VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2019 |
VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG ĐỘT XUẤT TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Căn cứ Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-VKSTC ngày 16/10/2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019;
Căn cứ Kế hoạch số 23/KH-VKSTC ngày 28/02/2019 thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng năm 2019.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn về việc khen thưởng đột xuất trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức ý nghĩa của việc khen thưởng đột xuất trên từng lĩnh vực công tác để kịp thời khích lệ, động viên, nêu gương, tạo sự lan tỏa, thi đua trong toàn Ngành theo hướng thực chất, hiệu quả nhằm quảng bá, tuyên truyền về hình ảnh người cán bộ Kiểm sát nhân dân.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và của Ngành.
- Nâng cao tỷ lệ khen thưởng đối với tập thể nhỏ và công chức, viên chức, người lao động trực tiếp thực thi nhiệm vụ.
2. Yêu cầu
- Việc khen thưởng đột xuất phải kịp thời, công bằng, công khai và thực chất; bảo đảm đúng điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Tập thể, cá nhân được khen thưởng phải thực sự lập được thành tích xuất sắc đột xuất có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc đột xuất
Thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác của tập thể, cá nhân là thành tích lập được đối với từng vụ, việc cụ thể ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận; thể hiện sự sáng tạo, trách nhiệm cao, vượt qua mọi khó khăn, đem lại hiệu quả cao trong công tác được các cấp lãnh đạo, dư luận xã hội đánh giá cao, tạo được uy tín, ảnh hưởng lớn tại địa phương cũng như trong toàn quốc.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong công tác hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
2. Nguyên tắc đề nghị khen thưởng
- Hình thức, mức hạng đề nghị khen thưởng phải phù hợp với thành tích đạt được. Mỗi thành tích đạt được chỉ đề nghị một hình thức khen thưởng tương ứng với thành tích đó; không đề nghị nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng đối với mỗi vụ, việc cụ thể; không cộng dồn thành tích của nhiều vụ, việc ở các thời điểm khác nhau để nâng mức khen thưởng.
Đơn vị, tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc trong việc:
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm, do Ban chỉ đạo Trung ương (hoặc Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) về phòng chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo; hoặc các vụ án xâm phạm trật tự an toàn xã hội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận xã hội quan tâm.
- Phát hiện, khởi tố điều tra giải quyết các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp có tính chất phức tạp, được dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp.
- Kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính có tính chất phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
- Tham gia giải quyết các điểm nóng, tranh chấp khiếu kiện đông người, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Thực hiện công tác xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thực hiện công tác, hoạt động khác hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất được lãnh đạo phân công.
Căn cứ thành tích đạt được và phạm vi ảnh hưởng để đề nghị tặng hình thức khen thưởng sau:
- Huân chương Lao động;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Giấy khen.
- Khen thưởng cấp nhà nước: Đơn vị cấp Vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; cá nhân.
- Khen thưởng cấp Ngành, cấp cơ sở: Đơn vị; tập thể nhỏ (phòng, ban, khoa và cấp tương đương của đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện nghiệp vụ và cấp tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; phòng và cấp tương đương của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); cá nhân.
- Việc xem xét đề nghị khen thưởng thực hiện ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất. Hồ sơ đề nghị khen thưởng gồm:
+ Tờ trình của cấp trình (kèm theo danh sách và trích ngang thành tích đột xuất của các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng);
+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình;
+ Báo cáo thành tích đột xuất của cá nhân, tập thể đề nghị tặng thưởng, có xác nhận của cấp trình (thực hiện theo mẫu số 05 được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019AT-VKSTC ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
- Trường hợp tập thể, cá nhân lập được thành tích, công trạng rõ ràng, khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành, việc khen thưởng thực hiện theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 48 Thông tư số 01/2019/TT-VKSTC ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm:
+ Tờ trình của cấp trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng);
+ Bản tóm tắt thành tích của đơn vị quản lý trực tiếp, trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng.
Lưu ý: Hồ sơ lập 01 bộ đối với đề nghị tặng Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Lập 03 bộ đối với đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Lập 04 bộ đối với đề nghị tặng Huân chương Lao động.
- Căn cứ vào Hướng dẫn này, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ động xem xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất theo đúng quy định.
- Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát và Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân các cấp kịp thời phản ánh, đưa tin, tuyên truyền về những tập thể, cá nhân được khen thưởng đột xuất.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên hệ trực tiếp với Vụ Thi đua - Khen thưởng để được giải đáp./.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Kế hoạch 128/KH-TANDTC về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2019 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3 Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2018 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4 Quyết định 966/QĐ-TCHQ năm 2017 Quy chế khen thưởng đột xuất lĩnh vực công tác của Tổng cục Hải quan và thưởng tiền hỗ trợ cho tập thể, cá nhân lập được thành tích trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc lĩnh vực Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Công văn 4767/TCHQ-TCCB năm 2015 về bổ sung khen thưởng thành tích đột xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Chỉ thị 34-CT/TW năm 2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng do Bộ Chính trị ban hành
- 1 Công văn 4767/TCHQ-TCCB năm 2015 về bổ sung khen thưởng thành tích đột xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Quyết định 966/QĐ-TCHQ năm 2017 Quy chế khen thưởng đột xuất lĩnh vực công tác của Tổng cục Hải quan và thưởng tiền hỗ trợ cho tập thể, cá nhân lập được thành tích trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc lĩnh vực Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Kế hoạch 128/KH-TANDTC về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2019 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Thông tư 01/2020/TT-VKSTC sửa đổi quy định của Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành