Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UBND TỈNH VĨNH PHÚC
LIÊN SỞ LAO ĐỘNG-TBXH-SỞ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 18/LĐTBXH-TC

Vĩnh Yên, ngày 21 tháng 9 năm 2007

 

HƯỚNG DẪN

CẤP PHÁT, QUẢN LÝ, THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, LAO ĐỘNG THUỘC HỘ DÀNH ĐẤT PHỤC VỤ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2007/NQ-HĐND NGÀY 04/7/2007 CỦA HĐND TỈNH

Căn cứ kế hoạch số 3104/KH-UBND ngày 31/8/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010. Liên ngành Lao động - TB&XH - Tài chính hướng dẫn thực hiện cấp và quản lý kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Đối tượng, điều kiện phạm vi áp dụng.

1. Đối với người học nghề:

Người lao động có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Phúc tham gia học nghề từ 01 tháng trở lên tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo có chức năng dạy nghề theo chương trình, giáo trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt,ban hành,được hỗ trợ học phí học nghề (trừ những người được đào tạo trong chỉ tiêu kế hoạch, học nghề trong doanh nghiệp).

Riêng lao động thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh, sau khi tốt nghiệp được hỗ trợ học phí học nghề .

2. Đối với các cơ sở dạy nghề:

2.1. Các cơ sở dạy nghề công lập do tỉnh quản lý; các giáo viên được cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của UBND tỉnh được hỗ trợ 400.000 đồng/giáo viên/ tháng trong thời gian tối đa không quá 3 tháng/khóa học và được cấp sau khi kết thúc khóa học; được hỗ trợ kinh phí tăng cường máy móc thiết bị dạy nghề theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.

2.2. Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh (công lập, ngoài công lập, trung ương, địa phương) để thực hiện công tác theo dõi, quản lý, in ấn đơn, biểu mẫu, tổ chức thẩm định hồ sơ, chi trả và quyết toán kinh phí hỗ trợ học phí học nghề…theo quy định cụ thể hàng năm của UBND tỉnh.

II. Mức và thời gian hỗ trợ.

1. Mức hỗ trợ đối với người học nghề:

1.1. Học viên thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; học viên hoàn thành nghĩa vụ quân sự; học viên là người dân tộc thiểu số nghèo, được hỗ trợ:

+ Học nghề ngắn hạn: 300.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học nghề dài hạn, bổ túc văn hóa + nghề: 250.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 1.000.000 đồng/học viên/khóa học.

1.2. Học viên là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, người bị nhiễm chất độc da cam, con liệt sỹ (gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật), con đẻ của thương binh, con đẻ của bệnh binh, con đẻ của người được hưởng chính sách như thương binh, con đẻ của người bị nhiễm chất độc da cam; học viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại bị mất tích hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng; học viên khuyết tật, được hỗ trợ:

+ Học nghề dài hạn, ngắn hạn: 200.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học bổ túc văn hóa + nghề: 150.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700.000 đồng/học viên/khóa học.

1.3. Học viên là người dân tộc thiểu số; học viên ở xã thuộc vùng khó khăn; học viên thuộc hộ nghèo được hỗ trợ:

+ Học nghề dài hạn, ngắn hạn: 150.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học bổ túc văn hóa + nghề: 130.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700.000 đồng/học viên/khóa học.

1.4. Học viên là người đã hết hạn chấp hành hình phạt tù; người vi phạm các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm) đã cai nghiện chữa bệnh khỏi hòa nhập cộng đồng, không vi phạm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và được chính quyền địa phương xác nhận, được hỗ trợ:

+ Học nghề dài hạn, ngắn hạn: 150.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học bổ túc văn hóa + nghề: 130.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ: giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700.000 đồng/học viên/khóa học.

1.5. Học viên thuộc các đối tượng còn lại được hỗ trợ;

+ Học nghề dài hạn, ngắn hạn: 110.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học bổ túc văn hóa + nghề: 100.000 đồng/học viên/tháng.

+ Học ngoại ngữ giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700.000 đồng/học viên/khóa học.

2. Thời gian được hỗ trợ:

Người lao động học nghề thuộc các đối tượng trên tham gia học nghề được hỗ trợ 100% số tháng thực học nghề theo chương trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện từ tháng 7 năm 2007.

III. Cấp phát, quản lý, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề.

1. Phương thức cấp:

a) Đối với người học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh:

Kinh phí được cấp trực tiếp cho cơ sở dạy nghề như sau:

- Đối với lớp học nghề ngắn hạn: Sau 15 ngày kể từ ngày Sở Lao động - TB & XH nhận được báo cáo danh sách học viên lớp học, được cấp 70% kinh phí trong khóa học, phần còn lại được cấp tiếp khi kết thúc khóa học (học viên được cấp chứng chỉ nghề).

- Đối với lớp học nghề dài hạn, BTVH + nghề: Được cấp theo năm học, sau 01 tháng (kể từ ngày Sở Lao động - TB & XH nhận được báo cáo danh sách học viên lớp học), được cấp 70% kinh phí trong năm học, phần còn lại được cấp tiếp vào cuối năm học (theo số học viên học thực tế).

b) Đối với học viên học nghề tại các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh:

Được cấp trực tiếp cho người học sau khi hoàn thành khóa học có bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề.

c) Đối với học viên học ngoại ngữ giáo dục định hướng xuất khẩu lao động:

Được cấp cho gia đình học viên khi đã xuất cảnh theo huớng dẫn số 833/LĐTBXH-TC ngày 31/12/2002 của Sở Lao động - TB&XH và Sở Tài chính.

d) Đối với học viên tham gia nhiều khóa học nghề hoặc thuộc nhiều đối tượng:

Nếu một hoc viên thuộc nhiều đối tượng hoặc tham gia nhiều khoá học thì chỉ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất mà đối tượng có và chỉ được cấp hỗ trợ cho khoá học đầu tiên.

2. Trình tự, thủ tục, thanh toán, quyết toán kinh phí:

a) Đối với học viên:

Học viên làm đơn đề nghị theo mẫu (mẫu số 01a) gửi cho cơ sở dạy nghề (đơn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn); nếu học tại các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh thì gửi đơn cho UBND xã, phường, thị trấn (mẫu số 01b), kèm theo bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề phô tô công chứng.

Riêng học viên thuộc các đối tượng ưu tiên như con thương binh, hộ nghèo... phải nộp đầy đủ bản sao công chứng chứng nhận kèm theo.

b) Đối với UBND xã, phường, thị trấn:

- Xác nhận rõ học viên thuộc đối tượng nào.

- Tổng hợp danh sách học viên đã học xong nghề ngoài tỉnh (kèm theo đơn, bằng hoặc chứng chỉ nghề) theo mẫu (mẫu số 02b) chuyển về phòng Nội vụ - LĐTBXH; cấp tiền cho học viên chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền; thanh quyết toán với phòng Nội vụ - LĐTBXH theo quy định (mẫu số 04b kèm theo).

c) Đối với phòng Nội vụ - LĐTBXH:

Thẩm định đơn và danh sách học viên học nghề tại các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh của xã, phường, thị trấn; xác định số tiền hỗ trợ lập danh sách báo cáo Sở Lao động - TB & XH (mẫu số 03b); tiếp nhận và chi trả kinh phí cho UBND xã, phường, thị trấn để cấp cho người học; thanh quyết toán với Sở Lao động - TB & XH theo quy định (mẫu số 04c).

d) Đối với các cơ sở dạy nghề:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch tăng cường máy móc thiết bị hoàn thành trước tháng 6 hàng năm gửi Sở Lao động - TB & XH để tổng hợp.

- Hướng dẫn cụ thể cho người học nghề ghi đầy đủ các thông tin trong đơn xin hỗ trợ kinh phí học nghề và xác nhận đơn; phân loại học viên thuộc các đối tượng tổng hợp đề nghị Sở Lao động - TB & XH cấp kinh phí hỗ trợ (mẫu số 02a và 03a), trực tiếp chi trả tiền hỗ trợ học phí học nghề cho học viên và lập bảng kê chi tiền (mẫu số 04a). Bảng kê chi tiền được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị, 01 bản gửi về Sở Lao động - TB & XH để làm cơ sở quyết toán.

- Trường hơp học viên thôi học, chậm nhất sau 05 ngày cơ sở dạy nghề phải báo cáo với Sở Lao động - TB & XH.

- Trường hợp người nhận tiền thay phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người học nghề cư trú.

Đề nghị UBND huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn; lãnh đạo các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện theo hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ảnh về Sở Lao động - TB & XH để được hướng dẫn./.

 

GIÁM ĐỐC
SỞ TÀI CHÍNH




Nguyễn Văn Quốc

GIÁM ĐỐC
SỞ LAO ĐỘNG-TB&XH




Lê Xuân Đăng

 

Mẫu số 01a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP HỖ TRỢ HỌC PHÍ HỌC NGHỀ

(Theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh)

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn):………………..

- Trường (trung tâm) dạy nghề:…………………………..

 

+ Tên tôi là (1):

+ Ngày, tháng, năm sinh (2):............. Số CMND: ... ngày cấp: ..... .......... nơi cấp:           

+ Nguyên quán (3):

+ Hộ khẩu thường trú (4):

+ Thuộc hộ ông (bà)(5):

+ Tôi thuộc đối tượng(6):

 +Giấy chứng nhận (7): ……… Số……….. ngày cấp nơi cấp giấy chứng nhận:…………

+ Diện tích đất thu hồi (8): ……. m2 tại Quyết định thu hồi đất số: …………. ngày ……. tháng ….. năm ………. của UBND ………..

Để làm:

+ Hiện đang học tại lớp (9): …….... Năm thứ: ……….. Nghề: …………

+ Thời gian khóa học (10): ………….. tháng

Từ ngày ….. tháng ……... năm ……….đến ngày….. tháng…. năm…….

+ Tại trường (trung tâm) (11):…………….........; khóa học: ………

Căn cứ vào Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tôi làm đơn này đề nghị được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề.

 

 

 

Ngày …… tháng …… năm……

Xác nhận
của cơ sở đào tạo

Xác nhận của UBND

(Xã, phường, thị trấn)

Người làm đơn

 

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 01b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP HỖ TRỢ HỌC PHÍ HỌC NGHỀ NGOÀI TỈNH

(Theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh)

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn):………………..

- Trường (trung tâm) dạy nghề:…………………………..

 

+ Tên tôi là (1):

+ Ngày, tháng, năm sinh (2):……… Số CMND: ......... ngày cấp: .......... nơi cấp: ………

+ Nguyên quán (3):

+ Hộ khẩu thường trú (4):

+ Thuộc hộ ông (bà)(5):

+ Tôi thuộc đối tượng(6):

 + Giấy chứng nhận (7): ………… Số….. ngày cấp ……....nơi cấp giấy chứng nhận: …………………..

+ Diện tích đất thu hồi (8): ……….. m2 tại Quyết định thu hồi đất số: ………… ngày …….. tháng ……... năm …….. của UBND …………

 Để làm: ……………………………………………………………...

+ Đã học tại lớp (9): ………….. Nghề: …………………………….

+ Thời gian khóa học (10): ………... tháng

Từ ngày ……... tháng …... năm ………. đến ngày…. tháng …. năm……

+ Tại trường (trung tâm) (11):………............; khóa học: ………………..

Căn cứ vào Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tôi làm đơn này đề nghị được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề.

 

 

 

Ngày …… tháng …… năm……

Xác nhận
của cơ sở đào tạo

Xác nhận của UBND

(Xã, phường, thị trấn)

Người làm đơn

 

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 01c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp hỗ trợ kinh phí học ngoại ngữ, giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

- Sở Lao động - TB&XH Vĩnh Phúc

 

+ Tên tôi là(1): ……………….. sinh ngày …….. tháng…….. năm ……

+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (2):

+ Chứng minh thư nhân dân số (3):………Cấp ngày………. nơi cấp:…..

+ Thuộc hộ ông (bà) (4):………………... Có diện tích đất dành phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là: …… m2.

+ Tôi được tuyển đi xuất khẩu lao động tại nước (5):……………………..

Do công ty……………………………………….. tuyển chọn.

+ Số hộ chiếu (6): ................................. ngày xuất cảnh (bay) ……………

+ Tôi đã học và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ và giáo dục định hướng.

+ Nay tôi viết đơn đề nghị UBND tỉnh, Sở Lao động - TB & XH xem xét cho tôi hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 4/7/2007 của HĐND tỉnh.

+ Tiền hỗ trợ học ngoại ngữ và giáo dục định hướng (7): ………………

Bằng chữ (8):

Vì điều kiện tôi đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nên tôi ủy nhiệm cho:

+ Ông (bà) (9):………………………………. có chứng minh nhân dân số:…………...... cấp ngày: ……….../…….../………. nơi cấp: ………………..

Là (10): ……………… của tôi được lĩnh số tiền trên.

Tôi xin cam đoan các nội dung nêu trên trong đơn là đúng sự thực. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

 

Ngày …… tháng …… năm……

Xác nhận
đơn vị làm công tác XKLĐ

Xác nhận của UBND

(Xã, phường, thị trấn)

Người làm đơn

 

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC BIỂU MẪU

I . Mẫu số 01a : Đơn xin hỗ trợ học nghề

Đơn này do ngư­ời lao động học nghề lập nên gửi UBND xã (ph­ường, thị trấn) xem xét đơn và xác nhận cụ thể sau đó nộp cho cơ sở đào tạo nghề mình đang theo học.

- Dòng kính gửi:

+ Ghi tên UBND xã (ph­ường, thị trấn) nơi học viên đăng ký hộ khẩu thường trú.

 + Ghi tên trư­ờng (trung tâm) dạy nghề nơi học viên đang theo học.

- (1): Ghi họ và tên học viên.

- (2): Ghi rõ ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư­ học viên.

- (3)(4): Ghi rõ nguyên quán và hộ khẩu th­ường trú của học viên.

- (5): Ghi tên chủ hộ gia đình học viên.

- (6): Dòng này cần ghi đúng đối tư­ợng và ghi rõ ràng .VD: thuộc đối tượng “Thu hồi đất” ghi thu hồi đất; hoặc Thuộc đối tượng “hộ nghèo”ghi hộ nghèo…….

- (7): Ghi theo dòng (6); VD: Thuộc đối t­ượng “Hộ nghèo” ghi Giấy chứng nhận hộ nghèo, số giấy chứng nhận, ngày cấp và nơi cấp, tương tự các đối tượng ­ưu tiên khác ghi như trên (trừ đối t­ượng thu hồi đất đư­ợc ghi ở dòng (8).

- (8): Nếu là đối t­ượng thu hồi đất ghi số m2 đất bị thu hồi, số quyết định thu hồi, ngày tháng năm, cấp nào ra quyết định và Thu hồi đất dành cho mục đích gì, nếu để phát triển công nghiệp ghi phát triển công nghiệp, làm đ­ường quốclộ ghi làm đư­ờng quốc lộ………)

- (9)(10)(11): Ghi đúng thông tin tại thời điểm học viên làm đơn.

UBND xã (phư­ờng, thị trấn) tiếp nhận đơn của học viên xác nhận cụ thể học viên thuộc đối t­ượng gì.

II. Mẫu số 01b: Đơn xin hỗ trợ học phí học nghề ngoài tỉnh

Đơn này do ng­ười lao động học nghề ngoài tỉnh lập gửi UBND xã (phường, thị trấn), đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động xem xét đơn và xác nhận cụ thể sau đó nộp cho cơ sở đào tạo nghề mình đang theo học

Cách ghi: Như cách ghi mẫu số 01a

III. Mẫu số 01c: Đơn xin hỗ trợ kinh phí học ngoại ngữ - giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Đơn này do người lao động học ngoại ngữ - giáo dục định hướng lập gửi UBND xã (phường, thị trấn), đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động xem xét đơn và xác nhận cụ thể sau đó nộp cho Phòng Nội vụ - LĐTBXH huyện .

- (1): Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh học viên.

- (2): Ghi rõ nơi đăng ký hộ khẩu th­ường trú của học viên.

- (3): Ghi rõ số chứng minh th­ư , ngày cấp, nơi cấp CMT của học viên.

- (4): Ghi tên chủ hộ gia đình học viên và số m2 đất dành phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng .

- (5): Ghi rõ đi xuất khẩu tại nư­ớc nào và do Công ty nào tuyển chọn.

- (6): Ghi rõ số hộ chiếu, ngày tháng năm xuất cảnh.

- (7): Số tiền hỗ trợ bằng số (t­ương ứng với loại đối t­ượng theo hướng dẫn).

- (8): Ghi rõ số tiền bằng chữ (theo (7)).

- (9): Ghi rõ Họ và tên, số chứng minh th­ư, ngày cấp, nơi cấp của ng­ười được ng­ười lao động ủy quyền nhận tiền hỗ trợ.

- (10): Ghi rõ quan hệ của người đựơc uỷ quyền với người lao động : Bố (mẹ) đẻ; Vợ( chồng); Anh( chị,em) ruột

IV. Mẫu số 02a: Danh sách học viên đề nghị cấp kinh phí học nghề

Biểu này do các cơ sở dạy nghề lập lên đề nghị cấp tiền hỗ trợ lao động học nghề tại cơ sở của mình.

Căn cứ lập biểu :

- Đơn đề nghị hỗ trợ học phí học nghề của học viên ( mẫu số 01a)

- Báo cáo ban đầu( hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp )

Cột 1: Ghi theo số thứ tự.

Cột 2: Ghi họ và tên học viên đề nghị cấp tiền hỗ trợ theo đối t­ượng như­ hướng dẫn.

Cột 3: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nam.

Cột 4: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nữ.

Cột 5: Ghi hộ khẩu th­ường trú học viên.

Cột 6: Ghi số tháng thực học của học viên trong khóa học

Cột 7: Ghi số tháng đề nghị hỗ trợ đợt này.

Cột 8: Ghi số tiền đ­ợc h­ưởng một tháng (mức h­ưởng theo từng loại đối tượng đ­ược hỗ trợ).

Cột 9: Tổng số tiền hỗ trợ đợt này của học viên = Cột(7) x Cột (8).

Cột 10: Ghi chú.

V. Mẫu 02b: Danh sách học viên đề nghị cấp kinh phí học nghề ngoài tỉnh

Biểu này do UBND xã (phường, thị trấn) lập gửi phòng Nội vụ - LĐTBXH các huyện, thành phố, thị xã.

Căn cứ để lập biểu:

- Đơn đề nghị hỗ trợ học phí học nghề ngoài tỉnh của họcviên (mẫu số 01b);

- Bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề (công chứng ) của học viên .

Cột 1: Ghi theo số thứ tự.

Cột 2: Ghi họ và tên học viên đề nghị cấp tiền hỗ trợ theo đối t­ượng như hướng dẫn, đã có bằng hoặc chứng chỉ nghề do các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

Cột 3: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nam.

Cột 4: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nữ.

Cột 5: Ghi hộ khẩu th­ường trú học viên.

Cột 6: Ghi tên cơ sở đào tạo nghề học viên theo học và đã tốt nghiệp

Cột 7: Ghi số tháng thực học của học viên trong khóa học

Cột 8: Ghi số tiền đ­ợc h­ởng một tháng (mức hư­ởng theo từng loại đối tượng đ­ược hỗ trợ).

Cột 9: Tổng số tiền hỗ trợ ( = cột (7) x cột (8)).

Cột 10 : Ghi chú

VI. Mẫu số 03a: Tổng hợp số học viên được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề.

Biểu này do các cơ sở dạy nghề lập lên khi tổng hợp số học viên đề nghị cấp kinh phí theo đợt.

Cột 1: Ghi số thứ tự các lớp (khóa) đào tạo nghề.

Cột 2: Ghi tên lớp (khóa) đề nghị cấp kinh phí.

Cột 3: Ghi tổng thời gian đào tạo (số tháng).

Cột 4: Ghi ngày khai giảng của khóa học.

Cột 5: Ghi ngày dự kiến tốt nghiệp của khóa học.

Cột 6, 8, 10, 12, 14: Ghi tổng số ng­ười đ­ược hỗ trợ theo từng đối t­ượng tương ứng.

Cột 7, 9, 11, 13, 15: Ghi tổng số tiền hỗ trợ theo từng đối t­ượng t­ương ứng.

Cột 16: Tổng số ngư­ời đ­ược hỗ trợ ( = cột(6) + cột (8) + cột (10) + cột (12) + cột (14)).     

Cột 17:Tổng số tiền hỗ trợ (= cột(7)+cột(9)+cột (11) + cột (13)+ cột (15).

VII. Mẫu số 03b : Tổng số học viên được cấp kinh phí hỗ trợ học nghề ngoài tỉnh .

Biểu này do phòng Nội vụ – LĐTBXH các huyện, thành phố, thị xã lập gửi Sở Lao động TB&XH.

Căn cứ để lập biểu : Danh sách học viên đề nghị cấp kinh phí học nghề ngoài tỉnh ( mẫu số 02b)

Cột 1: Ghi thứ tự các xã.

Cột 2: Ghi các xã có đối t­ượng hỗ trợ

Cột 3: Ghi thứ tự đối t­ượng từ đối t­ượng 1 đến đối t­ượng 5 (nh­ư mẫu).

Cột 4, 6, 8: Ghi tổng số ng­ười hỗ trợ theo từng hệ đào tạo t­ương ứng của 1 loại đối tượng.

Cột 5, 7, 9: Ghi tổng số tiền hỗ trợ theo từng hệ đào tạo tư­ơng ứng của 1 loại đối t­ượng.

Cột 10: Tổng số ng­ười đ­ược hỗ trợ của các hệ đào tạo của 1 loại đối tượng = cột (4) + cột (6) + cột (8).

Cột 11: Tổng số tiền hỗ trợ của các hệ đào tạo của 1 loại đối t­ượng (= cột (5)+ cột (7)+ cột (9)).

Hết mỗi xã ghi dòng tổng cộng số người, số tiền của xã đó . Dòng cuối cùng ghi tổng số người, tổng số tiền đề nghị hỗ trợ của toàn huyện .

Cột 12: Ghi chú.

VIII . Mẫu số 04a: Bảng thanh toán tiền hỗ trợ lao động học nghề

Biểu này do các cơ sở dạy nghề lập lên khi chi trả tiền hỗ trợ học nghề cho học viên học nghề tại cơ sở mình.

Căn cứ để lập biểu : Danh sách học viên được hỗ trợ học nghề ( theo từng đợt) đã đựơc Sở Lao động - TB&XH thẩm định .

 Cột 1: Số thứ tự.

- Từng loại đối tượng : Ghi A,B,C,D,E t­ương ứng với 5 loại đối tượng

- Thứ tự học viên của từng loại đối tượng : Ghi theo thứ tự 1,2,3…..

Cột 2: Ghi họ và tên học viên lĩnh tiền đợt này.

Cột 3: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nam.

Cột 4: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nữ.

Cột 5: Ghi hộ khẩu th­ường trú học viên.

Cột 6: Ghi khóa học mà học viên theo học

Cột 7: Ghi số tháng thực học của học viên trong khóa học.

Cột 8: Ghi số tiền đ­ược h­ưởng một tháng (mức hư­ởng theo từng loại đối tượng đ­ược hỗ trợ).

Cột 9: Tổng số tiền hỗ trợ (= cột (7) x cột (8)).

Cột 10: Họ và tên ng­ười nhận tiền, nếu nhận hộ thì ghi tên ngư­ời nhận hộ.

Cột 11: Ng­ười nhận tiền ký tên.

IX. Mẫu số 04b: Bảng thanh toán tiền hỗ trợ lao động học nghề ngoài tỉnh

Biểu này do UBND xã (phư­ờng, thị trấn) lập lên khi trả tiền cho ng­ười lao động học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.

Căn cứ để lập biểu : Danh sách học viên đựơc hỗ trợ học nghề ngoài tỉnh ( theo từng đợt) đã đựoc Sở Lao động - TB&XH thẩm định

Cột 1: Số thứ tự:

- Từng loại đối tượng A, B, C, D, E: T­ương ứng với 5 loại Đối t­ượng

- Thứ tự học viên của từng loại đối tượng: Ghi theo thứ tự 1, 2, 3, …

Cột 2: Ghi họ và tên học viên lĩnh tiền đợt này.

Cột 3: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nam.

Cột 4: Ghi ngày tháng năm sinh học viên nữ.

Cột 5: Ghi tên cơ sở đào tạo nghề học viên theo học và đã tốt nghiệp

Cột 6: Ghi số tháng thực học của học viên trong khóa học

Cột 7: Ghi số tiền đ­ược h­ưởng một tháng (mức h­ưởng theo từng loại đối tượng đ­ược hỗ trợ).

Cột 8: Tổng số tiền hỗ trợ( = Cột (6)x cột (7)).

Cột 9: Họ và tên ngư­ời nhận tiền, nếu nhận hộ thì ghi tên ng­ười nhận hộ.

Cột 10: Ng­ười nhận tiền ký tên.

X. Mẫu số 04c: Bảng tổng hợp thanh toán tiền hỗ trợ lao động học nghề ngoài tỉnh

Biểu này do Phòng Nội vụ- LĐTBXH các huyện, thành phố, thị xã lập lên.

Căn cứ để lập biểu: Bảng thanh toán tiền hỗ trợ học nghề ngoài tỉnh ( Mẫu số 04 b)

Cột 1: Số thứ thự xã có ngư­ời đ­ược hỗ trợ

Cột 2: Ghi các xã đã cấp tiền để chi trả cho học viên.

Cột 3: Số tiền đã cấp cho các xã.

Cột 4: Số tiền đã thanh toán thực tế cho học viên của từng xã theo biểu 04

Cột 7: Số tiền thừa (do thanh toán ít hơn số tiền đã cấp).

Cột 8: Số thanh toán thiếu (do số thanh toán nhiều hơn số tiền đã cấp).

Cột 9: Ghi chú: Ghi rõ lý do thừa ( thiếu ) .