- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 4379/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án mô hình Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6 Quyết định 4610/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/KH-UBND | Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2024 |
KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ); Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; văn bản chỉ đạo số 3473/UBND-TNMT ngày 19/10/2023 của UBND Thành phố về việc thực hiện Công điện số 965/CĐ-TTg ngày 13/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất; văn bản chỉ đạo số 4229/UBND-KSTTHC ngày 14/12/2023 của UBND Thành phố về việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính, quy chế làm việc, quy trình nội bộ; khắc phục hạn chế tại Thông báo số 1552-TB/BTCTU ngày 23/11/2023 của Ban Tổ chức Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 với những nội dung sau:
1. Mục đích:
a) Kịp thời phát hiện các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính nhằm đưa công tác này đi vào nền nếp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn Thành phố.
b) Thông qua công tác kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; biểu dương, nhân rộng các cách làm hay, có hiệu quả; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trọng tâm là việc giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
2. Yêu cầu:
a) Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đúng quy định pháp luật, đảm bảo các nội dung kiểm tra theo quy định của pháp luật.
b) Quá trình kiểm tra phải bảo đảm nghiêm túc, khách quan, công khai, dân chủ, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Kết luận kiểm tra được thông báo tới cơ quan, đơn vị được kiểm tra và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, THỜI ĐIỂM KIỂM TRA, HÌNH THỨC KIỂM TRA, CÁCH THỨC KIỂM TRA
a) Công tác chỉ đạo về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị:
- Việc ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 (tính đến thời điểm kiểm tra);
- Bảo đảm các điều kiện cho công tác kiểm soát thủ tục hành chính: Việc bố trí cán bộ; công tác tập huấn cho cán bộ đầu mối và công chức có liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; việc thực hiện chế độ tài chính và bố trí trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính,…
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
b) Rà soát, công khai thủ tục hành chính tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
c) Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị:
- Việc tuân thủ quy định thủ tục hành chính đã được công bố, niêm yết công khai trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính cho cá nhân , tổ chức.
- Việc giải quyết thủ tục hành chính: tổng số hồ sơ đã tiếp nhận; tổng số hồ sơ giải quyết đúng hạn; tổng số hồ sơ giải quyết trễ hạn - nguyên nhân chủ quan, khách quan, lưu ý đối với các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính có phản ánh kiến nghị.
- Tập trung, tăng cường kiểm tra Bộ phận Một cửa và giải quyết thủ tục hành chính ở cấp xã đối với các thủ tục hành chính chứng thực; cấp phép xây dựng (đối với các trường hợp phải xin phép xây dựng); cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) tại các quận, huyện (các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính liên thông lĩnh vực đất đai giữa UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các quận, huyện; UBND quận, huyện); các thủ tục hành chính được ủy quyền theo thẩm quyền giải quyết.
d) Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
- Việc công khai địa chỉ cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; thư điện tử; website; email; số điện thoại chuyên dùng tại trụ sở cơ quan hành chính.
- Việc xử lý phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm (qua tiếp nhận hoặc được cơ quan khác chuyển đến để xử lý theo thẩm quyền).
đ) Công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2024 theo Kế hoạch của Thành phố; việc đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính (đối với Sở, ngành có xây dựng thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố); việc trình Chủ tịch UBND Thành phố công bố thủ tục hành chính, phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính theo quy định (đối với Sở, ngành).
e) Công tác tổ chức thực hiện Đề án Mô hình một cửa hiện đại theo Quyết định số 4379/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 của UBND Thành phố; việc triển khai thực hiện phương án ủy quyền theo Quyết định số 4610/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của UBND Thành phố, Quyết định số 6680/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND Thành phố; việc thống kê, rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố; việc rà soát, xây dựng quy trình giải quyết các công việc hành chính (ngoài thủ tục hành chính) theo các Kế hoạch của UBND Thành phố; các nhiệm vụ về dịch vụ công trực tuyến theo Kế hoạch, chỉ đạo của UBND Thành phố.
Lĩnh vực trọng tâm kiểm tra:
- Các lĩnh vực trọng tâm kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra chuyên đề công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) tại các quận, huyện (các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính liên thông lĩnh vực đất đai giữa UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các quận, huyện; UBND quận, huyện).
+ Cấp Giấy phép xây dựng;
+ Lĩnh vực Đầu tư, Đăng ký kinh doanh;
+ Lĩnh vực Công Thương;
+ Lĩnh vực Nội vụ
+ Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo (cấp huyện, cấp xã); Văn hóa; Y tế.
- Các lĩnh vực khác theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.
Từ ngày 01/01/2022 đến thời điểm kiểm tra.
- Kiểm tra định kỳ theo Kế hoạch kiểm tra hoạt động Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024.
- Kiểm tra đột xuất tại đơn vị có phản ánh, kiến nghị hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố, Trưởng đoàn kiểm tra; đơn vị được kiểm tra đột xuất không phụ thuộc vào Danh sách đơn vị được kiểm tra tại phụ lục kèm theo Kế hoạch này (kiểm tra đột xuất ít nhất 15 cuộc trong năm 2024, tập trung vào lĩnh vực, địa bàn có phản ánh, kiến nghị).
- Kết hợp kiểm tra theo địa bàn với kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện phúc tra đối với các đơn vị đã có kết luận kiểm tra nhưng tiếp tục có phản ánh, kiến nghị hoặc có dấu hiệu không khắc phục thiếu sót, hạn chế đã được xác định rõ trong kết luận kiểm tra.
a) Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng lịch kiểm tra thông báo tới đơn vị được kiểm tra.
b) Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được kiểm tra, yêu cầu giải trình (nếu cần thiết).
c) Trực tiếp kiểm tra: Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; công khai thủ tục hành chính; quy trình tiếp nhận hồ sơ; việc mở sổ, ghi chép sổ sách theo dõi hồ sơ, kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, thực hiện thủ tục hành chính…), công khai niêm yết địa chỉ tiếp nhận đường dây nóng, hướng dẫn phản ánh kiến nghị về quy định hành chính.
III. ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
1. Đơn vị được kiểm tra và thời gian kiểm tra:
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch)
Trưởng Đoàn kiểm tra thông báo lịch kiểm tra cụ thể tới đơn vị. Đoàn kiểm tra có thể thực hiện việc kiểm tra đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị khác có phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức hoặc qua thông tin báo chí,...Thực hiện phúc tra đối với các đơn vị đã có kết luận kiểm tra nhưng tiếp tục có phản ánh, kiến nghị hoặc có dấu hiệu không khắc phục thiếu sót, hạn chế đã được xác định rõ trong kết luận kiểm tra.
2. Địa điểm: Tại trụ sở các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
1. Trách nhiệm của Văn phòng UBND Thành phố:
a) Thành lập đoàn kiểm tra, gồm đại diện lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị: Văn phòng UBND Thành phố (Trưởng đoàn); Sở Tư pháp; Sở Nội vụ; Thanh tra Thành phố (Phòng chuyên môn về phòng, chống tham nhũng) và một số Sở, ngành có thủ tục hành chính liên quan; lãnh đạo, chuyên viên Phòng kiểm soát thủ tục hành chính.
b) Bảo đảm điều kiện phương tiện và kinh phí thực hiện nhiệm vụ cho Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật và của Thành phố.
c) Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng UBND Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra khi được yêu cầu.
d) Đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được sử dụng con dấu của Văn phòng UBND Thành phố để thực hiện nhiệm vụ, hoạt động của Đoàn.
2. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra:
a) Thông báo lịch kiểm tra tới thành viên Đoàn kiểm tra và các đơn vị được kiểm tra để thực hiện.
b) Tổ chức kiểm tra, bảo đảm tiến độ, thời gian theo yêu cầu.
c) Ký văn bản kết luận kiểm tra đối với từng đơn vị được kiểm tra và báo cáo UBND
Thành phố về kết quả kiểm tra sau khi kết thúc việc kiểm tra theo Kế hoạch này.
3. Trách nhiệm của đơn vị tham gia Đoàn kiểm tra:
a) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;
b) Cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn kiểm tra và bố trí công việc, tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia Đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường hợp lãnh đạo sở, ngành vắng mặt tại buổi kiểm tra thì ủy quyền cho lãnh đạo phòng chuyên môn liên quan và chịu trách nhiệm về nội dung được phân công kiểm tra.
4. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra:
a) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra chậm nhất trước 05 ngày làm việc kể từ ngày Đoàn kiểm tra đến làm việc (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
b) Bố trí làm việc và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
c) Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung kết luận của Đoàn kiểm tra; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các thiếu sót (nếu có) trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị.
5. Trách nhiệm của Sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, thị xã:
a) Sở, ban, ngành Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc.
b) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các phòng ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc UBND các quận, huyện, thị xã.
c) Báo cáo kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng UBND Thành phố để theo dõi, tổng hợp.
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố sử dụng kinh phí hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 và quyết toán kinh phí theo quy định để thực hiện Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
STT | ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA | Thời gian dự kiến |
Các Sở, ngành Thành phố | ||
1 | Sở Công Thương | Quý II, III, IV năm 2024 |
2 | Sở Giáo dục và Đào tạo | |
3 | Sở Nội vụ | |
4 | Sở Ngoại vụ | |
5 | Sở Thông tin và Truyền thông | |
6 | Sở Du lịch | |
7 | Sở Tài nguyên và Môi trường (bao gồm cả Văn phòng đăng ký đất đai và một số chi nhánh trực thuộc) - có lịch thông báo riêng của Đoàn Kiểm tra. | |
Các quận, huyện, thị xã | ||
1 | UBND quận Hà Đông | Quý II, III năm 2024 |
2 | UBND quận Tây Hồ | |
3 | UBND huyện Đông Anh | |
4 | UBND huyện Ba Vì | |
5 | UBND huyện Quốc Oai | |
6 | UBND huyện Hoài Đức | |
7 | UBND huyện Gia Lâm | |
8 | UBND huyện Sóc Sơn | |
9 | UBND huyện Ứng Hòa | |
10 | UBND huyện Đan Phượng | |
11 | UBND quận Thanh Xuân |
- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 4379/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án mô hình Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6 Quyết định 4610/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội