Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 03 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2020, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch triển khai công tác tư pháp năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa Chương trình công tác năm 2020 của Bộ Tư pháp, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh bằng các hoạt động và tiêu chí cụ thể, thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và đặc điểm tình hình của tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2020; phục vụ yêu cầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2020 và những năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

Việc triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2020 phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực công tác tư pháp, trong đó chú trọng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, chương trình cải cách tư pháp năm 2020 theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Bộ Tư pháp và nhiệm vụ chính trị của địa phương; các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2020 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Phát huy tính chủ động, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2020 để đạt được kết quả cao nhất.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); quản lý nhà nước về pháp chế; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

1.1. Công tác xây dựng VBQPPL

- Chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL; Hướng dẫn của UBND tỉnh Lạng Sơn về công tác xây dựng dự thảo VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn; nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng, ban hành VBQPPL của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh.

Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành.

- Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của các ngành, các cấp và Nhân dân trên địa bàn tỉnh vào các dự án Luật theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Giao Sở Tư pháp thực hiện thẩm định đúng thời hạn, có chất lượng đối với các đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh có nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và thẩm định các dự thảo Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND tỉnh.

- Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, thẩm định dự thảo VBQPPL.

- Các sở, ban, ngành chủ trì soạn thảo các dự thảo VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh cần thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành VBQPPL; nâng cao chất lượng và bảo đảm thời hạn trình ban hành VBQPPL.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ xây dựng VBQPPL cho cán bộ làm công tác xây dựng VBQPPL trên địa bàn tỉnh.

1.2. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

- Thường xuyên tự kiểm tra đối với các VBQPPL do UBND tỉnh ban hành, phấn đấu kiểm tra đạt 100 % văn bản được ban hành trong năm; kiểm tra theo thẩm quyền đạt từ 95% trở lên các VBQPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành gửi đến, phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp; theo dõi, đôn đốc việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật đã kiến nghị.

- Thực hiện rà soát VBQPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành để thi hành các Bộ luật, Luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương; định kỳ công bố danh mục VBQPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành đã hết hiệu lực theo quy định.

- Thường xuyên thực hiện cập nhật VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; hướng dẫn tra cứu, sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

1.3. Công tác pháp chế

Thực hiện quản lý nhà nước về công tác pháp chế các sở, ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; tăng cường hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ pháp chế.

1.4. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

- Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng và thực hiện Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Tăng cường, đổi mới hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chú trọng các lĩnh vực pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, kinh doanh, thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động... cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP .

2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật theo dõi tình hình thi hành pháp luật

2.1. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL)

- Tổng kết thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 20/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục tăng cường công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân đến năm 2020. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Bộ luật, Luật theo chỉ đạo của Bộ, Ngành Trung ương.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL năm 2020 và theo giai đoạn: Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021; Đề án đổi mới công tác PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021; Đề án PBGDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2017 - 2021; Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 - 2021”... bảo đảm thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ của từng chương trình, đề án.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; chỉ đạo xây dựng, củng cố tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, cấp xã. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kịp thời phổ biến các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh mới được thông qua, các cơ chế, chính sách của tỉnh Lạng Sơn. Đổi mới nội dung, phương thức PBGDPL với phương châm hướng mạnh về cơ sở, chú trọng công tác PBGDPL trong nhà trường; tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL, gắn công tác PBGDPL với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.

- Thực hiện có hiệu quả hoạt động PBGDPL thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh bám sát các sự kiện chính trị - pháp lý của đất nước, các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, nhất là kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp.

- Nghiên cứu tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật; cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến cho người dân theo chủ đề thiết thực; tận dụng phù hợp mạng xã hội để PBGDPL.

- Biên soạn tài liệu PBGDPL như: Đề cương, tờ gấp pháp luật; trang bị bổ sung các đầu sách pháp luật mới ban hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2020; tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL; kiểm tra công tác PBGDPL tại một số cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

2.2. Công tác hòa giải ở cơ sở

- Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 12/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Có các giải pháp cụ thể để nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, phấn đấu tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 80% trở lên; nâng cao chất lượng hòa giải tại các tổ hòa giải điển hình tiên tiến. Tổng kết, đánh giá việc xây dựng tổ hòa giải điển hình tiên tiến theo Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh.

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải; biên soạn, phát hành tài liệu về hòa giải cho đội ngũ Hòa giải viên cơ sở.

2.3. Xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật

Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai, thực hiện Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (chỉ tiêu số 18.5 của tiêu chí số 18) và nhiệm vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong; phấn đấu 100% xã thuộc diện xây dựng nông thôn mới năm 2020 và 21 xã, thị trấn biên giới đạt tiêu chí về tiếp cận pháp luật, 70% các xã, phường, thị trấn còn lại được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

2.4. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm trong Nghị quyết của Chính phủ, lĩnh vực theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp, các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và các lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

- Tiếp tục thực hiện Đề án "Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2018 - 2022". Tổ chức phổ biến, quán triệt, tổ chức triển khai thi hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Tiếp tục tăng cường tập huấn chuyên sâu; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc và tháo gỡ vướng mắc trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện, nâng xếp hạng các chỉ số “Chi phí tuân thủ pháp luật” (Chỉ số B1).

3. Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp

3.1. Công tác hành chính tư pháp

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2016 - 2024; Đề án liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; Quy định về thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến và Thông tư thay thế Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch sau khi được ban hành

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc" trên địa bàn tỉnh gắn với việc tổ chức thực hiện Đề án "Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020". Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch, cập nhật thông tin hộ tịch có trước ngày 01/7/2017 (trước ngày ứng dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử) vào phần mềm quản lý hộ tịch.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn về triển khai thực hiện chương trình hành động Quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024.

- Tiếp tục thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sau khi được Chính phủ ban hành.

- Tổng kết 10 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hỗ trợ công tác nuôi con nuôi trong nước sau khi Đề án được ban hành.

- Tổ chức triển khai hiệu quả Thông tư thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch sau khi được ban hành.

- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi cho cấp huyện, cấp xã, nhất là đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực cho công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện, cấp xã. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác hộ tịch, chứng thực tại cấp huyện, cấp xã.

- Tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp. Tổ chức triển khai và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp (sau khi được ban hành).

Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp (LLTP) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến tích hợp với dịch vụ nhận hồ sơ, trả kết quả thông qua bưu chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin LLTP vào Cơ sở dữ liệu LLTP; thụ lý và giải quyết việc cấp phiếu LLTP theo thẩm quyền. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP.

- Giải quyết kịp thời các việc về quốc tịch; đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm; thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh.

3.2. Công tác bổ trợ tư pháp

3.2.1. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp

- Tiếp tục thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 và Luật công chứng 2014. Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế cập nhật, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng.

- Tổ chức tổng kết 5 năm thi hành Luật công chứng 2014. Tham gia ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và tổ chức triển khai thực hiện Luật sau khi được thông qua.

- Ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 12/01/2017 của UBND tỉnh Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh, kết hợp với việc thực hiện tốt cơ chế tự quản của Đoàn luật sư.

- Tổ chức thực hiện tốt văn bản của Trung ương thay thế Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư gắn với việc thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tổ chức triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp sau khi được ban hành và Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi được ban hành.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện Hướng dẫn liên ngành về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Thụ lý, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết 100% các hồ sơ thành lập và hoạt động luật sư, công chứng, giám định, tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản... theo quy định;

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về tổ chức và hoạt động công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tiếp tục thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 22/3/2013 của UBND tỉnh về chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý (TGPL) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 - 2022; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 27/01/2016 về triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác TGPL năm 2015 - 2025 trên địa bàn tỉnh và tổ chức sơ kết thực hiện Đề án theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; Kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 - 2020; chú trọng việc đánh giá chất lượng hoạt động TGPL. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động TGPL; thực hiện quản lý việc sử dụng Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động TGPL.

- Thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP .

3.2.2. Sở Tư pháp chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Phòng Công chứng số 1) tổ chức thực hiện đúng pháp luật, có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp và quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)

4.1. Thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp

Giao Sở Tư pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp theo Quyết định số 241/QĐ-STP ngày 10/12/2019 của Giám đốc Sở Tư pháp về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp năm 2020 và các kế hoạch công tác tư pháp có liên quan.

Tham mưu, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành và công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền.

4.2. Quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về XLVPHC

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu về XLVPHC sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật trong XLVPHC sau khi được Chính phủ ban hành.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Tập trung tổ chức thực hiện Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back.

- Các sở, ban, ngành, huyện, thành phố tăng cường tập huấn chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

5. Công tác hợp tác với nước ngoài về pháp luật; tổ chức xây dựng ngành Tư pháp, thi đua khen thưởng

- Tiếp tục triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác về Hành chính tư pháp giữa Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ Nhân dân thành phố Sùng Tả, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Tiếp tục đề xuất Bộ Tư pháp hỗ trợ việc kết nghĩa công chứng với 01 địa phương của Cộng hòa Pháp.

- Tổ chức thực hiện Thông tư thay thế Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tư pháp địa phương.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 11/11/2017 về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ các cơ quan Tư pháp đến năm 2020 nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức các cơ quan Tư pháp, bổ trợ tư pháp, pháp chế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ, thành thạo về nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, có khả năng tham mưu thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực công tác tư pháp, pháp chế tại cơ quan, đơn vị, địa phương; 100% cán bộ hộ tịch cấp huyện, xã được bồi dưỡng và cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật Hộ tịch.

- Nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ công chức, viên chức ngành Tư pháp, Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 25/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 - 2025".

- Tổ chức phong trào thi đua sâu rộng trong toàn ngành Tư pháp lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, của ngành Tư pháp và của tỉnh Lạng Sơn; tổ chức phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ V tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X; chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngày Tư pháp lần thứ V; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung của Kế hoạch này, Sở Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh, các Hội đồng, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh ban hành các kế hoạch của từng lĩnh vực chuyên môn công tác tư pháp và tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2020; UBND các huyện, thành phố ban hành kế hoạch triển khai công tác tư pháp năm 2020 trước ngày 15/01/2020, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp tổng hợp).

3. Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (B/c);
- TT Tỉnh ủy (B/c);
- TT HĐND tỉnh (B/c);
- Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PCVP UBND tỉnh, các Phòng: TH, TT THCB;
- Lưu: VT, NC (HTMĐ)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Long Hải