BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 23-HD/BTCTW | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ
- Căn cứ Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 21/8/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương;
- Căn cứ Quyết định số 119-QĐ/TW ngày 20/12/2007 của Ban Bí thư Trung ương (khóa X) về việc kiện toàn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương
Sau khi thống nhất với Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh) như sau:
I. Vị trí, chức năng
Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh là cơ quan thuộc Tỉnh ủy, có chức năng tham mưu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.
Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
II. Nhiệm vụ
1. Tham mưu cho ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Chế độ, chính sách và những giải pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.
2. Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện); các sở, ban, ngành của tỉnh.
3. Theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ
3.1. Trực tiếp theo dõi, quản lý sức khỏe các đối tượng cán bộ sau đây:
- Đối tượng theo quy định của Trung ương:
+ Cán bộ lão thành cách mạng;
+ Cán bộ tiền khởi nghĩa;
+ Cán bộ lãnh đạo từ cấp cục, vụ, viện và tương đương trở lên đã nghỉ hưu trên địa bàn;
+ Cán bộ thuộc diện ban chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (đương chức và nghỉ hưu)
- Một số đối tượng khác do ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định
3.2. Phối hợp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ từ cấp cục, vụ, viện và tương đương trở lên của các cơ quan Trung ương đang công tác trên địa bàn
4. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ diện ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý
5. Tổ chức chỉ đạo, quản lý trực tiếp hoạt động của các đơn vị chuyên môn trực thuộc ban theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Hướng dẫn này.
6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.
III. Tổ chức, bộ máy
1. Cơ cấu tổ chức
Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh có từ 7 đến 9 thành viên (có một thành viên chuyên trách, còn lại hoạt động kiêm nhiệm) gồm:
- Trưỏng ban: Đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
- Các phó trưởng ban:
+ Phó trưởng ban thường trực là bác sỹ, là cán bộ chuyên trách, trực tiếp điều hành công việc hằng ngày của ban, phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.
+ Giám đốc sở y tế
+ Phó trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy, phụ trách công tác chính sách cán bộ.
- Các ủy viên:
+ Chánh văn phòng Tỉnh ủy.
+ Giám đốc sở tài chính.
+ Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh.
+ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Nơi có yêu cầu thêm thành viên kiêm nhiệm khác thì do Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
2. Tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc
2.1. Hội đồng chuyên môn ban bảo vệ sức khỏe tỉnh
- Là cơ quan chuyên môn tham mưu, tư vấn cho cấp ủy tỉnh, ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tỉnh và trực tiếp quyết định, kết luận về công tác chuyên môn đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Tổ chức hội chẩn, điều trị bệnh, quyết định chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị, vv…
- Hội đồng làm việc theo chế độ quyết định tập thể; các thành viên hội đồng hoạt động kiêm nhiệm.
- Số lượng thành viên hội đồng: có từ 5 đến 7 đồng chí, do đồng chí phó trưởng ban là Giám đốc Sở y tế làm Chủ tịch hội đồng
- Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng: thực hiện theo quy định của Bộ Y tế
2.2. Phòng khám và quản lý sức khỏe
2.2.1. Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình công tác của ban; tổng hợp tình hình các hoạt động của lãnh đạo ban, soạn thảo các báo cáo thường kỳ và đột xuất cho ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh
- Khám, quản lý sức khỏe phục vụ cho công tác theo dõi, chuẩn bị nhân sự đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý
- Khám, chữa bệnh, theo dõi sức khỏe cán bộ:
+ Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu và khám chữa bệnh cho các cán bộ thuộc diện quản lý; thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
+ Quản lý sức khỏe, theo dõi diễn biến của người mắc bệnh mãn tính khi được điều trị tại nhà. Theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc tại cơ quan đối với cán bộ chủ chốt theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ trong diện quản lý.
+ Phối hợp với các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng để phục vụ công tác điều dưỡng cho cán bộ.
+ Phối hợp với khoa nội bệnh viện đa khoa trung tâm và các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh để giải quyết có hiệu quả việc khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cho cán bộ.
+ Quan hệ chặt chẽ với các bệnh tuyến trên để phục vụ việc khám và điều trị bệnh cho cán bộ.
- Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp huyện.
- Giúp lãnh đạo Ban theo dõi công tác tổ chức - cán bộ, công tác thi đua khen thưởng; thực hiện công tác hành chính, văn thư - lưu trữ, quản lý hồ sơ sức khỏe theo quy định.
- Thực hiện các công việc đột xuất khác khi có yêu cầu.
2.2.2. Tổ chức bộ máy:
Phòng khám - quản lý sức khỏe có trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng và một số bác sĩ, y tá, dược sĩ, điều dưỡng viên và một số cán bộ, công chức, nhân viên nghiệp vụ khác. Trưởng, phó phòng phải có trình độ từ bác sĩ trở lên.
3. Biên chế
3.1. Biên chế khung cán bộ chuyên trách của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh ( là biên chế của phòng khám - quản lý sức khỏe ) có từ 9 đến 12 cán bộ; Thanh Hóa và Nghệ An không quá 16 cán bộ; Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh không quá 22 cán bộ (do ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quyết định cụ thể).
3.2. Những thành phố có nhà nghỉ dưỡng thì chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của nhà nghĩ dưỡng do ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy xem xét, quyết định.
IV. Cơ chế hoạt động
1. Quan hệ giữa ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ phối hợp và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.
2. Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh có trụ sở làm việc, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
3. Kinh phí hoạt động của ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh do ngân sách nhà nước cấp qua Văn phòng Tỉnh ủy hoặc cấp trực tiếp cho ban.
V. Tổ chức thực hiện
- Căn cứ Hướng dẫn này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh tham mưu cho ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của ban bảo vệ, chăm sóc cán bộ huyện. Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh xây dựng quy chế hoạt động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.
- Hướng dẫn nay thay cho Hướng dẫn số 01-HD/BBVCSSK ngày 22/01/2003 của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và Hướng dẫn bổ sung số 31-HD/BTCTW ngày 01/9/2004 của Ban Tổ chức Trung ương.
Nơi nhận: | K/T TRƯỞNG BAN |
- 1 Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2 Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 224-QĐ/TW năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Quy định 220-QĐ/TW năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ do Ban Bí thư ban hành
- 5 Quyết định 78-QĐ/TW năm 2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương do Bộ Chính trị ban hành
- 1 Quy định 220-QĐ/TW năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ do Ban Bí thư ban hành
- 2 Quyết định 224-QĐ/TW năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4 Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Hướng dẫn 05-HD/BTCTW năm 2021 về một số nội dung thực hiện Quy định 208-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Chính trị cấp huyện do Ban Tổ chức Trung ương ban hành