ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 19 tháng 01 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); kịp thời phát hiện những nội dung trái pháp luật, không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, qua đó kiến nghị các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Bảo đảm cho hệ thống VBQPPL của HĐND, UBND các cấp được thống nhất, đồng bộ, minh bạch, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
c) Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý VBQPPL.
2. Yêu cầu
a) Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
a) Đối tượng được kiểm tra
- Quyết định là VBQPPL của UBND các cấp;
- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức VBQPPL; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như VBQPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
b) Nội dung tự kiểm tra
- Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
- Kiểm tra về nội dung của văn bản.
- Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
c) Trách nhiệm tự kiểm tra
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp, Công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành.
d) Thời gian tự kiểm tra
Tự kiểm tra VBQPPL ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
e) Xử lý kết quả tự kiểm tra
- Văn bản được xử lý gồm:
+ Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;
+ Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;
+ Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức VBQPPL; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như VBQPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
- Việc xử lý văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 112 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ.
2. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
a) Đối tượng được kiểm tra
- Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã;
- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức VBQPPL; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như VBQPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
b) Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
- Kiểm tra về nội dung của văn bản.
- Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
c) Thẩm quyền kiểm tra
- Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện.
- Trưởng Phòng Tư pháp giúp Chủ tịch UBND cấp huyện kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp xã.
d) Thời gian kiểm tra
Kiểm tra ngay sau khi cơ quan ban hành gửi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
e) Xử lý kết quả kiểm tra
- Văn bản được xử lý gồm:
+ Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;
+ Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;
+ Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức VBQPPL; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như VBQPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
- Việc xử lý văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Là cơ quan đầu mối giúp Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành và kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện ban hành trong năm 2017. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện.
- Giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
2. Các Sở, ban, ngành
a) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ở tỉnh thường xuyên tổ chức tự kiểm tra văn bản thuộc lĩnh vực quản lý, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý khi phát hiện văn bản trái pháp luật.
b) Kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Trên cơ sở Kế hoạch này, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương.
b) Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra văn bản QPPL và văn bản có chứa QPPL do HĐND, UBND cùng cấp ban hành, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện (qua Sở Tư pháp).
c) Thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, lĩnh vực; tập trung kiểm tra văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp xã ban hành.
d) Thực hiện nghiêm túc việc gửi văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành về Sở Tư pháp để kiểm tra theo quy định.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với xe mô tô, ô tô và phương tiện thủy trên địa bàn tỉnh Long An
- 3 Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 4 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5 Hiến pháp năm 1992
- 1 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 3 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với xe mô tô, ô tô và phương tiện thủy trên địa bàn tỉnh Long An