ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/KH-UBND | Thái Bình, ngày 27 tháng 01 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2014
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2014 theo chủ đề “Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, siết chặt kiểm soát tải trọng xe và trách nhiệm của người thực thi công vụ” với những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Mục tiêu:
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật đối với công tác quản lý nhà nước và kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của các cấp ủy đảng, người đứng đầu các tổ chức chính trị, cơ quan, đơn vị và các địa phương trong thực thi công vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10% trên cả 3 chỉ số (số vụ, số người chết và số người bị thương).
2. Yêu cầu:
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền các địa phương và cả hệ thống chính trị phải tích cực tham gia và coi công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên hàng tháng, quý, năm.
- Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vận tải; kiên quyết đình chỉ hoạt động vận tải đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh, phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật vẫn đưa vào khai thác kinh doanh vận tải, các phương tiện chở quá tải trọng thiết kế của phương tiện và của công trình giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Tăng cường quản lý chất lượng các công trình giao thông, nâng cao chất lượng xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình giao thông; tập trung mọi nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường.
- Quản lý chặt chẽ đối với nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phương tiện hai bánh chạy điện, mũ bảo hiểm mô tô, xe máy.
- Khuyến khích, nhân rộng mô hình tổ tự quản về an toàn giao thông tại các địa phương, cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ tự quản, các câu lạc bộ an toàn giao thông.
1. Công tác chỉ đạo:
- Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tỉnh.
- Tổng hợp chương trình hoạt động và kết quả hoạt động hàng tháng của các địa phương, đơn vị; hàng tháng tổ chức giao ban về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kịp thời biểu dương những cá nhân, đơn vị, địa phương thực hiện tốt đồng thời phê bình những cá nhân, đơn vị, địa phương thực hiện yếu, kém về công tác bảo đảm an toàn giao thông.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh, xây dựng quy chế hoạt động về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Các ban, ngành, đơn vị, các tổ chức xã hội, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố hàng tháng tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động trong tháng và lập kế hoạch hoạt động chi tiết của tháng kế tiếp gửi về Ban An toàn giao thông tỉnh trước ngày 25 hàng tháng; Ban An toàn giao thông tỉnh tổng hợp, theo dõi việc thực hiện của các địa phương, đơn vị để đưa vào bình xét thi đua hàng năm.
- Đưa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt hàng tháng của các chi bộ; nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và là một trong những nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2985/UBND-CN ngày 07/11/2013 về thông báo, kiểm điểm, giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác tuyên truyền:
- Huy động mọi phương tiện, nguồn lực và cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, tôn giáo, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về trật tự an toàn giao thông tới từng tổ dân phố, cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lượng tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đổi mới phương thức tuyên truyền, tuyên truyền có hiệu quả.
- Nội dung tuyên truyền: Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa, các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các quy định của pháp luật đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chú trọng một số nội dung về quản lý công tác vận tải theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải; Nghị định số 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt; phòng chống uống rượu, bia đối với lái xe; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia giao thông, của người thi hành công vụ đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Tuyên truyền các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn trong hoạt động chở khách ngang sông.
- Hình thức tuyên truyền: Sử dụng thông điệp, pa nô, áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, video, mở các lớp truyền thông trực tiếp tới từng khu dân cư; viết tin, bài cho Chuyên mục an toàn giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng, chuyên trang An toàn giao thông trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Cơ quan thông tin truyền thông, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh tuyên truyền từ cơ sở; đặc biệt phát huy hiệu quả tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương; mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ của lực lượng làm công tác tuyên truyền, tăng cường tính chuyên nghiệp của cán bộ chuyên trách an toàn giao thông.
3. Công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp xây dựng các công trình giao thông, tổ chức giao thông:
- Bố trí hợp lý nguồn kinh phí, tận dụng mọi nguồn vốn để duy tu, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ xây dựng nông thôn mới và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với hạ tầng giao thông; sơn vạch kẻ đường phân tách làn phương tiện; sơn gờ giảm tốc giảm xung đột trực tiếp tại các ngã ba, ngã tư, một số nút giao thông chính trong thành phố; rà soát lại hệ thống báo hiệu đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh bổ sung, thay thế bảo đảm đúng quy định và hợp lý; tăng cường đầu tư lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
- Rà soát các điểm thường xảy ra tai nạn giao thông, va chạm giao thông trên các tuyến đường có phương án xử lý dứt điểm để không xảy ra tai nạn giao thông; nâng cao chất lượng, áp dụng kỹ thuật mới, vật liệu mới vào công tác duy tu để kéo dài tuổi thọ của công trình giao thông, xử lý triệt để các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông bảo đảm trong năm 2014 không còn điểm đen về tai nạn giao thông trên các tuyến đường trong tỉnh.
4. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực an toàn giao thông:
- Thành lập và đua vào hoạt động các trung tâm quản lý dữ liệu hành trình, trạm cân tải trọng phương tiện trên các tuyến đường trong tỉnh; cải cách thủ tục hành chính dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng công tác tuần tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc các địa phương, các đơn vị trong việc thông báo, kiểm điểm, giáo dục người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2985/UBND-CN ngày 07/11/2013.
- Quản lý tốt vỉa hè, hành lang đường bộ, ngăn chặn hiệu quả các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; có biện pháp chống tái lấn chiếm và từng bước xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông từ trước; có phương án xử lý nghiêm các đơn vị thi công chậm tiến độ, các đơn vị quản lý, xây dựng công trình giao thông thiếu trách nhiệm gây ách tắc giao thông và tai nạn giao thông.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu xe đạp điện, xe máy điện; tiếp tục xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Căn cứ Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, của tỉnh xây dựng Kế hoạch chi tiết của Ban để tổ chức thực hiện để bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu đề ra.
- Phát huy vai trò của các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác an toàn giao thông tại các ngành, các địa phương, đơn vị.
- Hoàn thiện Quy chế hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh, phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan xây dựng Quy chế thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông của tỉnh.
- Xây dựng nội dung, cung cấp, phát hành tài liệu hỗ trợ các ngành, địa phương phục vụ cho công tác tuyên truyền. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Các Ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tổ chức triển khai hoạt động ngay từ đầu năm. Phát động phong trào đảng viên, cán bộ, công chức gương mẫu thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông để làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo.
- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh để tổ chức tuyên truyền tới tất cả các vùng sâu, vùng xa, xuống tận các tổ dân phố, thôn xóm; mở rộng đối tượng tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền cho lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
3. Các cơ quan thông tin đại chúng:
- Sở Thông tin và Truyền thông: Quy định về nội dung, thời lượng tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông đối với các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, các Đài Truyền thanh cơ sở. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2985/UBND-CN ngày 07/11/2013 về việc thông báo, kiểm điểm, giáo dục người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Duy trì, phát huy hiệu quả của chuyên mục an toàn giao thông, tăng thời lượng phát sóng, kịp thời đưa tin biểu dương, nêu gương người tốt, việc tốt; tích cực phê phán những biểu hiện vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đồng thời phối hợp với Công an tỉnh đưa tin những trường hợp vi phạm điển hình, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng lên sóng phát thanh truyền hình. Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng phương án, tổ chức tuyên truyền về công tác bảo đảm an toàn giao thông trên sóng phát thanh truyền hình bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
- Báo Thái Binh: Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Thanh tra giao thông kịp thời và thường xuyên đưa tin bài về trật tự an toàn giao thông trên các số báo đồng thời đưa tin về các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, các địa phương không quan tâm đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Đài Phát thanh, các huyện, thành phố, Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn: Khai thác thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông để tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền thanh của địa phương; nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2985/UBND-CN ngày 07/11/2013 về việc thông báo, kiểm điểm, giáo dục người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
4. Các ngành, đơn vị chức năng:
4.1. Công an tỉnh:
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tàng cường kiểm tra kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 và của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3117/UBND-CN ngày 20/11/2013.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2985/UBND-CN ngày 07/11/2013 về việc thông báo, kiểm điểm, giáo dục người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng kế hoạch tăng cường các đợt cao điểm tuần tra kiểm soát theo chuyên đề; lập phương án phòng chống ùn tắc giao thông, đua xe trái phép, xử lý nghiêm những đối tượng cản trở, chống người thi hành công vụ; nâng cao chất lượng quản lý, đăng ký phương tiện trên địa bàn tỉnh.
4.2. Sở Giao thông Vận tải:
- Thực hiện thông báo tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải về giới hạn tải trọng xe được lưu hành trên đường bộ, giới hạn tải trọng của hệ thống cầu, đường bộ và các quy định về xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập Trạm kiểm soát tải trọng xe, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện; chủ trì phối hợp với Công an tỉnh triển khai kiểm tra, kiểm soát xử lý các phương tiện vận tải không đủ điều kiện kinh doanh, chở quá tải trọng xe và tải trọng của cầu, đường.
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ Thanh tra Sở giao thông Vận tải, cán bộ đăng kiểm, cán bộ sát hạch lái xe trong khi thực thi công vụ.
- Bố trí hợp lý và tận dụng mọi nguồn vốn phục vụ duy tu, sửa chữa, nâng cấp và làm mới công trình giao thông; xử lý nghiêm các đơn vị thi công chậm tiến độ gây ách tắc, mất an toàn giao thông, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân; rà soát, xử lý các điểm đen, các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ ủy thác quản lý, tỉnh lộ, đề xuất báo cáo Bộ Giao thông Vận tải để chỉ đạo đơn vị quản lý xử lý kịp thời bảo đảm an toàn giao thông.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra bảo đảm an toàn cho các công trình giao thông, kiểm tra việc thực hiện, chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa, bến khách ngang sông.
4.3. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh huy động mọi nguồn lực, bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, xây dựng mới các công trình giao thông, hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo hướng tăng cường cho các cơ sở.
4.4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo các Trường Trung học phổ thông kiểm tra xử lý các trường hợp học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vẫn điều khiển mô tô, xe máy, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe 02 bánh chạy điện, đi xe dàn hàng ngang khi tham gia giao thông. Thường xuyên phối hợp với Hội cha, mẹ học sinh tuyên truyền thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhắc nhở, giáo dục học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
4.5. Sở Tư pháp:
- Phối hợp với Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông năm 2014. Hướng dẫn các sở, ban, ngành tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Bổ sung Nghị định 171/2013/NĐ-CP vào tủ sách pháp luật tại các địa phương, đơn vị; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tuyên truyền pháp luật giao thông xuống tới từng thôn, xóm, tổ dân phố; kiểm tra công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông của các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong năm 2014.
4.6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền và thực hiện nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; duy trì và thực hiện nghiêm túc cuộc vận động 50 “Quản lý, khai thác vũ khí trang thiết bị tốt, bền an toàn tiết kiệm và an toàn giao thông”.
4.7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
Chỉ đạo Nhà triển lãm thông tin tỉnh, Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thành phố phối hợp với Ban An toàn giao thông các cấp xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền bằng panô, áp phích, tờ rơi, khẩu hiệu, tổ chức triển lãm hình ảnh an toàn giao thông tại trung tâm các huyện, thành phố và các khu vực trọng điểm khu vực đông dân cư.
4.8. Ban Thi đua, Khen thưởng - Sở Nội vụ:
Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông tới các ban, ngành, đơn vị và các địa phương trong tỉnh. Chỉ đạo, theo dõi và hướng dẫn các ban, ngành, các địa phương đưa tiêu chí an toàn giao thông là một trong các tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Bổ sung kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào Báo cáo thành tích khi đề nghị xét khen thưởng các danh hiệu cho tập thể, cá nhân.
4.9. Sở Công Thương:
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các phòng chức năng của Công an tỉnh, các huyện, thành phố quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu xe đạp điện, xe máy điện, mũ bảo hiểm.
4.10. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với Toàn án nhân dân tỉnh đưa các vụ án điển hình vi phạm trật tự an toàn giao thông gây tai nạn giao thông xét xử lưu động.
4.11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Căn cứ Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông của tỉnh, xây dựng kế hoạch hoạt động cho địa phương đơn vị mình. Chủ trì phối hợp với các ngành Công an, Giao thông vận tải, Tư pháp, Giáo dục đào tạo và các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Chỉ đạo 100% các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, tăng cường các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đồng thời thường xuyên đăng tin bài về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông; Luật Giao thông, các quy định về công tác an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2985/UBND-CN ngày 07/11/2013 về việc thông báo, kiểm điểm, giáo dục người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Tổ chức rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường huyện, đường xã.
Trên đây là Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông của tỉnh năm 2014, yêu cầu Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể nhân dân, xây dựng kế hoạch hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông cụ thể theo từng tháng, từng quý và cả năm. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức triển khai kịp thời để tạo ra phong trào toàn dân tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Kế hoạch 04/KH-UBND bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016
- 2 Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2014 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Công điện 1966/CĐ-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 5 Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6 Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 8 Kế hoạch 17/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/01/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Tỉnh Kiên Giang ban hành
- 9 Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 10 Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 11 Luật giao thông đường bộ 2008
- 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 1 Kế hoạch 17/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/01/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3 Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4 Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2014 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5 Kế hoạch 04/KH-UBND bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016