về những vụ việc liên quan đến tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đang được thẩm tra, xem xét hoặc đã được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, kết luận nhưng theo quy định chưa được phép công bố.

c) Về Điểm b, Khoản 3, Điều 9:

Lợi dụng dân chủ, nhân quyền hoặc góp ý với Đảng, Nhà nước để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước; cố ý nói, viết, lưu giữ trái phép hoặc tán phát rộng rãi các tài liệu có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng hoặc đưa lên mạng những nội dung chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Lợi dụng dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền chống Đảng là việc lợi dụng quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp như: tự do hội họp, tự do đi lại; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được khiếu nại, tố cáo; tổ chức các hoạt động hoặc có lời nói, việc làm trái quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm hoạt động chống Đảng và Nhà nước.

- Lợi dụng quyền phê bình, tự do ngôn luận, tự do báo chí, diễn đàn, câu lạc bộ để phát ngôn hoặc lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến để nhận xét, bình luận, đánh giá đối với tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi tổ chức cho phép.

d) Về Điểm c, Khoản 3, Điều 9:

Kích động, lôi kéo người khác tham gia hội thảo, tọa đàm ở trong nước hoặc ngoài nước không được tổ chức có thẩm quyền cho phép, có nội dung trái chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Chuẩn bị kế hoạch, tuyên truyền, vận động, chuẩn bị nội dung, hình thức tổ chức và phân công người thực hiện các bước phục vụ việc hội thảo, diễn đàn khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Đảng viên tổ chức các diễn đàn, các cuộc họp, hội thảo khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc không đúng với nội dung, phạm vi, hình thức cho phép của cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức hoặc cố ý tham gia các diễn đàn, các cuộc họp, hội thảo có nội dung trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4. Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ (Điều 10 của Quy định)

Về Điểm b, Khoản 3, Điều 10:

Chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tuổi, chạy luân chuyển, chạy tội; mua chuộc người khác để bản thân hoặc người khác được đề bạt, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn; quan hệ tình cảm, dùng vật chất hoặc các hình thức khác để tác động, mua chuộc, gây áp lực với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm giải quyết để bản thân hoặc người khác được cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận; được đề bạt, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác, ứng cử, đề cử, đi học, thi nâng ngạch, luân chuyển công tác; được xác nhận, quyết định thay đổi năm sinh để kéo dài thời gian công tác không đúng tiêu chuẩn quy định nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Chủ trì, tham gia tổ chức, vận động, lôi kéo, tập hợp đảng viên, quần chúng mang tính cục bộ địa phương, phe cánh, họ tộc, nhóm lợi ích nhằm tranh giành vị trí công tác, chức vụ trong bầu cử, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp.

5. Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm (Điều 12 của Quy định)

Về các nội dung chung trong Điều 12:

- Đối tượng xử lý kỷ luật:

Đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang; cấp ủy viên từ cấp cơ sở trở lên; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng trực tiếp phòng, chống tội phạm.

- Phạm vi trách nhiệm, hậu quả dẫn đến vi phạm phải xử lý kỷ luật:

+ Đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cấp ủy viên các cấp; cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng trực tiếp phòng, chống tội phạm: thiếu trách nhiệm để tình hình tội phạm thuộc địa phương, lĩnh vực, đơn vị trực tiếp phụ trách hoặc được phân công theo dõi, quản lý xảy ra phức tạp, nghiêm trọng; bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm hoặc có tiêu cực, tham nhũng trong công tác phòng, chống tội phạm.

+ Đảng viên do thiếu trách nhiệm trong giáo dục, nhắc nhở, ngăn ngừa để vợ (chồng), con vi phạm do lỗi cố ý, bị xử lý hình sự, phải chịu trách nhiệm liên đới. Con của đảng viên vi phạm mà đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể đang trực tiếp phụ thuộc vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên đó hoặc có con công tác cùng tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.

"Trách nhiệm liên đới” của đảng viên trong lực lượng phòng, chống tội phạm là trách nhiệm khi có vợ (chồng), con và cấp dưới trực tiếp của mình phạm tội, bị xử lý hình sự.

Hậu quả do hành vi vi phạm của vợ (chồng), con, cấp dưới trực tiếp của đảng viên gây ra được phân biệt ở các mức: Vi phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được áp dụng theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.

+ Cán bộ trực tiếp tham gia lực lượng phòng, chống tội phạm là cán bộ có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc xử lý đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật; tham mưu trong công tác xét đặc xá, ân giảm.

6. Vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 14 của Quy định)

a) V Điểm a, Khoản 1, Điều 14:

Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo được thể hiện cụ thể ở các hành vi như:

- Viết đơn tố cáo nhưng không ký tên hoặc ghi tên người khác vào đơn.

- Trực tiếp viết đơn tố cáo cho nhiều người cùng ký tên vào đơn.

- Phác thảo đề cương, hướng dẫn, đọc nội dung đơn tố cáo cho người khác viết lại, đánh máy hoặc tự đánh máy rồi chuyển cho nhiều người cùng ký tên vào đơn.

- Từ 2 người trở lên cùng ký tên vào một đơn tố cáo.

b) Về Điểm c, Khoản 1, Điều 14:

Cá nhân có trách nhiệm nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết.

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nhận, giải quyết đơn tố cáo gồm: Tổ chức, cá nhân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo; được phân công trực tiếp giải quyết đơn tố cáo.

- Tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo gồm: Tổ chức, cá nhân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước không được giao trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo thì khi nhận được đơn tố cáo phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và nội dung đơn tố cáo; đảng viên là kiểm tra viên, thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sát viên và các đảng viên khác không được tự ý dùng đơn tố cáo để hù dọa tổ chức, cá nhân có liên quan.

c) Về Điểm d, Khoản 1, Điều 14:

Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu, cản trở đảng viên, công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại.

- Nhận được đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết nhưng dìm bỏ, không xem xét, giải quyết. Tán phát những đơn nặc danh, mạo danh có động cơ xấu.

- Xem xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo không kịp thời theo đúng thời gian quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà không có lý do chính đáng; giải quyết không khách quan; tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, hoặc đưa toàn văn nội dung đơn tố cáo cho người bị tố cáo.

- Đưa ra yêu cầu trái với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người khiếu nại, tố cáo.

- Không hướng dẫn cụ thể để người khiếu nại, tố cáo phải đi lại nhiều lần. Tự đặt ra các quy định trái với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người khiếu nại, tố cáo.

d) Về Điểm đ, Khoản 2, Điều 14:

Có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo (gọi chung là người tố cáo), cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Có lời nói hoặc thông qua người khác đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp, các hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp của người tố cáo, người thân của người tố cáo.

- Ngăn cản, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp trong việc nâng ngạch, nâng lương, khen thưởng, bổ nhiệm và việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người tố cáo, người thân của người tố cáo.

- Phân biệt đối xử, lôi kéo người khác cản trở việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người tố cáo, người thân của người tố cáo.

- Xử lý trái pháp luật, thay đổi công việc của người tố cáo, người thân của người tố cáo với động cơ trù dập.

- Trực tiếp hoặc thuê, nhờ người khác đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Trực tiếp gặp, điện thoại hoặc dùng các hành vi khác gây sức ép với người trực tiếp giải quyết hoặc cấp trên của họ nhằm làm sai lệch nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo.

7. Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Điều 15 của Quy định)

a) VĐiểm c, Khoản 2, Điều 15:

Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định. Nhũng nhiễu, vòi vĩnh khi thực hiện công vụ.

- Lợi dụng ký kết hợp đồng kinh tế, giữa bên mua và bên bán, giữa bên A và bên B (trong xây dựng cơ bản) đã có hành động thỏa thuận ngầm với nhau bằng thủ đoạn "trích thưởng", "gửi tiền thưởng", “gửi giá" hoặc thông đồng khai gian khối lượng, chất lượng (ít thành nhiều, xấu thành tốt, gần thành xa, rẻ thành đắt,...) để tham ô, chia nhau làm thất thoát lớn tiền bạc, tài sản của Nhà nước, của tập thể.

- Đảng viên được giao đại diện cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong quan hệ kinh tế, thỏa thuận hoặc ký hợp đồng mua bán nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hàng hóa với công ty nước ngoài; đã cố ý hoặc đã nhiều lần ký những hợp đồng có lợi cho công ty nước ngoài, gây thiệt hại cho Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam, mà người thực hiện ký hợp đồng được công ty nước ngoài tặng quà, tiền thưởng trái quy định.

- Đảng viên nhận hối lộ, đưa hối lộ dưới mọi hình thức, thủ đoạn trong tất cả các khâu như: đấu thầu, giao thầu, nhận thầu, chỉ định thầu, nghiệm thu sản phẩm, công trình; tiêu thụ sản phẩm, ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, vật tư, tài sản cố định, ký kết hợp đồng, chuyển đổi tiền, cấp vốn, cho vay vốn, đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, cấp đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp giấy phép xuất, nhập khẩu, xét duyệt ngân sách, xét miễn, giảm thuế, xét tuyển lao động, tuyển sinh, xét duyệt đi nước ngoài; khám xét, bắt giữ, xét xử án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động; thi hành án.

- Trường hợp cố ý ra điều kiện, vòi vĩnh, đòi hỏi, gây khó khăn, bằng thủ đoạn kín đáo, tinh vi hoặc công khai, trắng trợn buộc người khác phải đưa hối lộ, biếu quà thì mới đáp ứng yêu cầu công việc, hoặc nhận hối lộ rồi mới giải quyết trái quy định, thể lệ, nguyên tắc, chính sách.

- Trường hợp nhận hối lộ nhưng qua kiểm điểm đã tự giác nhận khuyết điểm, sai phạm, chủ động khai báo với tổ chức, nộp lại tiền, tài sản hối lộ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, xử lý cho phù hợp.

b) Về Điểm d, Khoản 2, Điều 15:

Tham ô tài sản, lợi dụng chính sách an sinh xã hội và quỹ cứu trợ, cứu nạn để tham nhũng; lợi dụng việc lập các loại quỹ để trục lợi.

Tài sản bị tham ô bao gồm cả tiền, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tập thể, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp. Cụ thể như sau:

- Kinh phí của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế của Nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp, tiền đảng phí.

- Tài sản bị chiếm đoạt là vật tư, phương tiện, các loại máy móc, khí tài, trang bị, thiết bị.

- Tham nhũng trong việc lấn chiếm đất đai, chiếm dụng nhà, đất; lợi dụng vị trí công tác mua đi, bán lại nhà, đất, vật tư, hàng hóa, thiết bị, phương tiện để trục lợi.

- Tiền tuất của gia đình liệt sỹ, quà ủng hộ biên giới, hải đảo, cứu trợ bão lụt, các quỹ từ thiện, nhân đạo.

8. Vi phạm về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp (Điều 21 của Quy định)

a) VĐiểm a, Khoản 1, Điều 21:

Nhận và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Người không học hoặc có học nhưng không đủ điều kiện dự thi, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận nhưng đã được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trái quy định.

b) VĐiểm a, Khoản 2, Điều 21:

Xin, mua, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước.

- Không học, không thi nhưng đã can thiệp, tác động đến tổ chức hoặc người có thẩm quyền quản lý hồ sơ, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận để có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận; hoặc dùng tiền hay vật chất khác để mua, đánh đổi để có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.

- Dùng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp (bằng giả, bằng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, bằng tẩy xóa) để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được phong tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước.

c) Về Điểm đ, Khoản 2, Điều 21:

Làm giả hoặc cố ý sửa chữa, bổ sung, xác nhận sai sự thật làm sai lệch hồ sơ để cấp có thẩm quyền cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; sửa chữa, bổ sung làm sai lệch các nội dung trong văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho hành vi trái pháp luật.

Đảng viên được giao quản lý hồ sơ, cấp phát văn bằng, chứng chỉ không tuân thủ các quy trình, quy định về bảo vệ, bảo mật, đã trực tiếp thực hiện hoặc để cho người khác thực hiện hành vi làm sai lệch nội dung hồ sơ học tập, như: sửa điểm, nâng điểm, đánh tráo bài thi hoặc có các hành vi vi phạm khác để cấp văn bằng, chứng chỉ cho người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

9. Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài (Điều 24 của Quy định)

a) VĐiểm a, Khoản 2, Điều 24:

Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt.

- Đảng viên có vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo rõ về lai lịch, thái độ chính trị của vợ hoặc chồng, nơi người vợ hoặc chồng sinh sống với chi bộ nơi mình sinh hoạt.

- Đảng viên kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ và cấp ủy nơi mình sinh hoạt về lai lịch và thái độ chính trị của người mà đảng viên dự định kết hôn.

b) Về Điểm c, Khoản 2, Điều 24:

Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi.

- Ép con kết hôn được hiểu là việc dùng quyền của cha mẹ để buộc con của mình phải kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không được sự đồng ý của con hoặc không đúng các quy định của pháp luật.

- Ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi cho bản thân hoặc cho gia đình mình.

c) Về Điểm b, Khoản 3, Điều 24:

Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.

- Đảng viên kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đảng viên không biết rõ lai lịch, thái độ chính trị của người mà mình dự định kết hôn hoặc người dự định kết hôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú hoặc Đảng, Nhà nước Việt Nam kết luận có thái độ chính trị phản động, chống Đảng, Nhà nước (trước đây cũng như hiện nay) nhưng đảng viên vẫn kết hôn.

d) Về Điểm c, Khoản 3, Điều 24:

Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về các nội dung có liên quan đến lai lịch của người đó, hoặc đã báo cáo nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Đảng viên kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch, thái độ chính trị của người mà mình dự định kết hôn nhưng đã tự ý đăng ký kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, đồng ý bằng văn bản.

đ) Về Điểm d, Khoản 3, Điều 24:

Cố tình che giấu tổ chức đảng; ép con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Đảng viên đã thực hiện hôn nhân thực tế với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức đảng yêu cầu phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng đảng viên không thực hiện. Hoặc đảng viên làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền nhưng đã bị từ chối, không cho đăng ký kết hôn mà đảng viên không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền mà vẫn kết hôn hoặc sống chung với người đó như vợ chồng.

- Đảng viên kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thực hiện trách nhiệm báo cáo với tổ chức đảng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Đảng viên có hành vi cố tình che giấu tổ chức đảng về việc có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Đảng viên trực tiếp làm thủ tục kết hôn, ly hôn hoặc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà cố ý bao che, tạo điều kiện cho người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái pháp luật.

10. Vi phạm quy định về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (Điều 26 của Quy định)

a) Về Khoản 2, Điều 26:

Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) hoặc vi phạm trong trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

Hành nghề y, dược mà thiếu trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác.

b) Về Khoản 3, Điều 26:

Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

- Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

- Hành nghề y, dược mà thiếu trách nhiệm trong việc hướng dẫn, cung cấp, sử dụng thuốc và các dụng cụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.

c) Những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).

+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh".

- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”).

d) Đảng viên dự bị nếu vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, sinh con thứ tư thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

11. Vi phạm về tệ nạn xã hội (Điều 30 của Quy định)

a) V Điểm a, Khoản 1, Điều 30:

Để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đảng viên trực tiếp thực hiện hoặc không can ngăn để bố, mẹ, vợ (chồng), con thực hiện một trong các hành vi đánh bạc sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Mua, bán số đề, bảng đề hoặc bán thơ đề, ghi đề thuê để hưởng hoa hồng.

- Đánh bạc dưới các hình thức như: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, ba cây, tứ sắc, đỏ đen, đánh cờ hoặc các hình thức khác được, thua bằng tiền, hiện vật.

- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử hoặc dưới các hình thức "cá độ" khác.

- Cá cược ăn tiền dưới mọi hình thức trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí và các hoạt động khác.

b) VĐiểm a, Khoản 2, Điều 30:

Bản thân sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.

- Đảng viên có hành vi sử dụng các chất ma túy dưới mọi hình thức nhưng chưa đến mức nghiện.

- Đảng viên nghiện ma túy đã được giáo dục, nghiêm túc tiếp thu sửa chữa.

- Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.

- Làm bảo vệ tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che dấu việc đánh bạc; làm thơ đề.

c) Về Điểm c, Khoản 2, Điều 30:

Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

- Tổ chức trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc có nội dung độc hại khác.

- Bán tranh ảnh, băng, đĩa hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, có nội dung độc hại khác hoặc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán đồ chơi gây hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, khuyến khích bạo lực, kinh dị.

- Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay hiện vật khác có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke hoặc tại nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.

- Lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hóa kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.

d) VĐiểm a, Khoản 3, Điều 30:

Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

Đảng viên vi phạm một trong các hành vi sau đây chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.

- Làm bảo vệ trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.

- Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép.

- Tổ chức hoặc tham gia hoạt động cá cược ăn tiền, làm chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh đề.

- Tổ chức hoặc tham gia các loại chơi cá cược, cá độ trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc bằng các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

- Bản thân tổ chức, tham gia đánh bạc hoặc rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc; dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc.

đ) Về Điểm c, Khoản 3, Điều 30:

Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy; tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.

- Có hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Buôn bán, chứa chấp, tàng trữ các chất ma túy, vận chuyển qua biên giới kể cả từ nước ngoài vào và từ trong nước ra và buôn bán, vận chuyển từ địa phương này đến địa phương khác các chất ma túy bị cơ quan có thẩm quyền bắt giữ với số lượng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Nghiện ma túy đã được giáo dục nhiều lần mà không sửa chữa.

- Tổ chức sử dụng các chất ma túy dưới mọi hình thức.

e) Về Điểm d, Khoản 3, Điều 30:

Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.

- Trực tiếp đứng ra làm "chủ hụi, họ" hoặc "cái hụi, họ", dù một hay nhiều dây hụi, họ làm tổn hại tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của công dân để trục lợi.

- Tuy không trực tiếp nhưng thông qua người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) đứng ra làm chủ hụi, họ để thu lợi bất chính, thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm để xem xét, xử lý thích hợp.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để lừa dối lấy tiền công quỹ hoặc vay tiền của các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng dùng vào mục đích cho vay nặng lãi hoặc chơi hụi, họ.

- Trực tiếp thu gom hoặc môi giới trong việc thu gom tiền của người khác để cho vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.

- Có trách nhiệm hoặc được giao trách nhiệm giải quyết những trường hợp vỡ hụi, họ, lừa đảo, trốn nợ mà giải quyết có lợi cho người trong gia đình, người thân quen không đúng quy định.

12. Vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh (Điều 32 của Quy định)

a) Về Điểm a, Khoản 1, Điều 32:

Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc trái quy định.

- Tổ chức tiệc cưới nhiều lần, nhiều nơi nhằm vụ lợi.

- Tổ chức tiệc cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ, công chức.

- Tổ chức việc cưới không thực hiện đúng các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật; tiến hành các nghi thức hôn lễ có tính phô trương, lãng phí, không phù hợp với quy định về nếp sống văn minh.

- Lợi dụng việc hiểu, việc hỷ (làm tang cho cha, mẹ, vợ (chồng); gả chồng, cưới vợ cho con) nhằm mục đích vụ lợi.

b) Về Điểm b, Khoản 1, Điều 32:

Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách đảng viên.

- Uống rượu, bia trong giờ làm việc làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng công việc.

- Say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác.

- Uống rượu, bia đến mức bê tha, làm bê trễ công việc; hành hạ vợ, con, gây gổ, đánh chửi nhau, làm mất an ninh trật tự, bị quần chúng phản đối.

c) VĐiểm a, Khoản 3, Điều 32:

Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sỹ, nhân viên dưới quyền.

- Dùng nhục hình là hành vi mà cán bộ, đảng viên là lãnh đạo, chỉ huy sử dụng như tra tấn, đánh đập, bắt nhịn ăn, giam giữ, cùm kẹp trái phép, gây đau đớn về thể xác, tổn hại về sức khỏe, tinh thần đối với người khác.

- Đảng viên vì động cơ cá nhân, lợi dụng cương vị, quyền hạn của tổ chức để trù dập người khác bằng thủ đoạn tinh vi hay trắng trợn như tạo cớ giả để cắt lương, thuyên chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, buộc thôi việc đối với người dưới quyền.

- Đảng viên có chức vụ, quyền hạn có hành động dùng quyền thế cưỡng bức người dưới quyền trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây khó khăn, khốn quẫn về tinh thần hoặc đời sống của người dưới quyền.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp ủy các cấp:

- Chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp mình phối hợp với ban tuyên giáo tham mưu, giúp cấp ủy tổ chức nghiên cứu, quán triệt Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn này đến các tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý để thống nhất nhận thức và hành động.

- Chỉ đạo chặt chẽ các tổ chức đảng cấp dưới, các ban của Đảng, ủy ban kiểm tra và chi bộ thực hiện đúng phương hướng, phương châm nguyên tắc, thủ tục trong xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm; đề cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên trong việc tự xem xét mình và góp phần tích cực vào việc xem xét, xử lý đảng viên vi phạm.

- Nắm vững Quy định và Hướng dẫn thực hiện Quy định để áp dụng việc xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm bảo đảm phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục, không oan sai, không sót lọt; phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế ở địa phương, đơn vị mình. Việc xem xét, xử lý đảng viên vi phạm phải được tiến hành với tinh thần trách nhiệm cao, chặt chẽ nghiêm túc, thận trọng, kiên quyết, tránh buông lỏng hoặc giản đơn, nóng vội để xảy ra sai sót.

Không được điều động đi nơi khác, không đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý; không phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với những đảng viên có tố cáo, có dấu hiệu vi phạm đang trong quá trình kiểm tra, thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền của Đảng hoặc Nhà nước đang xem xét, giải quyết.

2. Khi cấp ủy, ủy ban kiểm tra thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm nếu thấy việc áp dụng các hình thức kỷ luật chưa đúng mức thì phải chủ động hủy bỏ quyết định đó và xem xét lại để quyết định việc áp dụng hình thức kỷ luật cho phù hợp hoặc bãi bỏ nếu thấy việc kỷ luật là oan sai.

3. Các đồng chí thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các vụ phụ trách lĩnh vực, địa bàn theo dõi việc thực hiện Quy định này của cấp ủy, các ban của Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả theo dõi với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

4. Định kỳ hằng năm, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp báo cáo cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên kết quả thực hiện Quy định này.

5. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày ký, thay thế Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW ngày 24-3-2008 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hướng dẫn thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-10-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 01-HĐ/UBKTTW, ngày 26-4-2011 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09-QĐ/TW, ngày 24-3-2011 của Bộ Chính trị về việc bổ sung, sửa đổi Điều 7, Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-10-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; được phổ biến đến chi bộ để quán triệt và thực hiện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và Hướng dẫn này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp, chi bộ và đảng viên phản ánh kịp thời về Ủy ban Kiểm tra Trung ương để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung hoặc báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

 

 

TM. ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG




Ngô Văn Dụ