VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022 |
Thực hiện Hướng dẫn số 544/HD-BTĐKT ngày 23/3/2022 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc sơ kết 03 năm thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao hướng dẫn sơ kết 03 năm thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở” (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua) giai đoạn 2019 - 2025 như sau:
1. Đánh giá quá trình tổ chức phát động, triển khai thực hiện Phong trào thi đua; công tác tuyên truyền về ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) và kết quả Phong trào thi đua trong 03 năm (2019 - 2022).
2. Đánh giá kết quả Phong trào thi đua, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua thông qua việc tổ chức thực hiện Công văn số 2406/VKSTC-V16 ngày 05/6/2019 và Kế hoạch số 123/KH-VKSTC ngày 16/7/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao; xác định mục tiêu, nội dung và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua đến năm 2025.
3. Biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua; nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay; các mô hình, cách làm sáng tạo hiệu quả trong thực hiện Phong trào thi đua.
4. Tổ chức sơ kết bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
1. Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo VKSND các cấp, các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức phát động, triển khai Phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, nhằm thu hút, tập hợp sự tham gia, hưởng ứng tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND trong thực hiện Phong trào thi đua.
2. Trên cơ sở đặc thù của từng địa phương, đơn vị để xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết thiết thực, hiệu quả, qua đó đánh giá đúng kết quả thực hiện Phong trào theo từng nội dung thi đua nêu tại Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 123/KH-VKSTC ngày 16/7/2019 của VKSND tối cao trong đó tập trung đánh giá các giải pháp, mô hình, cách làm sáng tạo, góp phần thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua ở địa phương, đơn vị.
3. Đánh giá tác động, hiệu quả của Phong trào thi đua đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua, các cuộc vận động đang được triển khai thực hiện.
4. Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Phong trào thi đua; những kiến nghị, đề xuất tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua trong các năm tiếp theo (2023 - 2025).
5. Xem xét, lựa chọn, biểu dương, tôn vinh kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong Phong trào thi đua của đơn vị.
1. Đối tượng
- Tập thể: Các địa phương, đơn vị trong ngành KSND, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Cá nhân: Công chức, viên chức, người lao động trong ngành KSND và Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2. Căn cứ đề nghị khen thưởng
Tập thể, cá nhân đạt các tiêu chí được nêu tại Kế hoạch số 123/KH-VKSTC ngày 16/7/2019. Việc đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân phải căn cứ vào thành tích đóng góp thực tế trong suốt quá trình triển khai, thực hiện cuộc vận động, có định lượng cụ thể; không đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích chung chung, không thiết thực.
3. Hình thức khen thưởng và tỷ lệ khen thưởng
3.1. Hình thức khen thưởng
- Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao.
- Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(Lưu ý: Đối với khen thưởng cấp nhà nước sẽ có hướng dẫn sau)
3.2. Tỷ lệ khen thưởng
3.2.1. Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao
Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn trong số các tập thể, cá nhân đã được khen thưởng trong 03 năm (2019 - 2021) phong trào thi đua này gắn với phong trào thi đua xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu nhất để đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao tặng Bằng khen, cụ thể:
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 01 tập thể và 01 cá nhân. Riêng Văn phòng VKSND tối cao, Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Trường Đại học kiểm sát Hà Nội: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 02 tập thể và 02 cá nhân.
- Viện kiểm sát quân sự lựa chọn đề nghị 12 tập thể và 13 cá nhân.
- VKSND cấp cao: Mỗi đơn vị lựa chọn 01 tập thể và 02 cá nhân.
- VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tập thể có số lượng dưới 20 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 02 tập thể và 02 cá nhân;
Tập thể có số lượng từ 20 đến 30 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 03 tập thể và 03 cá nhân.
Tập thể có số lượng từ 30 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện trở lên: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị 04 tập thể và 04 cá nhân.
3.2.2. Giấy khen
Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng Giấy khen theo thẩm quyền. Tỷ lệ khen thưởng do Thủ trưởng đơn vị quyết định (đối với các đơn vị thuộc VKSND tối cao: Giới hạn mỗi đơn vị 01 tập thể và 01 cá nhân).
4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao được lập thành 01 bộ (bản chính) gồm:
- Tờ trình của cấp trình khen thưởng (kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng);
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình khen thưởng;
- Báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
1. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành sơ kết, đánh giá Phong trào thi đua.
2. Báo cáo sơ kết Phong trào thi đua và hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về VKSND tối cao (Vụ Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 30/4/2022, đồng thời gửi bản mềm vào địa chỉ: vp_v16@vks.gov.vn để tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND và Viện trưởng VKSND tối cao (có đề cương Báo cáo sơ kết gửi kèm).
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên hệ trực tiếp hoặc phản ánh về Vụ Thi đua - Khen thưởng VKSND tối cao để được giải đáp./.
Nơi nhận: | KT. VIỆN TRƯỞNG |
SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THI ĐUA THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ” GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 15/4/2022 của VKSND tối cao)
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát động Phong trào thi đua
a) Kết quả xây dựng và ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, phát động và triển khai thực hiện Phong trào thi đua;
b) Phân công nhiệm vụ; tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện Phong trào thi đua của địa phương, đơn vị.
2. Công tác tuyên truyền
a) Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND tích cực tham gia, hưởng ứng Phong trào thi đua;
b) Đánh giá kết quả công tác tuyên truyền, vận động đối với việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua, trong đó nêu rõ những kinh nghiệm, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong thực hiện công tác tuyên truyền về Phong trào thi đua của địa phương, đơn vị.
1. Kết quả hưởng ứng, thực hiện Phong trào thi đua
a) Đánh giá công tác xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị về văn hóa công sở;
b) Đánh giá về thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc tại từng địa phương, đơn vị;
c) Đánh giá về thực hiện ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của từng địa phương, đơn vị;
d) Đánh giá về xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp;
đ) Đánh giá công tác tổ chức các phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, bám sát các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị để thu hút tập hợp sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
e) Đánh giá việc thực hiện của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành trên các nội dung: Chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần, thái độ làm việc; thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử; tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống; phong cách, trang phục làm việc...
2. Những cách làm hay, sáng tạo của địa phương, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND trong thực hiện phong trào thi đua
3. Đánh giá tác động, hiệu quả của Phong trào thi đua đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
4. Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Phong trào thi đua
5. Kết quả biểu dương, tôn vinh, khen thưởng Phong trào thi đua (nếu có)
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được
2. Tồn tại, hạn chế
3. Một số nguyên nhân tồn tại, hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan;
b) Nguyên nhân chủ quan.
4. Bài học kinh nghiệm
5. Đề xuất, kiến nghị để tiếp tục triển khai Phong trào thi đua đến năm 2025./.
- 1 Kế hoạch 09/KH-VKSTC về thực hiện Chỉ thị về công tác thi đua, khen thưởng của ngành kiểm sát nhân dân năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Thông tư 01/2020/TT-VKSTC sửa đổi quy định của Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Quyết định 424/QĐ-VKSTC năm 2020 về Tiêu chí chấm điểm, xếp loại thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành