Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/HD-TTCP

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

THANH TRA CHUYÊN ĐỀ VIỆC MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ Y TẾ, SINH PHẨM, KÍT XÉT NGHIỆM, VACXIN, THUỐC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 từ khi bùng phát đến nay đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội và sức khỏe của nhân dân. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch như y tế, quân đội, công an, các lực lượng cơ sở và sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác phòng, chống dịch ngày càng chuyển biến tích cực, hiệu quả. Các chủ trương, chính sách, biện pháp được triển khai trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại nhiều địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 08/10/2021 và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Định hướng chương trình thanh tra năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Văn bản số 3278/VPCP-V.1 ngày 22/10/2021), Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Thanh tra Chính phủ (Quyết định số 621/QĐ-TTCP ngày 16/11/2021), Văn bản số 1889/TTCP-KHTH ngày 26/10/2021 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn địa phương, bộ, ngành xây dựng Kế hoạch Thanh tra năm 2022, trong đó, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; hướng dẫn các Bộ, ngành và UBND 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) giao Thanh tra Bộ, ngành, tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 và báo cáo kết quả thanh tra về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện thanh tra đầy đủ nội dung, thống nhất và đảm bảo thời gian, thời điểm thanh tra trong phạm vi cả nước, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu thanh tra

1. Mục đích

- Thanh tra để phát hiện những sơ hở, bất cập, khuyết điểm, vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19; xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) để xảy ra vi phạm.

- Qua thanh tra kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập về cơ chế, chính sách trong việc sử dụng kinh phí thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

- Đề xuất với Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vi phạm về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng chống dịch Covid-19.

2. Yêu cầu

- Hoạt động thanh tra phải tuân thủ quy định của pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm, đúng thời hạn.

- Quá trình thanh tra đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kế thừa kết quả của cơ quan chức năng về các nội dung liên quan có đủ cơ sở, căn cứ pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật và chế độ thông tin, báo cáo.

- Thanh tra làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.

II. Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra

1. Phạm vi thanh tra

Phạm vi thanh tra là việc chấp hành quy định pháp luật, chế độ, chính sách, văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.

2. Nội dung thanh tra

- Việc ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

- Công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.

- Việc chấp hành thực hiện quy định của pháp luật trong việc xây dựng danh mục, định mức mua sắm, đơn giá, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc thẩm định, phê duyệt danh mục, định mức, thẩm định giá, lựa chọn nhà thầu của cơ quan có thẩm quyền; việc thực hiện quy trình đấu thầu, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán... về mua sắm mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống Covid-19.

- Việc sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 (nguồn ngân sách, nguồn huy động và các nguồn khác).

3. Đối tượng thanh tra

Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý và thực hiện mua sắm mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng chống dịch Covid-19: Bộ Y tế, Sở Y tế, các cơ sở điều trị, cách ly... và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung cấp, mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.

4. Thời kỳ thanh tra

Thời kỳ thanh tra từ năm 01/01/2020 đến tháng 31/12/2021, nếu có nội dung liên quan đến trước và sau thời kỳ thanh tra, Đoàn thanh tra có thể kiểm tra để làm rõ.

III. Tổ chức thực hiện Kế hoạch tiến hành thanh tra

1. Đối với Thanh tra Chính phủ

- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên đề để Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

- Đôn đốc thực hiện thanh tra, xử lý những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề và đề xuất, kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý theo quy định pháp luật.

- Thành lập Đoàn thanh tra để thanh tra trực tiếp việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế, một số cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Đối với Thanh tra Bộ, ngành, địa phương

Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, khảo sát, nắm tình hình thực tế tại Bộ, ngành, địa phương để xây dựng Kế hoạch tiến hành thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với thực tế tại Bộ, ngành, địa phương. Kết thúc thanh tra báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra theo Đề cương, Phụ lục của Thanh tra Chính phủ để tổng hợp kết quả thanh tra trên toàn quốc.

3. Về công tác chỉ đạo, điều hành cuộc thanh tra

- Thanh tra Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo do Phó Tổng thanh tra Chính phủ làm Trưởng ban giúp Tổng Thanh tra chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện thanh tra của Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương; Thành lập Tổ công tác để giúp Ban chỉ đạo đôn đốc, tổng hợp thanh tra chuyên đề mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.

- Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tiến hành thanh tra và Đề cương hướng dẫn cho các đơn vị thanh tra cấp dưới (nếu có các đơn vị thanh tra cấp dưới thực hiện thanh tra); thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh tra khi cần thiết.

- Khi triển khai thanh tra cần dự liệu những khó khăn, vướng mắc, gây cản trở đến hoạt động thanh tra hoặc quá tải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Hoạt động của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra phải được quản lý, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, nâng cao tính kỷ luật và sự phối hợp giữa các Thành viên Đoàn thanh tra; có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Thành viên Đoàn thanh tra với thời gian nhất định nhằm đảm bảo tiến độ, nội dung, mục đích, yêu cầu chung của cuộc thanh tra.

- Người ra quyết định thanh tra cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, nắm tình hình nhằm đảm bảo tiến độ, nâng cao chất lượng của hoạt động thanh tra.

4. Thời gian triển khai thực hiện

- Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, khảo sát, nắm tình hình thực tế tại Bộ, ngành, địa phương để xây dựng Kế hoạch tiến hành thanh tra phù hợp với thực tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: triển khai thực hiện trong tháng 1/2022.

- Các Đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra theo Kế hoạch tiến hành thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt: thực hiện xong trước ngày 05/02/2022.

- Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương kết thúc thanh tra trực tiếp, tổng hợp kết quả trình cấp có thẩm quyền để ban hành kết luận, đồng thời gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 15/3/2022 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo kết quả thanh tra gửi Thanh tra Chính phủ, tổng hợp theo các nội dung hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

- Thanh tra Chính phủ tổng hợp kết quả thanh tra trên toàn quốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/3/2022.

5. Chế độ thông tin, báo cáo

- Từ ngày 05/2/2022 đến ngày 10/2/2022, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thanh tra Chính phủ về tình hình triển khai các cuộc thanh tra, nội dung báo cáo gồm: số lượng các đoàn thanh tra, thời gian tiến hành thanh tra, thời gian kết thúc thanh tra, số lượng các cơ quan, đơn vị được thanh tra (Báo cáo theo Biểu số 1).

- Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 15/3/2022.

Trong quá trình triển khai thanh tra, nếu có khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, đề nghị kịp thời báo cáo Tổ công tác, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn, xử lý.

IV. Một số nội dung cần lưu ý khi thanh tra

1. Thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, thuốc

- Nội dung kiểm tra gồm: (1) việc lập kế hoạch mua sắm, xác định nhu cầu mua sắm và việc chỉ đạo điều hành công tác mua sắm; (2) việc thực hiện đầu tư, mua sắm: tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng, thanh toán, tiếp nhận, bàn giao trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống Covid-19, quyết toán kinh phí mua sắm; thực hiện mua sắm, việc đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống Covid-19; (3) việc sử dụng trang thiết bị vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống Covid-19.

- Một số nội dung cần lưu ý khi kiểm tra:

+ Kiểm tra danh mục đề nghị mua sắm, biên bản họp Hội đồng chuyên môn/Hội đồng khoa học, tính năng kỹ thuật phổ biến và tính năng kỹ thuật đặc thù, công nghệ sản xuất, công suất sử dụng so sánh với nhu cầu, kiểm tra so sánh với thực tế sử dụng tính năng kỹ thuật đặc thù đã đề xuất mua. Về nội dung này kiểm tra hồ sơ, so sánh và kiểm tra thực tế tính năng TTB YT, VTYT đang sử dụng; các biên bản họp liên quan; Thuyết minh về công nghệ sản xuất và thế hệ sản xuất.

+ Kiểm tra việc xác định giá kế hoạch đấu thầu: tài liệu xây dựng đơn giá trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vacxin, thuốc phòng, chống Covid-19 văn bản đề nghị thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá. Về nội dung này kiểm tra hồ sơ và xác minh tại các đơn vị tư vấn; so sánh với giá trúng thầu của các địa phương khác (nếu có); các văn bản áp dụng: (1) Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập HSMT mua sắm hàng hóa; (2) Luật giá, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá về thẩm định giá; các văn bản của Bộ Tài chính về việc ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá.

+ Kiểm tra các bước trong quá trình đấu thầu, dấu hiệu vi phạm các quy định về đấu thầu: can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; chuyển nhượng thầu trái phép, về nội dung này kiểm tra hồ sơ, xác minh tại các đơn vị dự thầu đã trượt thầu về căn cứ xây dựng HSDT, người nộp HSDT và tiền bảo lãnh dự thầu...; các văn bản áp dụng: (1) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu và các thông tư, văn bản hướng dẫn đã nêu ở trên; (2) Thông tư số 05/2015/TT-BKH&ĐT về các hành vi khách quan, các vi phạm bị cấm như: (i) can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu: lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Việc can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể là làm thay đổi kết quả đấu thầu, thay đổi các HSMT, HSDT... Việc can thiệp này có thể là trực tiếp, hoặc gián tiếp bằng việc gây áp lực cho những người có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động đấu thầu nhằm thực hiện các hoạt động trái với quy định của hoạt động đấu thầu; (ii) hành vi thông thầu, thỏa thuận, dàn xếp của các bên tham gia đấu thầu gây khó khăn cho các bên khác không tham gia thỏa thuận với mục đích để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu (quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013); (iii) gian lận trong đấu thầu (quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013) có các biểu hiện như: cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu đấu thầu; cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ hồ sơ dự sơ tuyển, HSDT; (iv) hành vi cản trở hoạt động đấu thầu (quy định tại khoản 5 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013) như: hủy tài liệu, chứng cứ, báo cáo sai sự thật; đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có thẩm quyền...; (v) tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; (vi) chuyển nhượng thầu trái phép (quy định tại khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013) như: nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu phụ khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng tính trên giá hợp đồng;... (vii) xác định hậu quả của các hành vi vi phạm như: gây thiệt hại về vốn, tài sản của Nhà nước, các nhà thầu, tổ chức, cá nhân.

+ Kiểm tra cấu hình kỹ thuật, nhãn mác, xuất xứ, chất lượng trang thiết bị, vật tư y tế. Về nội dung này, kiểm tra: (1) so sánh đối chiếu giữa HSMT, HSDT, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao và các tài liệu liên quan: (2) thực tế thiết bị; (3) truy cập website của hãng có trong catalogue; (4) Chứng thư kiểm định chất lượng; (5) Hồ sơ hải quan nhập khẩu thiết bị...

+ Kiểm tra việc thay đổi cung cấp chủng loại trang thiết bị, vật tư y tế sau khi đã trúng thầu hoặc sau khi ký hợp đồng, về nội dung này, kiểm tra: (1) biên bản bàn giao; (2) thực tế thiết bị; (3) so sánh với HSMT, HSDT và hợp đồng mua bán... Các văn bản áp dụng: Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn nhập khẩu TTBYT; Thông tư số 07/2002/TT-BYT ngày 30/5/2002 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đăng ký lưu hành sản phẩm TTBYT; Quyết định số 36/2006/QĐ-BYT ngày 14/11/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định về thử lâm sàng trang thiết bị y tế...

+ Kiểm tra dấu hiệu chênh lệch lớn giữa giá trúng thầu và giá nhập khẩu hoặc giá bán thiết bị tương tự với mức bình quân thị trường, về nội dung này, kiểm tra: (1) tính toán giá nhập khẩu, giá bán với chi phí hợp lý và tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn dựa vào Báo cáo tài chính của đơn vị trúng thầu; (2) so sánh với giá bán tương ứng với tính năng kỹ thuật tương đương, cùng khu vực sản xuất có bán trên thị trường; (3) căn cứ đề xuất nhu cầu mua trang thiết bị, vật tư y tế (xuất xứ, chủng loại, tính năng kỹ thuật...); (4) trưng cầu giám định, yêu cầu thẩm định giá. Các văn bản áp dụng: Luật giá, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật giá về thẩm định giá; Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; các quyết định của Bộ Tài chính về việc ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá.

+ Kiểm tra sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm, vacxin, thuốc: về nội dung này, kiểm tra: (1) hạn dùng, tồn kho, số phải thanh lý; (2) tính toán nhập, xuất, tồn trong năm đối với từng loại hoặc nhóm hóa chất cùng tính năng sử dụng; (3) Quy chế sử dụng, định mức sử dụng; (4) phần mềm sử dụng trong máy; (5) sổ sách ghi chép, chứng từ, kế toán tại phòng khoa sử dụng...

2. Thanh tra việc sử dụng các nguồn kinh phí phòng, chống dịch

- Tổng hợp các nguồn kinh phí phục vụ phòng, chống dịch.

- Tổng hợp kinh phí sử dụng phòng, chống dịch.

3. Các Bảng biểu hướng dẫn (từ Biểu số 01 đến Biểu số 06 gửi kèm), Đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, xác nhận.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng CP Lê Minh Khái (để b/c);
- Tổng Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Tổng TTCP (để chỉ đạo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, Vụ III.

KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA




Trần Văn Minh

 

Biểu số 1

BỘ (UBND TỈNH, THÀNH PHỐ)...
THANH TRA (BỘ, NGÀNH, TỈNH, THÀNH PHỐ...)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày….tháng….năm 2022

 

BÁO CÁO

Tình hình triển khai thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc-xin, thuốc phòng, chống Covid-19

Kính gửi: Thanh tra Chính phủ

BIỂU TỔNG HỢP CÁC ĐOÀN, NỘI DUNG THANH TRA

STT

Số Quyết định thanh tra

Ngày ban hành

Tổng số Thành viên Đoàn thanh tra

Nội dung thanh tra

Tên cơ quan, đơn vị được thanh tra

Thời hạn thanh tra (... ngày)

Thời gian tiến hành; Thời gian kết thúc

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:
- Như trên;

- Lưu.

CHÁNH THANH TRA

 

Biểu số 02

Tên đơn cơ quan, đơn vị...

BIỂU BÁO CÁO MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ

Phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Năm

Tên gói thầu

Giá gói thầu

Giá trúng thầu

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Tỷ lệ % giảm giá sau đấu thầu

Giá trị hợp đồng

Tên, địa chỉ nhà thầu, người đại diện theo pháp luật

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7=((4-5):4))x100

8

9

10

I

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

II

2021

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu

….., ngày…..tháng....năm 2022
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

Biểu số 03

Tên đơn cơ quan, đơn vị...

BIỂU BÁO CÁO MUA SẮM VẬT TƯ Y TẾ

Phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Năm

Tên gói thầu

Giá gói thầu

Giá trúng thầu

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Tỷ lệ % giảm giá sau đấu thầu

Giá trị thực tế mua sắm

Tên, địa chỉ nhà thầu, người đại diện theo pháp luật

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7-((4-5):4))x100

8

9

10

I

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

II

2021

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu

….., ngày…..tháng....năm 2022
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

Biểu số 04

Tên đơn cơ quan, đơn vị...

BIỂU BÁO CÁO MUA SẮM SINH PHẨM XÉT NGHIỆM

Phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Năm

Tên gói thầu

Giá gói thầu

Giá trúng thầu

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Tỷ lệ % giảm giá sau đấu thầu

Giá trị thực tế mua sắm

Tên, địa chỉ nhà thầu, người đại diện theo pháp luật

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7=((4-5):4))x100

8

9

10

I

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

II

2021

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu

….., ngày…..tháng....năm 2022
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

Biểu số 05

Tên đơn cơ quan, đơn vị...

BIỂU BÁO CÁO MUA SẮM KÍT XÉT NGHIỆM

Phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Năm

Tên gói thầu

Giá gói thầu

Giá trúng thầu

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Tỷ lệ % giảm giá sau đấu thầu

Giá trị thực tế mua sắm

Tên, địa chỉ nhà thầu, người đại diện theo pháp luật

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7-((4-5):4))x100

8

9

10

I

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

II

2021

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

2

Gói thầu..

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu

….., ngày…..tháng....năm 2022
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

Biểu số 06

Tên đơn cơ quan, đơn vị...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VẬT TƯ, HÓA CHẤT, SINH PHẨM

STT

Tên vật tư, hóa chất, sinh phẩm

Theo hồ sơ mua sắm

Thời gian tiếp nhận bàn giao

Tình trạng sử dụng

Ghi chú

 

Số lượng đã sử dụng

Số lượng chưa sử dụng

 

Số lượng

Xuất xứ

Năm SX

Giá trị

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu

….., ngày…..tháng....năm 2019
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(ký tên, đóng dấu)