UBND TỈNH KON TUM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/HD-SXD | Kon Tum, Ngày 13 tháng 11 năm 2008 |
VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về giao nhiệm vụ và phân cấp quản lý đường đô thị;
Căn cứ Quyết định số 25/2004/QĐ-UB ngày 10/5/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng;
Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum hướng dẫn một số nội dung của Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20-02-2008 của Bộ Xây dựng như sau:
- Tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động về tư vấn, quản lý, đầu tư, khai thác và sử dụng đường đô thị thuộc các đô thị từ loại 5 trở lên trên địa bàn toàn tỉnh đều phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn quản lý đường đô thị" (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2008/TT-BXD) và Hướng dẫn này.
- Đường đô thị bao gồm: nền, mặt đường, vỉa hè, cọc tiêu, biển báo, hệ thống thoát nước giao thông.
- Riêng đối với việc đầu tư, quản lý và khai thác sử dụng các đường phố có chức năng đặc biệt như phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm… được thực hiện theo quy định riêng.
2. Nguyên tắc chung, quy định cụ thể về công tác quản lý, khai thác và sử dụng đường đô thị:
- Đường đô thị là một bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước. Khi khai thác và sử dụng đường đô thị phải đảm bảo nguyên tắc:
- Hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ khi tham gia giao thông.
- Khi đầu tư xây dựng một tuyến hoặc đoạn đường nên đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp ga, cấp điện... theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của tuyến đường đó để tránh đào lên, lấp xuống nhiều lần.
- Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các quy định tại Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Bộ Xây dựng về xây dựng ngầm đô thị.
- Việc lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo; phải bảo đảm mỹ quan đô thị, không gây cản trở và ảnh hưởng đến giao thông.
- Tổ chức, cá nhân khi xây dưng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị, khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng đường đô thị vào mục đích khác ngoài mục đích giao thông phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Phải thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép và các văn bản liên quan, bảo đảm khoảng không đứng và ngang. Phải bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trong thời gian sử dụng cũng như khi hết sử dụng.
- Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải phù hợp với quy hoạch bến, bãi đỗ xe được phê duyệt. Bảo đảm không gây cản trở phương tiện giao thông, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố. Khi sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe công cộng có thu lệ phí thì ưu tiên đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sủ dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó trong việc thuê chỗ để xe ở vị trí liền kề với nhà, công trình cho nhu cầu của bản thân.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã theo phân cấp có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bến, bãi dỗ xe và quy định rõ danh mục các tuyến đường được phép để xe và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đối với đường 2 chiều: lòng đường tối thiểu là 10,5 m thì cho phép để xe 1 bên; Tối thiểu là 14 m thì cho phép để xe 2 bên.
+ Đối với đường 1 chiều: lòng đường tối thiểu là 7,5 m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy.
+ Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở, trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch.
- Bố trí lối vào các công trình hai bên đường phải được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị. Đối với các khu phố hiện trạng khi bố trí lối vào các công trình hai bên đường phải bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân khi xây dựng các cửa hàng, kiốt, mái che mưa, che nắng trên hè phố phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải theo các quy định sau:
+ Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt đối với các đô thị mới, đường phố mới phải được xác định ngay trong quy hoạch chi tiết.
+ Đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt tạm thời các cửa hàng, kiốt phục vụ cho các dịp lễ, hội và phải được tháo dỡ ngay sau khi kết thúc lễ hội.
+ Khi xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng phải theo các quy định và Quy chuẩn xây dựng và được xem xét đồng thời với việc cấp giấy phép xây dựng.
- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú. Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 giờ và phải bố trí lối đi cho người đi bộ, chiều rộng tối thiểu của lối đi cho người đi bộ là 1,5m.
- Khi sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phải nằm trong danh mục quy định các công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán của Ủy ban nhân dân tỉnh và phải bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường, không gây cản trở giao thông, sinh hoạt của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến, phải bố trí lối đi cho người đi bộ là 1,5m. Không cho phép kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã theo phân cấp có trách nhiệm tổ chức lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán thuộc địa bàn mình quản lý.
3. Cấp phép các hoạt động liên quan đến đường đô thị:
a. Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường cho việc trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy, vật liệu xây dựng, kinh doanh buôn bán, lắp đặt, xây dựng các công trình nổi, bố trí lối vào các công trình hai bên đường đối với các khu phố hiện trạng, sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông đều phải xin phép và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm cấp giấy phép tạm cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố và lòng đường vào các mục đích được quy định tại Khoản a, Mục 3 của Hướng dẫn này. Mẫu giấy phép được quy định tại Phụ lục 2 và 3 kèm theo Hướng dẫn này và thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép sử dụng tạm hè phố và lòng đường tối đa không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhân đủ hồ sơ hợp lệ.
b. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm hè phố, lòng đường bao gồm:
- 01 Đơn xin cấp giấy phép (Theo mẫu phụ lục 1 và 2 kèm theo Hướng dẫn này).
- 02 bản vẽ sơ bộ mặt bằng do người xin cấp phép lập. Trong đó có định vị vị trí, diện tích cần xin phép (sau khi cấp giấy phép, 01 bản vẽ được trả lại cùng giấy phép cho tổ chức, cá nhân xin phép).
c. Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố vào việc cưới, việc tang phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú. Chính quyền địa phương nơi cư trú có trách nhiệm kiểm tra và cho phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang.
d. Việc cấp phép đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm thực hiện theo Thông báo số 18/TB-SXD ngày 16-8-2005 của Sở Xây dựng về việc thực hiện tiếp nhận giải quyết hồ sơ thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng, cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.
4. Công tác quy hoạch, thiết kế và xây dựng đường đô thị:
a. Quy hoạch đường đô thị:
Khi tiến hành lập quy hoạch xây dựng đô thị phải có quỹ đất dành cho giao thông đô thị và thực hiện theo các quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 tại Mục I, Phần II của Thông tư số 04/2008/TT-BXD.
b. Thiết kế và xây dựng đường đô thị:
- Thiết kế, xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới đường đô thị phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được duyệt, bảo đảm cao độ theo quy hoạch, người khuyết tật tiếp cận và sử dụng được, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và của các công trình xây dựng hai bên đường đô thị.
- Thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước đồng thời trên tất cả các tuyến đường đô thị theo quy hoạch, quy hoạch chuyên ngành thoát nước (nếu có).
- Có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người và phương tiện tham gia giao thông khi xây dựng đường đô thị. Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến vào phần xe chạy. Hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, thoát nước và hệ thống tuynel, hào kỹ thuật (nếu đã được xác định trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) bắt buộc phải được xây dựng cùng với đường đô thị. Đối với cây xanh trên đường phố thực hiện theo Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị" và Hướng dẫn số 05/SXD-HD ngày 28/7/2006 của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum "Về việc quản lý cây xanh đô thị".
- Vật liệu sử dụng phải đồng bộ về hình dáng, kích thước, màu sắc của bó vỉa, gạch lát vỉa hè trên một tuyến phố hoặc một đoạn tuyến phố. Sử dụng loại bó vỉa phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu lên xuống hè đường của phương tiện giao thông, đem lại mỹ quan cho đô thị.
- Trước khi tiến hành xây dựng phải có giấy phép xây dựng. Quá trình thi công phải bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm sự hoạt động bình thường của phương tiện giao thông và các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị:
- Tất cả các hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ, gây mất mỹ quan đô thị đều bị cấm, như tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị, tự ý mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính. Vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị, sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh, đổ rác, phế thải, lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, biển quảng cáo, trang trí, đường dây, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền gây ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép.
- Thiết kế và xây dựng đường đô thị không theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tự ý đấu nối các công trình vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Công trình khởi công xây dựng nhưng chưa có giấy phép xây dựng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Công tác bảo trì đường đô thị nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho công trình, đảm bảo hoạt động đúng chức năng và đem lại hiêu quả cao khi khai thác.
- Bảo trì đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, cao độ hiện trạng tránh làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan và dân cư hai bên đường.
- Sau khi công trình được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, đường đô thị phải được bảo trì để được khai thác lâu dài. Thời hạn bảo trì được tính từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng. Nội dung bảo trì đường đô thị được thực hiện theo quy trình bảo trì.
- Các công trình đang khai thác, sử dụng, tùy theo quy mô, đặc điểm của công trình, cơ quan quản lý tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực lập quy trình bảo trì.
- Đối với công trình thiết kế mới, nhà thầu thiết kế tiến hành lập quy trình bảo trì trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
- Chủ sở hữu, người được giao quản lý đường đô thị có trách nhiệm bảo trì đường đô thị theo Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng và các quy định hiện hành, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình đường đô thị bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan phản ảnh về Sở Xây dựng để cùng phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM VỈA HÈ
Kính gửi:..............................................................................
1. Tôi tên:.................................................................................................................
- Đại diện cho (nếu là tổ chức):...............................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.................Đường..................................Phường (Thị trấn).............................Thị xã (Huyện)................................Tỉnh............................
- Số điện thoại liên lạc:............................................................................................
2. Địa điểm xin phép sử dụng tạm vỉa hè:
- Tại vị trí:................................Thuộc đường:.....................................Phường (Thị trấn):............................................Thị xã (Huyện)....................................................
3. Nội dung xin phép sử dụng tạm vỉa hè vào mục đích:........................................
.................................................................................................................................
4. Diện tích vỉa hè xin phép sử dụng tạm:...............................................................
5. Các ý kiến đề nghị khác:.....................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Tôi xin cam kết sử dụng và làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Hồ sơ kèm theo gồm:...........................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................./.
| .................Ngày..............tháng............năm............ Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM LÒNG ĐƯỜNG
Kính gửi:..............................................................................
1. Tôi tên:.................................................................................................................
- Đại diện cho (nếu là tổ chức):...............................................................................
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà.................Đường..................................Phường (Thị trấn).............................Thị xã (Huyện)................................Tỉnh............................
- Số điện thoại liên lạc:............................................................................................
2. Địa điểm xin phép sử dụng tạm lòng đường:
- Tại vị trí:................................Thuộc đường:.....................................Phường (Thị trấn):............................................Thị xã (Huyện)....................................................
3. Nội dung xin phép sử dụng tạm lòng đường vào mục đích:...............................
.................................................................................................................................
4. Diện tích lòng đường xin phép sử dụng tạm:......................................................
5. Các ý kiến đề nghị khác:.....................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Tôi xin cam kết sử dụng và làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Hồ sơ kèm theo gồm:...........................................................................................
................................................................................................................................./.
| .................Ngày..............tháng............năm............ Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Số:........GPVH Cấp cho:............................................................................................................... Địa chỉ: Số nhà.................Đường...........................Phường (Thị trấn).................... Thị xã (Huyện)...............................Tỉnh................................................................. 2. Được phép sử dụng tạm thời vỉa hè với các nội dung sau: - Diện tích sử dụng:................................................................................................. - Tại vị trí:.................................Thuộc đường...................................Phường (Thị trấn)..........................................Thị xã (Huyện)....................................................... - Mục đích sử dụng:................................................................................................. ................................................................................................................................. - Thời gian sử dụng:................................................................................................ ................................................................................................................................. 3. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tạm vỉa hè phải thực hiện đúng các quy định được nêu tại phần Trách nhiệm của người được cấp giấy phép kèm theo./.
|
ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP PHẢI THỰC HIỆN
1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu khác khi sử dụng tạm vỉa hè. 2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đô thị và quy định tại Giấy phép này. 3. Phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép đến kiểm tra trước khi triển khai thực hiện và khi hết thời gian sử dụng. 5. Xuất trình giấy phép cho chính quyền địa phương sở tại trước khi sử dụng vỉa hè. Cũng như khi có sự kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. 6. Khi cần thay đổi nội dung sử dụng tạm phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép. 7. Phải bố trí lối đi cho người đi bộ trong thời gian sử dụng, không gây cản trở cho người tham gia giao thông, không làm mất trật tự và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. 8. Có trách nhiệm hoàn trả mặt bằng và phải thực hiện vệ sinh môi trường sau khi hết thời gian sử dụng.
|
GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM LÒNG ĐƯỜNG Số:........GPLĐ Cấp cho:............................................................................................................... Địa chỉ: Số nhà.................Đường...........................Phường (Thị trấn).................... Thị xã (Huyện)...............................Tỉnh................................................................. 2. Được phép sử dụng tạm thời vỉa hè với các nội dung sau: - Diện tích sử dụng:................................................................................................. - Tại vị trí:.................................Thuộc đường...................................Phường (Thị trấn)..........................................Thị xã (Huyện)....................................................... - Mục đích sử dụng:................................................................................................. ................................................................................................................................. - Thời gian sử dụng:................................................................................................ ................................................................................................................................. 3. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tạm lòng đường phải thực hiện đúng các quy định được nêu tại phần Trách nhiệm của người được cấp giấy phép kèm theo./.
|
ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP PHẢI THỰC HIỆN
1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu khác khi sử dụng tạm lòng đường. 2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đô thị và quy định tại Giấy phép này. 3. Phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép đến kiểm tra trước khi triển khai thực hiện và khi hết thời gian sử dụng. 5. Xuất trình giấy phép cho chính quyền địa phương sở tại trước khi sử dụng vỉa hè. Cũng như khi có sự kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. 6. Khi cần thay đổi nội dung sử dụng tạm phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép. 7. Có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian sử dụng, không gây cản trở cho người tham gia giao thông, không làm mất trật tự và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. 8. Có trách nhiệm hoàn trả mặt bằng và phải thực hiện vệ sinh môi trường sau khi hết thời gian sử dụng.
|
- 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Nghị định 41/2007/NĐ-CP về việc xây dựng ngầm đô thị
- 3 Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5 Luật xây dựng 2003
- 6 Luật Giao thông đường bộ 2001