Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2023

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG NĂM 2023

Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 01/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27-NQ/TW);

Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Kết luận số 80-KL/TW);

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư; Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”; Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030”;

Thực hiện Kế hoạch số 681/KH-MTTW-BTT ngày 10/02/2023 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Quyết định số 15/QĐ-HĐPH ngày 15/3/2023 của Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2023,

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) ban hành Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023 trong hệ thống Công đoàn như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL tại Nghị quyết 27-NQ/TW; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL để CNVCLĐ dễ tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

1.2. Phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Tổng Liên đoàn trong chỉ đạo, hướng dẫn; vai trò của các cấp công đoàn, của hệ thống văn phòng, trung tâm, tổ tư vấn pháp luật của hệ thống Công đoàn trong triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL.

1.3. Hướng dẫn thống nhất trong hệ thống công đoàn các nội dung cơ bản, trọng tâm nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ; đảm bảo tuyên truyền, phổ biến đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

2. Yêu cầu

2.1. Triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL tại Nghị quyết 27-NQ/TW cần gắn với tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của của Ban Bí thư và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác này.

2.2. Công tác tuyên truyền, PBGDPL cần chú trọng đối tượng công nhân lao động tại doanh nghiệp theo phương châm hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL TRONG CNVCLĐ

1. Nội dung pháp luật trọng tâm cần tuyên truyền

1.1. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là nội dung về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các đặc trưng như sau: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế”1.2. Tập trung xây dựng và tổ chức truyền thông sâu, rộng về quá trình xây dựng dự án Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Nhà ở, Luật Đất đai để CNVCLĐ và toàn xã hội hiểu rõ: Sự cần thiết, mục đích, quan điểm, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo luật; nội dung cơ bản, nội dung mới hoặc sửa đổi, bổ sung của dự thảo luật so với luật hiện hành; các vấn đề khó, vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau...từ đó khuyến khích, huy động các ý kiến tham gia góp ý, phản biện về dự thảo luật của CNVCLĐ và toàn xã hội.1.3. Tuyên truyền, PBGDPL gắn với tuyên truyền về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Điều lệ Công đoàn, chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam.1.4. Nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên, người lao động; thương lượng, đàm phán ký thỏa ước lao động tập thể; chủ động phối hợp tổ chức đối thoại chính sách pháp luật giữa các cơ quan nhà nước và đoàn viên, người lao động; giải quyết ngừng việc tập thể; tăng cường giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động.

1.5. Tuyên truyền, phổ biến vận động, khuyến khích đoàn viên, người lao động tích cực tìm hiểu, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật; xây dựng, triển khai các sáng kiến, mô hình hiệu quả trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của đoàn viên, người lao động.2. Giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật

2.1. Nâng cao trách nhiệm của thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL của Tổng Liên đoàn trong triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL; củng cố, kiện toàn hệ thống văn phòng, trung tâm, tổ tư vấn pháp luật.

2.2. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, PBGDPL, tư vấn pháp luật, báo cáo viên pháp luật.

2.3. Tích cực hưởng ứng và chủ động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11; thời gian cao điểm tổ chức hoạt động và khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp2.4. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy đoàn viên, người lao động làm trung tâm. Khi thực hiện thông tin, phổ biến về các lĩnh vực pháp luật, cần gắn với việc đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, nền tảng internet, mạng xã hội; phát huy vai trò của báo chí trong tuyên truyền, PBGDPL; tùy vào điều kiện của đơn vị, có thể tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến.

2.6. Triển khai có hiệu quả các Chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn với các bộ, ngành, đoàn thể trung ươngIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

1.1. Giao Ban Tuyên giáo

Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Tổng Liên đoàn có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ, nhất là các đặc trưng cơ bản về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phối hợp với Ban Chính sách - Pháp luật tổ chức truyền thông sâu, rộng về quá trình xây dựng dự án Luật Công đoàn; tuyên truyền, PBGDPL gắn với tuyên truyền về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp PBGDPL của Tổng Liên đoàn, góp phần nâng cao trách nhiệm của thành viên Hội đồng và đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Tổng Liên đoàn.

Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tình hình triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ.

1.2. Giao Ban Chính sách - pháp luật

Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến người lao động. Chủ động cung cấp thông tin, phối hợp với Ban Tuyên giáo tổ chức truyền thông sâu, rộng về quá trình xây dựng dự án Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Nhà ở, Luật Đất đai; thông tin về các điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết có ảnh hưởng đến người lao động ở doanh nghiệp.

Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động của người sử dụng lao động. Tăng cường giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

1.3. Giao Ban Quan hệ Lao động

Tham mưu củng cố, kiện toàn văn phòng, trung tâm, tổ tư vấn pháp luật công đoàn, nâng cao hiệu quả công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

Phổ biến, hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Hướng dẫn công đoàn cơ sở nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể, chú trọng nội dung trách nhiệm của người sử dụng lao động phối hợp công đoàn cơ sở tuyên truyền, PBGDPL trong công nhân lao động tại doanh nghiệp; chủ động phối hợp tổ chức đối thoại chính sách pháp luật giữa các cơ quan nhà nước và đoàn viên, người lao động; giải quyết ngừng việc tập thể.

1.4. Giao Ban Tổ chức: Thực hiện tuyên truyền phát triển đoàn viên gắn với phổ biến Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

1.5. Giao Ban Nữ công: Triển khai, thực hiện tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách cho lao động nữ, những nội dung cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, quyền trẻ em; chính sách về dân số; chăm sóc sức khỏe sinh sản ... trong nữ CNVCLĐ.

1.6. Giao Ủy ban Kiểm tra: Triển khai, thực hiện tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật khiếu nại, tố cáo và những nội dung pháp luật có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động.

1.7. Các cơ quan báo chí trong hệ thống Công đoàn: Tổ chức truyền thông về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Tổng Liên đoàn có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ; về tình hình triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ, quá trình xây dựng dự án Luật Công đoàn....

1.8. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Ban Tuyên giáo thực hiện tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ theo chỉ đạo của Thường trực.

2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

2.1. Căn cứ Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tình hình cụ thể của địa phương, ngành mình, tổ chức triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ năm 2023, gắn với tiếp tục triển khai, thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác tuyên truyền, PBGDPL.

2.2. Hướng dẫn công đoàn cơ sở tích cực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL trong công nhân lao động tại doanh nghiệp, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng từ xa, trên diện rộng của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, công nhân lao động.

2.3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ, tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả thực hiện về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo và email viethatuvengiao@gmail.com) trước 30/10/2023.

Trên đây là Hướng dẫn công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ năm 2023, đề nghị các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn nghiêm túc triển khai thực hiện.

 


Nơi nhận:
- HĐ phối hợp PBGDPL TW; (b/c)
- Bộ Tư pháp; (b/c)
- Ủy ban TW MTTQ VN; (b/c)
- Đ/c Chủ tịch TLĐ; (b/c)
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; (th/h)
- CĐ ngành TW và tương đương; CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ; (th/h)
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ; (th/h)
- Các cơ quan báo chí của công đoàn, (th/h)
- Lưu: VT, TG.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngọ Duy Hiểu