BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 481/HD-BTĐKT | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2013 |
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, để động viên, khích lệ các tập thể huyện, xã, thôn, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2011 - 2020, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xây dựng và ban hành hướng dẫn các hình thức khen thưởng như sau:
Các tập thể huyện, xã, thôn, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020.
1. Đối với cấp huyện, cấp xã và thôn:
a) Huyện, xã, thôn có tổ chức Đảng được công nhận Đảng bộ, Chi bộ trong sạch, vững mạnh; các đoàn thể trong hệ thống chính trị được công nhận vững mạnh.
b) Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn; đề ra các nội dung, giải pháp sát đúng, phù hợp với tình hình và điều kiện của địa phương.
c) Phân bổ, sử dụng kinh phí đúng chế độ và quyết toán đúng thời gian quy định.
d) Điều kiện sống của người nghèo trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, nhất là về Y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; và được tiếp cận ngày càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản.
e) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã, thôn được đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, đầy đủ hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế...
i) Huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn phải giảm được tỷ lệ hộ nghèo bền vững hàng năm cao hơn tỷ lệ chung quy định trong Nghị quyết của Chính phủ về giảm nghèo bền vững trong từng giai đoạn.
2. Đối với hộ nghèo: (là những hộ trong danh sách hộ nghèo được Ủy ban nhân dân xã phê duyệt trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020 và hộ gia đình đã thoát nghèo sau năm 2011)
a) Chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
b) Gia đình yên ấm, thuận hòa; được các hộ gia đình cùng trong thôn, bản ủng hộ, nhất trí đề nghị khen thưởng.
c) Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên ít nhất 5 lần trong giai đoạn 2011 - 2020.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung trên đây, các địa phương căn cứ vào đặc điểm, tình hình địa phương mình để đề ra các tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp, làm căn cứ bình xét, khen thưởng và đề nghị khen thưởng cấp cao.
Công tác khen thưởng đối với huyện, xã, thôn, hộ gia đình có thành tích giảm nghèo bền vững được chia làm 2 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn 2011 - 2015:
a) Huân chương Lao động hạng Ba:
- Huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục;
- Huyện (không là huyện nghèo) giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục;
- Xã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục;
- Xã nghèo khu vực III chỉ còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 20%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15% sau 5 năm;
- Xã nghèo khu vực II chỉ còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 15%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 8% sau 5 năm;
- Xã nghèo khu vực I chỉ còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 10%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% sau 5 năm;
- Thôn đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 8%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục.
b) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
- Huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6% đến 8%/năm, trong 5 năm liên tục;
- Huyện (không là huyện nghèo) giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% đến 6%/năm, trong 5 năm liên tục;
- Xã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6% đến 8%/năm, trong 5 năm liên tục;
- Thôn đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 6% đến 8%/năm, trong 5 năm liên tục.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tặng thưởng giấy khen cho các hộ gia đình giảm nghèo bền vững hàng năm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng thưởng Giấy khen cho các hộ gia đình giảm nghèo bền vững 3 năm liên tục.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho các hộ gia đình giảm nghèo bền vững 5 năm liên tục.
- 5 năm một lần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức gặp mặt, biểu dương các hộ gia đình tiêu biểu trong giảm nghèo bền vững và đề xuất tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các hộ gia đình tiêu biểu nhất trong giảm nghèo bền vững 5 năm.
2. Giai đoạn 2016 - 2020:
a) Huân chương Lao động hạng Ba:
- Huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục;
- Huyện (không là huyện nghèo) giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục;
- Xã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục;
- Xã nghèo khu vực III chỉ còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 20%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% sau 10 năm;
- Xã nghèo khu vực II chỉ còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 15%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 8% sau 10 năm;
- Xã nghèo khu vực I chỉ còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 10%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% sau 10 năm;
- Thôn đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 7%/năm trở lên, trong 5 năm liên tục.
b) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
- Huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến 7%/năm, trong 5 năm liên tục;
- Huyện (không là huyện nghèo) giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% đến 5%/năm, trong 5 năm liên tục;
- Xã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến 7%/năm, trong 5 năm liên tục;
- Thôn đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 5% đến 7%/năm, trong 5 năm liên tục;
- Hộ gia đình nghèo vươn lên trở thành hộ khá giả sau 10 năm.
c) Hình thức khen thưởng khác:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tặng thưởng Giấy khen cho các hộ gia đình giảm nghèo bền vững 3 năm liên tục.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng thưởng Giấy khen cho các hộ gia đình giảm nghèo bền vững 4 năm liên tục.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho các hộ gia đình giảm nghèo bền vững 5 năm liên tục.
Lưu ý:
- Các huyện, xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao hơn mức quy định ở trên sẽ được xem xét đề nghị hình thức khen thưởng cao hơn.
- Hộ gia đình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng thưởng Giấy khen phải được ít nhất 10 hộ gia đình cùng trong thôn, ấp, bản ủng hộ, nhất trí đề nghị khen thưởng.
- Hộ gia đình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tặng thưởng Bằng khen phải được ít nhất 20 hộ gia đình cùng trong thôn, ấp, bản ủng hộ, nhất trí đề nghị khen thưởng.
- Hộ gia đình được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen phải được ít nhất 30 hộ gia đình cùng trong thôn, ấp, bản ủng hộ, nhất trí đề nghị khen thưởng.
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
1. Thủ tục:
Hàng năm, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở xã có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp danh sách, hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp xã khen thưởng.
Trường hợp đề nghị khen thưởng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp xã đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng. Trường hợp đề nghị khen thưởng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng.
Trường hợp đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét, tặng thưởng hoặc đề nghị Chủ tịch nước khen thưởng. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước và trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương).
- Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Giấy khen cấp huyện:
+ Tờ trình đề nghị khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp xã;
+ Danh sách trích ngang, tóm tắt thành tích của các tập thể (đối với hộ gia đình phải có danh sách ký xác nhận của 10 hộ gia đình trong thôn, ấp, bản nhất trí đề nghị khen thưởng).
Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen cấp tỉnh:
+ Tờ trình đề nghị khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện;
+ Danh sách trích ngang, tóm tắt thành tích của các tập thể (đối với hộ gia đình phải có danh sách ký xác nhận của 20 hộ gia đình trong thôn, ấp, bản nhất trí đề nghị khen thưởng).
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước:
+ Tờ trình đề nghị khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh;
+ Danh sách trích ngang, tóm tắt thành tích của các tập thể (đối với hộ gia đình phải có danh sách ký xác nhận của 30 hộ gia đình trong thôn, ấp, bản nhất trí đề nghị khen thưởng).
- Căn cứ Hướng dẫn này, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp chỉ đạo triển khai việc khen thưởng thành tích giảm nghèo bền vững.
- Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong công tác giảm nghèo bền vững; hướng dẫn thủ tục, tổng hợp danh sách đề nghị khen thưởng.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, hoặc có chủ trương, chính sách mới về công tác thi đua, khen thưởng và giảm nghèo, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương sẽ điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn cho phù hợp.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
- 1 Hướng dẫn 471/HD-BTĐKT năm 2014 về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 -2015 Ban Thi đua khen thưởng Trung ương ban hành
- 2 Hướng dẫn 915/HD-BTĐKT năm 2013 về đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn và thủ tục, hồ sơ khen thưởng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
- 3 Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 4 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 1 Hướng dẫn 471/HD-BTĐKT năm 2014 về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 -2015 Ban Thi đua khen thưởng Trung ương ban hành
- 2 Hướng dẫn 915/HD-BTĐKT năm 2013 về đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn và thủ tục, hồ sơ khen thưởng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành