- 1 Luật đất đai 2013
- 2 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 3 Luật Đầu tư 2020
- 4 Luật Thủy sản 2017
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2020 về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 7 Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý thuế trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8 Nghị quyết 313/2020/NQ-HĐND về cơ chế tài chính khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 9 Nghị quyết 300/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 11 Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 12 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 13 Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Ninh
- 14 Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 15 Nghị quyết 116/NQ-CP về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 16 Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17 Công điện 1164/CĐ-TTg năm 2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở do Thủ tướng Chính phủ điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 13 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (GRDP) NĂM 2023 TỈNH QUẢNG NINH
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:
I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN
1. Thuận lợi
- Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và cũng là năm kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh (30/10/1963 - 30/10/2023). Các cấp, các ngành ra sức thi đua, lập thành tích hướng tới chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh sẽ tạo khí thế, động lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
- Quảng Ninh tiếp tục là địa phương giữ vững địa bàn an toàn, linh hoạt, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; giữ vững sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. Lĩnh vực du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ nhờ khai thác tốt các nguồn khách du lịch nội địa và các nguồn khách nước ngoài truyền thống. Trung Quốc đang dần nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch cùng với việc hoàn thành thông suốt toàn bộ tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái sẽ thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch biên giới trong năm 2023.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được tăng cường, các dự án giao thông chiến lược, đồng bộ được hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng như: đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, Cầu Cửa Lục I, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái,...; các dự án đầu tư hạ tầng được đẩy nhanh tiến độ để chào mừng 60 năm thành tỉnh như: cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342; đường kết nối cao tốc Hạ Long - Móng Cái đến cảng Vạn Ninh; đường ven sông kết nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1); Cầu Cửa lục 3; đường nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (km6 700) đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1)... là tiền đề thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023.
- Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, dự kiến công bố trong quý I/2023 làm cơ sở triển khai lập và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) ven biển Quảng Yên và các quy hoạch phân khu chức năng trong các KKT; Quy hoạch chi tiết 1/2000 một số khu công nghiệp (KCN) mới có tiềm năng dọc 2 bên tuyến đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến các địa phương Quảng Yên - Uông Bí - Đông Triều, khu vực tiếp giáp giữa Hạ Long và Cẩm Phả, khu vực gần với KCN cảng biển Hải Hà. Các dự đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN (Texhong Hải Hà giai đoạn 1, Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Việt Hưng, Sông Khoai ...) đã và đang triển khai đầu tư về cơ bản đã có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mặt bằng sạch để các dự án thứ cấp có thể triển khai đầu tư được ngay. Các KCN đang hoạt động tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, mở rộng diện tích đầu tư hạ tầng (KCN Texhong Hải Hà, KCN Đông Mai, KCN Việt Hưng); một số Tập đoàn lớn đã hiện diện trong các KCN của tỉnh như Foxcom, TCL, Huyndai Thành Công, JinkoSolar... sẽ kéo theo hàng loạt các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ cho các Tập đoàn này. Ngoài ra, đã có nhiều tổ chức kinh tế và nhà đầu tư nước ngoài đã đến nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư vào các KCN, KKT và khả năng sẽ quyết định đầu tư trong năm 20231.
- Trong năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo sẽ tiếp tục là động lực đóng góp vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế với bổ sung năng lực tăng thêm từ 09 dự án chế biến, chế tạo trong KCN, KKT2. Tỉnh đang ưu tiên, quyết liệt chỉ đạo triển khai một số dự án nhà ở công nhân cho các KCN sẽ tạo thuận lợi để thu hút lao động đến làm việc tại tỉnh.
2. Khó khăn, thách thức
- Tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc; xung đột Nga - Ukraine kéo dài. Lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; đồng USD tăng giá và nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá. Tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm, thất nghiệp gia tăng, nhiều thị trường lớn có xu hướng thu hẹp. Rủi ro tài chính, tiền tệ, bất động sản, nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực gia tăng. Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2023.
- Ngoài những rủi ro chủ yếu đến từ bên ngoài như: cuộc chiến ở Ukraine, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, lãi suất quốc tế tăng, USD mạnh lên và nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng tăng ở Châu Âu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và làm tăng rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô, thì cũng có những rủi ro đến từ trong nước, đặc biệt trong thị trường ngân hàng và trái phiếu, vốn rất nhạy cảm với những điều kiện thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực bất động sản. Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn chưa kết thúc. Tác động của xung đột quân sự giữa một số nước, sự suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và nhu cầu đi du lịch. Thị trường khách du lịch quốc tế vẫn còn gặp khó khăn. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng đè nặng lên sản xuất nông nghiệp, sức khỏe và sự an khang của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và bão lớn. Quốc hội đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 của Việt Nam đạt khoảng 6,5%, thấp hơn so với số dự kiến thực hiện năm 2022 (khoảng 8%).
- Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa ổn định và bền vững, năng lực nội sinh của ngành than, điện không có yếu tố mới, không có gia tăng. Ngành Than rất khó khăn trong mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh và đầu tư các dự án mới do vướng mắc về quy hoạch năng lượng quốc gia, dự kiến sản lượng than sản xuất năm 2023 sụt giảm so với năm 2022. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đơn hàng giảm, các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, đồng thời, các dự án dự kiến đi vào hoạt động đều có quy mô nhỏ, giá trị sản phẩm không cao. Phát triển kinh tế biển và dịch vụ cảng biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng logistics có tiềm lực, thương hiệu, uy tín, khả năng kết nối trong nước và quốc tế. Khu vực nông, lâm, thủy sản chưa tận dụng hết các lợi thế, cơ hội mới tạo đột phá phát triển, thiếu quy hoạch đồng bộ, tổng thể nhiều nơi còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.
- Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư chậm đổi mới; hiệu quả thu hút vốn ngoài ngân sách, nhất là vốn FDI vào các KCN, KKT, tỷ lệ lấp đầy các KCN thấp hơn trung bình cả nước. Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN như giao thông, điện, nước đến nay chưa đồng bộ với các công trình tiện nghi, tiện ích công cộng trong KCN. Tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao (kỹ sư, quản lý, phiên dịch) cũng đang là vấn đề khiến các nhà đầu tư băn khoăn khi lựa chọn các KCN, KKT tỉnh Quảng Ninh làm điểm thực hiện dự án.
- Thị trường kinh doanh bất động sản, chứng khoán dự báo tiếp tục gặp khó khăn; các dự án xây dựng khu đô thị nhà ở, phát triển khu đô thị mới chưa được nới lỏng chính sách quản lý; việc thanh tra, kiểm tra của các cấp đối với các dự án có sử dụng đất; chi phí xây dựng tăng lên... cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thị trường bất động sản trong ngắn hạn. Tác động của chính sách áp thuế của một số thị trường trọng điểm đối với các sản phẩm dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc sẽ tác động đến quyết định đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may. Do đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thu hút các dự án FDI lĩnh vực này, trong khu đó các KCN, KKT, đặc biệt là KCN Texhong Hải Hà có thể mạnh về phát triển lĩnh vực này.
- Dự kiến số thu ngân sách từ xăng dầu và than nhập khẩu (chiếm khoảng 65% trong tổng thu XNK) dự kiến sẽ giảm mạnh trong năm 2023. Nguyên nhân: (i1) Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt xăng nhập khẩu trong năm 2023 theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN được điều chỉnh giảm từ 8% xuống 5%; (i2) Do thị trường Thép trong nước giai đoạn hiện nay suy giảm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp sẽ phải giảm nhập khẩu than và quặng sắt, sắt thép phế liệu, dẫn đến số thu từ các mặt hàng này sẽ giảm mạnh trong năm 2023.
- Dự báo năm 2023 giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm vẫn còn ở mức cao (khoảng 95-105 USD/thùng) nên tại dự thảo lần 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2023, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023 như năm 2022, dẫn đến số thu thuế BVMT đối với xăng dầu năm 2023 dự kiến giảm khoảng 1.500 tỷ đồng. Đồng thời, dự kiến các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế của Quốc hội và Chính phủ còn tiếp tục triển khai trong năm 2023, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Tính chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa thực sự tích cực, còn lúng túng, bị động, thiếu linh hoạt. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương đôi lúc còn chưa chặt chẽ, hiệu quả, chưa kịp thời trao đổi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
II. KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG TỪNG QUÝ NĂM 2023
Nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh (phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt trên 11%) thì các lĩnh vực, sản phẩm cần tăng tối thiểu tương ứng với các số liệu đề ra trong kịch bản tăng trưởng; trong đó cụ thể từng quý như sau:
1. Quý I/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 8,29% (cùng kỳ tăng 8,44%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 5,60%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 13,25%; Thuế sản phẩm tăng 9,1%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 12.580 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 10.030 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 2.550 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 4,55 triệu khách; Tổng thu du lịch ước đạt 8.748 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 664 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 22.067 tỷ đồng.
2. Quý II/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 9,27% (cùng kỳ tăng 9,96%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 6,64%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 14,9%; Thuế sản phẩm tăng 9,25%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 13.750 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 10.800 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 2.850 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 3,65 triệu khách; tổng thu du lịch ước đạt 7.957 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 775 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 24.900 tỷ đồng.
3. Lũy kế sáu tháng năm 2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 8,80% (cùng kỳ tăng 9,22%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,96%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 6,15%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 14,1%; Thuế sản phẩm tăng 9,17%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 26.330 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 20.830 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 5.500 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 8,2 triệu lượt, tổng doanh thu ước đạt 16.705 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.439 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 46.967 tỷ đồng.
4. Quý III/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 13,50% (cùng kỳ tăng 12,11%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,62%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 13,46%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 16,16%; Thuế sản phẩm tăng 9,75%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 12.400 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 9.200 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 3.200 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 4,35 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch ước đạt 9.570 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 788 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 29.681 tỷ đồng.
5. Lũy kế 9 tháng năm 2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 10,48% (cùng kỳ tăng 10,24%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,19%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,56%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 14,9%; Thuế sản phẩm tăng 9,39%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 38.730 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 30.030 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 8.700 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 12,55 triệu lượt, doanh thu từ khách du lịch đạt 26.275 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.227 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 76.648 tỷ đồng.
6. Quý IV/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 12,40% (cùng kỳ tăng 10,38%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,26%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,42%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 120,1%; Thuế sản phẩm tăng 9,72%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 15.270 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 11.970 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 3.300 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 2,45 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch ước đạt 6.125 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 868 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 30.917 tỷ đồng.
7. Cả năm 2022: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 11,03% (cùng kỳ tăng 10,28%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tầng 4,21% (cùng kỳ tăng 5,25%); Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,52% (cùng kỳ tăng 8,76%); Khu vực III: Dịch vụ tăng 16,48% (cùng kỳ tăng 14,37%); Thuế sản phẩm tăng 9,5% (cùng kỳ tăng 8,27%). (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 54.000 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 42.000 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 12.000 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch đạt 15 triệu lượt; khách quốc tế đạt 2 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 32.400 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 3.095 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 107.565 tỷ đồng.
III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ, giải pháp từng quý
1.1. Quý I/2023
a. Các nhân tố tăng trưởng:
Quý I/2023 rơi vào thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán (cuối tháng 01/2023), đây là dịp lễ quan trọng, có thời gian nghỉ dài (07 ngày) nên có nhiều tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh (đặc biệt là lĩnh vực xây dựng), mua sắm, tiêu dùng, dự kiến:
- Ngành khai khoáng có nhiều thuận lợi, nhu cầu than tiêu thụ lớn, lượng tồn kho thấp (sản lượng than tồn kho dự kiến đến hết tháng 31/12/2022 là 4,53 triệu tấn, trong đó: TKV 4,03 triệu tấn; Đông Bắc 0,5 triệu tấn) giảm khoảng 39,61% so với CK, trong đó than tồn từ than nguyên khai đạt khoảng 400 nghìn tấn; dự kiến tăng trưởng ngành khai khoáng tương đương cùng kỳ với sản lượng than sạch sản xuất đạt 10,8 triệu tấn. Tốc độ tăng ngành điện đạt 5,11% so cùng kỳ (quý I/2022 tăng 6,49%), sản lượng điện đạt 9,7 tỷ kwh, tăng 3% cùng kỳ. Ngành chế biến chế tạo dự kiến tăng 10,8%, thấp hơn 12,55 điểm % cùng kỳ do vẫn gặp nhiều khó khăn. Dự kiến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp tăng 4,45%, thấp hơn 3,56 điểm % so với cùng kỳ.
- Hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân được đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thành, trong đó một số dự án, công trình giao thông trọng điểm của tỉnh, dự kiến tốc độ tăng của ngành xây dựng đạt 14,6% cùng kỳ, thấp hơn 1,8 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 16,4%).
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh sản xuất, chế biến, đảm bảo các mặt hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong dịp cuối năm, đặc biệt là nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết Nguyên đán; tỉnh dự kiến sẽ tổ chức các hội chợ, triển khai chương trình kích cầu tiêu dùng, cùng với việc mở rộng thêm kênh phân phối, tiếp thị sản phẩm, đẩy mạnh bán hàng kênh online (trực tuyến), thương mại điện tử của các doanh nghiệp; trong quý I/2023 tình hình cung sản xuất, cầu tiêu dùng sẽ tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dự kiến tăng trưởng ngành bán buôn, bán lẻ,... tăng 15,9% (cùng kỳ tăng 11,1%); dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 23,14% (cùng kỳ tăng 6,38%); nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 8,76%; vận tải kho bãi tăng 15,5% (cùng kỳ tăng 11,6%).
- Dự báo tình hình dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát tốt, hoạt động du lịch đầu năm sẽ được thúc đẩy, chủ yếu là các hoạt động du xuân, lễ hội đầu năm, lượng khách sẽ tăng mạnh nhất trong tháng 2-3/2023 (tập trung vào các địa phương có hoạt động lễ hội đầu năm như: Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên, Cẩm Phả, Vân Đồn). Do chính sách phòng chống dịch Covid-19 của nước bạn thay đổi, thị trường khách Trung Quốc kỳ vọng sẽ có nhiều tín hiệu tích cực trở lại. Dự kiến tổng khách du lịch quý I đạt 4,55 triệu khách, tăng 117% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 8.748 tỷ đồng tăng 114% cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ tăng 13,3%, cao hơn 4,4 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,83%), thuế sản phẩm tăng 9,1% (cùng kỳ tăng 7,39%).
- Nhu cầu tiêu dùng thị trường tăng mạnh, nhất là các mặt hàng nông sản và thủy sản, xây dựng kế hoạch tăng cường cung ứng sản xuất nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Dự kiến tốc độ tăng trưởng khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,74% (cùng kỳ tăng 3,5%). Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 với diện tích gieo trồng cây trồng hàng năm đạt 33.172,9 ha; sản lượng lương thực đạt 4.140 tấn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 24.260 tấn. Trồng rừng tập trung đạt 2.300 ha; sản lượng khai thác gỗ đạt 160.000 m3. Tổng sản lượng thủy sản đạt 33.170 tấn (nuôi trồng thủy sản là 15.390 tấn và khai thác thủy sản là 17.780 tấn).
b. Một số nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ngành chủ trì có nhân tố lợi thế về tăng trưởng trong quý
(1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý truy xuất nguồn gốc trong dịp Tết Nguyên đán. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đầu năm, tổ chức hội chợ (Hội chợ hoa Xuân, Hội chợ OCOP...), liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông sản, các chương trình kích cầu tiêu dùng. Mở rộng thị trường, các kênh phân phối, tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh bán hàng online (trực tuyến), thương mại điện tử, kết nối các sản phẩm của tỉnh sang các thị trường tiềm năng, nhất là các sản phẩm thủy sản sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc. Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và phòng chống rét cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; phòng chống thiên tai, cháy rừng; đảm bảo việc cung ứng các vật tư đầu vào thiết yếu trong sản xuất.
- Tập trung triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân với diện tích gieo trồng cây trồng hàng năm đạt 33.172,9 ha; sản lượng lương thực đạt 4.140 tấn, sản xuất các loại rau, cây ngắn ngày, hoa và cây cảnh phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Tiếp tục tập trung mở rộng sản xuất theo VietGap đối với các vùng sản xuất rau, hoa, chè, vải, na; đẩy mạnh ứng dụng hệ thống quản lý, sản xuất an toàn thực phẩm như VietGap, GlobalGap...; tập trung phát triển vùng cây ăn quả tập trung tại huyện Đầm Hà và Tiên Tiên; mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao (Japonica, ST25...) tại các địa phương khu vực miền Đông.
- Đẩy mạnh trồng rừng, trồng cây phân tán trong dịp đầu xuân, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 26/12/2022 và Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 09/01/2023 của UBND tỉnh về tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Quý Mão; trồng từng cây gỗ lớn, cây bản địa gắn với triển khai trồng 2.000 ha Lim, Giổi, Lát năm 2023 và hưởng ứng đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tập trung tái đàn cả về quy mô và số lượng sau Tết, đảm bảo vệ sinh thú y, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học kiểm soát được dịch bệnh. Tập trung tăng đàn tại các trang trại nhỏ, vừa và nông hộ, tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh.
- Phối hợp với các địa phương trong tỉnh thực hiện rà soát tổng thể khu vực, vùng, địa điểm nuôi trồng thủy sản đã cập nhật vào quy hoạch tỉnh và hỗ trợ các cơ sở thực hiện thủ tục đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phục vụ công tác quản lý theo Luật Thủy sản hiện hành, đáp ứng quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tổ chức làm việc cụ thể với từng cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống trong tỉnh về kế hoạch sản xuất năm 2023 nhằm nâng tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tại chỗ con giống thủy sản các loại; đối với tôm nuôi, khuyến khích 100% cơ sở sở đồng loạt thả giống vụ 1 khi thời tiết thuận lợi với diện tích đạt trên 7.500 ha; đối với nhuyễn thể nuôi, thực hiện phương thức luân canh gối vụ để tạo sản lượng thương phẩm ổn định phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị về Nuôi trồng biển. Hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh trong tháng 01/2023.
(2) Sở Công Thương:
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2023; Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thương mại nội địa và đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản tỉnh Quảng Ninh năm 2023. Tổ chức Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2023.
- Tổ chức các đợt kiểm tra dịp trước, trong và sau Tết, tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm hàng thực phẩm; kiểm tra hàng hóa tại các hội chợ, đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
- Tiếp tục nắm bắt, đề xuất các giải pháp nhằm duy trì ổn định hoạt động thông quan tại các cửa khẩu không bị ách tắc, ùn ứ cục bộ. Triển khai kết nối doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, các sản phẩm có khả năng và nhu cầu xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc thông qua các văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc.
- Chủ trì phối hợp với Cục Hải quan tỉnh khẩn trương tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hội nghị để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các dịch vụ logistic, thương mại biên giới; hoàn thành trong tháng 01/2023.
(3) Sở Xây dựng:
- Phối hợp với các địa phương tổ chức công bố, công khai các quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung các thị trấn, quy hoạch phân khu các địa phương đã được phê duyệt. Phối hợp với các sở, ngành, ban quản lý dự án chuyên ngành, UBND các địa phương hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đầu tư (thẩm định thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng...) cho các dự án sử dụng ngân sách năm 2023 (khoảng 13.800 tỷ).
- Phối hợp với các sở, ban ngành đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện bước chuẩn bị đầu tư, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục đầu tư; tạo điều kiện cho các hộ dân xây dựng nhà ở (rà soát cắt giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng, hướng dẫn giải quyết vướng mắc về đầu tư, các thủ tục khác...).
- Làm việc Chủ tịch UBND các địa phương để giao, phân bổ vốn đầu tư. Làm việc với các nhà máy xi măng để thống nhất kịch bản sản xuất.
- Chuẩn bị các điều kiện khởi công các dự án: (i1) Dự án “Làng Văn hóa công nhân Vùng mỏ” tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả: Sau khi điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cẩm Phả được phê duyệt sẽ tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết (quy mô dự kiến khoảng 30 ha); (i2) Dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động tại KCN cảng biển Hải Hà; (i3) Dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà.
- Tham mưu, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022.
(4) Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh:
- Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả Tổ chăm sóc nhà đầu tư, nhất là 16 tổ chức, nhà đầu tư trong năm 2022 đã nghiên cứu, hợp tác, khảo sát và tìm hiểu cơ hội đầu tư trong các KCN, KKT. Thu hút FDI dự kiến đạt khoảng 250 triệu USD.
- Tăng cường công tác nắm bắt thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án trong KCN, KKT để có biện pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc kịp thời cho các doanh nghiệp; thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình Ban chỉ đạo/Tổ công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trong các KCN, KKT.
(5) Sở Du lịch:
- Chuẩn bị và triển khai tốt các hoạt động du lịch đầu năm, hoạt động lễ hội tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các kế hoạch chi tiết để triển khai các hoạt động phát động chương trình kích cầu du lịch theo Kế hoạch kích cầu năm 2023. Triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Triển khai công tác đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch;
- Khảo sát và xây dựng các sản phẩm du lịch mới. Tổ chức chương trình làm việc, kết nối với các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân để thúc đẩy thu hút khách đến Quảng Ninh. Tiếp tục thúc đẩy kết nối đường bay nội địa và quốc tế đến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Nghiên cứu tham mưu xây dựng chính sách thu hút khách quốc tế đến Quảng Ninh.
(6) Sở Văn hóa và Thể thao:
- Tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa đặc sắc; đặc biệt các hoạt động lễ hội truyền thống phục vụ nhân dân và du khách: (i1) Các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023; (i2) Phối hợp với các địa phương tổ chức các Lễ hội truyền thống (Lễ hội Xuân Yên Tử, Lễ hội Đền Cửa Ông, Lễ hội Xuân Ngọa Vân,...); (i3) Chương trình Ca múa nhạc dân tộc, vở nhạc kịch “Hạ Long thần tiên”,...
- Tổ chức các giải thể thao: Tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2023; Giải việt dã truyền thống lần thứ 52; Giải chạy tập thể lần thứ 29; Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng; Giải Thể thao hành chính sự nghiệp.
- Triển khai Đề án bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh, Đề án tăng cường công tác quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt. Tiếp tục tham mưu, báo cáo Tỉnh cho chủ trương: (i1) Nghiên cứu các không gian trong và ngoài khuôn viên Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh để xây dựng ý tưởng, phương án xây dựng điểm du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch Quảng Ninh. (i2) Tham mưu đến trước 2030 xây dựng thành phố Hạ Long nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo của UNESCO.
(7) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu thành lập Tổ công tác đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh, trong đó đề xuất phân công các thành viên chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai các dự án trọng điểm, các dự án cân đôn đốc giải ngân theo danh mục được UBND tỉnh phê duyệt.
- Đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư các dự án đầu tư trường học chất lượng cao theo Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 31/5/2022 của HĐND tỉnh để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, đồng thời phân bổ nguồn vốn để triển khai thực hiện (Chi tiết theo phụ lục 08 đính kèm).
- Phối hợp với các chủ đầu tư thẩm định trinh UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng các dự án khởi công mới đã bố trí vốn đầu năm 2023.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các địa phương và các chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đã bố trí năm 2022, hoàn thành dứt điểm trước ngày 31/3/2023; đồng thời tham mưu UBND tỉnh kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị giải ngân không đảm bảo theo chỉ đạo của tỉnh năm 2022.
- Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thành công Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị tại tỉnh Quảng Ninh (dự kiến trong tháng 01/2023); đồng thời tham mưu tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, kết hợp với xúc tiến đầu tư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh.
(8) Sở Giao thông vận tải: Đôn đốc, phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục đủ điều kiện khởi công dự án Đường dẫn cầu Bến Rừng trên địa phận Quảng Ninh.
(9) Các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách và các đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư:
- Tập trung triển khai các thủ tục đầu tư đối với các dự án trọng điểm, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2023-2025 (Chi tiết theo phụ lục 9 đính kèm).
- Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án khởi công mới đã được bố trí vốn đầu năm, hoàn thành trong quý I/2023.
(10) UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Hoàn thành các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trường học chất lượng cao theo Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 31/5/2022 của HĐND tỉnh.
- Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án khởi công mới đã được bố trí vốn đầu năm.
- Đối với các dự án đấu giá đất, đảm bảo chậm nhất trước ngày 30/3/2023 phải có quyết định giá đất khởi điểm đấu giá đất.
- Đối với các dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, đảm bảo chậm nhất trước ngày 30/3/2023 phải hoàn thành lựa chọn chủ đầu tư dự án.
2.2. Quý II/2023
a. Các nhân tố tăng trưởng:
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo được bổ sung năng lực tăng thêm từ 07 dự án, dự kiến tăng 13,85%, thấp hơn 1,2 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15,05%). Quý II/2023 bắt đầu mùa hè nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dự kiến ngành điện tăng 6,89%, cao hơn 19,7% so với cùng kỳ. Dự kiến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp tăng 5,28%, thấp hơn 3,35 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ. Các dự án được tập trung đầu tư triển khai thực hiện, dự kiến xây dựng tăng 15,3%, thấp hơn 1,9 điểm % so với tốc độ tăng năm 2022.
- Quý II/2023 là thời điểm có nhiều ngày nghỉ, ngày lễ như: ngày 30/4, 1/5, 1/6 .. là thời gian tốt để thu hút các khách nội địa. Lượng khách du lịch sẽ có xu thế tăng mạnh vào đầu mùa hè từ đầu tháng 5 và tháng 6 (tập trung vào các địa phương có khách du lịch biển đảo như: Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái). Tiếp tục khai thác khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Onsen Quang Hanh, Cẩm Phả, Bảo tàng Quảng Ninh.. Tổng khách du lịch ước đạt 3,65 triệu khách, tăng 7% cùng kỳ. Dự kiến khu vực dịch vụ tăng 14,9%, cao hơn 1,3 điểm% so với tốc độ tăng cùng kỳ; thuế sản phẩm tăng 9,2%, cao hơn 4 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ.
- Sản xuất nông nghiệp ổn định, các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh thu hoạch, tìm kiếm thị trường. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13% (cùng kỳ tăng 3,12%). Trong đó, hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân, tổng sản lượng lương thực đạt 97.470 tấn; sản lượng rau các loại đạt 130.061 tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 22.080 tấn; trồng rừng tập trung đạt 6.800 ha; sản lượng khai thác gỗ đạt 205.000 m3; sản lượng thủy sản đạt 41.660 tấn.
b. Một số nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ngành chủ trì có nhân tố lợi thế về tăng trưởng trong quý:
(1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân, tổng sản lượng lương thực đạt 97.470 tấn; sản lượng rau các loại đạt 130.061 tấn. Triển khai Đề án hữu cơ theo Quyết định 685/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng lợi nhuận, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích.
- Khuyến khích các doanh nghiệp có 04 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo quy mô đầu tư, công suất thiết kế dự án3 (trong đó Dự án khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung công nghệ cao và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, thả nuôi thêm 2.000 con lợn, nâng tổng đàn đạt 5.000 con); quan tâm, hỗ trợ 06 dự án đang đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư4 sớm hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; duy trì ổn định 4 triệu con đàn gia cầm.
- Đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, chăm sóc tốt diện tích rừng hiện có. Cơ bản hoàn thành thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về trồng mới ít nhất 2.000 ha lim, dổi, lát bản địa ở những nơi có điều kiện.
- Đẩy mạnh thu hoạch đối với các sản phẩm đạt kích cỡ thương phẩm (tôm nuôi vụ 1) và chuẩn bị mọi phương án sản xuất cho vụ 2; đối với nhuyễn thể nuôi, thực hiện phương thức luân canh gối vụ để tạo sản lượng thương phẩm ổn định phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
(2) Sở Công Thương:
- Đẩy mạnh triển khai công tác quản lý nhà nước về việc thực hiện các quy định về an toàn mỏ, bãi thải trước mùa mưa bão năm 2023 đối với các doanh nghiệp ngành than nhằm đảm bảo an toàn để sản xuất, phòng chống, hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến khai thác mỏ, đảm bảo hoạt động xuất ổn định và liên tục, góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Phối hợp với UBND các địa phương, Công ty Điện lực Quảng Ninh rà soát tình hình cấp điện tại các khu vực dân cư có chất lượng điện áp thấp, lưới điện; chỉ đạo Công ty Điện lực Quảng Ninh xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện để đảm bảo cấp điện. Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh rà soát nhu cầu sử dụng điện tại các KCN, KKT làm cơ sở đề nghị ngành điện triển khai đầu tư hạ tầng cấp điện đảm bảo an toàn, ổn định.
-Phối hợp cùng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, các sở, ban, ngành có liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình, báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành than, điện, công nghiệp chế biến chế tạo.
- Trình UBND tỉnh tổ chức Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023. Hoàn thành nhiệm vụ cập nhật, nâng cấp Sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh. Xây dựng dự án kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp/các hợp tác xã kinh doanh chợ trên dọc tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái. Xây dựng Kế hoạch triển khai Tuần lễ thương hiệu quốc gia (tháng 4/2023).
- Rà soát tình hình hoạt động tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; kịp thời tham mưu khi phát sinh khó khăn, vướng mắc.
(3) Sở Xây dựng:
- Tiếp tục phối hợp các địa phương, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ các dự án.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện để các hộ dân xây dựng nhà ở (rà soát cắt giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng, hướng dẫn giải quyết vướng mắc về đầu tư, các thủ tục khác...).
(4) Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh:
- Thu hút FDI dự kiến đạt khoảng 250 triệu USD.
- Đẩy nhanh tiến độ, bổ sung năng lực tăng thêm 07 dự án sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nhóm ngành chế biến chế tạo gồm: (i1) Dự kiến Dự án Túi chườm nóng, lạnh và miếng dán điện cực tím cao cấp của Công ty Intco Medical Technology Việt Nam; (i2) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí Junshun của Công ty TNHH Junshun Việt Nam; (i3) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ cơ khí World Honor Việt Nam của Công ty TNHHH World Honor Việt Nam; (i4) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí, xe đạp điện JUNFU Việt Nam của Công ty TNHH Junfu Việt Nam; (i5) Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí QJT của Công ty Shang hai Dragon - Star; (i6) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ cơ khí Vip Tools Việt Nam của Công ty TNHH Vip Tools Việt Nam; (i7) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng, xe đạp điện Multi Sunny Việt Nam của Cong ty TNHH MULTI - SUNNY Việt Nam.
(5) Sở Du lịch:
- Triển khai tuyên truyền mạnh mẽ về Quảng Ninh. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối với các địa phương đã có ký kết hợp tác du lịch để trao đổi nguồn khách. Triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến thị trường trong nước và quốc tế.
- Triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch mới. Tổ chức Chương trình giới thiệu, quảng bá du lịch Quảng Ninh tới các cơ quan đại diện, các tổ chức nước ngoài, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Xây dựng trang Titok du lịch Quảng Ninh và truyền thông quảng cáo trên mạng Titok.
- Tổ chức các hoạt động sự kiện để thu hút khách trong điều kiện cho phép: Tổ chức Tuần Du lịch Hè Hạ Long 2023; Liên hoan các ban nhạc trẻ toàn quốc; Festival Diều biển quốc gia, Liên hoan ẩm thực, Chào hè Hạ Long và các hoạt động sự kiện văn hóa, thể thao thường niên tại các địa phương trong tỉnh... Tổ chức đoàn Famtrip Hạ Long - Quảng Yên - Đông Triều - Uông Bí; tham gia Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2023.
(6) Sở Văn hóa và Thể thao:
- Tổ chức các hoạt động sự kiện dự kiến tiêu biểu như: (i1) Triển lãm tranh cổ động Kỷ niệm 75 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023); (i2) Tham gia Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc “Biển và hải đảo Việt Nam” và các hoạt động sự kiện văn hóa, thể thao thường niên tại các địa phương trong tỉnh.
- Tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh: Giải Vô địch cầu lông các câu lạc bộ Quảng Ninh mở rộng; Giải Bóng bàn các Câu lạc bộ tỉnh Quảng Ninh; Hội bơi vượt sông truyền thống Bạch Đằng lần thứ 45. Đăng cai tổ chức Giải Vô địch các CLB Yoga lần thứ II năm 2023.
(7) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tiếp tục rà soát đôn đốc các chủ đầu tư dự án theo dõi tình hình triển khai thực hiện các dự án, có văn bản đôn đốc các thành viên Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn vướng mắc các dự án được phân công nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân theo chỉ đạo.
- Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật đối với các cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, thanh toán vốn, quyết toán dự án hoàn thành.
(8) Sở Giao thông vận tải:
- Đôn đốc, phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục để đủ điều kiện khởi công dự án Cải tạo nâng cấp QL279 đoạn Km0-Km8 600.
(9) Các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách và các đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư:
- Khởi công mới đối với các dự án được phân bổ vốn trong quý I/2023.
- Hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với các dự án trọng điểm, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2023-2025 (Chi tiết theo phụ lục 9 đính kèm).
(10) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Khởi công mới đối với các dự án đầu tư trường học chất lượng cao theo Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 31/5/2022 của HĐND tỉnh (Chi tiết theo phụ lục 8 đính kèm).
- Đối với các dự án đấu giá đất: Trước ngày 30/6/2023 phải thực hiện xong việc đấu giá đất.
2.3. Quý III/2023
a. Các nhân tố tăng trưởng:
- Ngành khai khoáng và sản xuất phân phối điện tiếp tục duy trì ổn định ngành công nghiệp chế biến chế tạo về cơ bản sẽ hoạt động ổn định và bắt đầu có kế hoạch cho sản xuất những tháng cuối năm, dự kiến tăng 13,46%, do được bổ sung năng lực mới tăng thêm từ 7 dự án đi vào hoạt động trong quý II/2023 và 01 dự án trong quý III/2023. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp dự kiến tăng 13,07%, cao hơn 6,46 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ. Hoạt động xây dựng duy trì ổn định so cùng kỳ, dự kiến tăng 15,8%, cao hơn 5,4 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ.
- Quý III/2023 là thời điểm thị trường khách nội địa có sự sôi động nhất trong năm, tập trung vào các địa phương có khách du lịch biển đảo như: Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Cẩm Phả, Móng Cái... Lượng khách nội địa dự báo sẽ có sự tăng trưởng tốt vào tháng 7, tháng 8. Dự kiến sẽ có một lượng khách du lịch quốc tế, đặc biệt là vùng Đông Bắc Á sẽ quay trở lại. Tổng khách du lịch ước đạt 4,35 triệu khách, tổng thu du lịch ước đạt 9.570 tỷ đồng. Dự kiến khu vực dịch vụ tăng 16,2%, thấp hơn 5 điểm % tốc độ tăng cùng kỳ; thuế sản phẩm tăng 9,7%, thấp hơn 0,4 điểm% so với tốc độ tăng cùng kỳ.
- Khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản 4,62% (cùng kỳ tăng 7,72%). Trong đó: tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Mùa năm 2023 với diện tích gieo trồng cây trồng hàng năm đạt 29.519,7 ha; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 28.320 tấn; trồng rừng tập trung đạt 2.120 ha; sản lượng khai thác gỗ đạt 204.000 m3; sản lượng thủy sản đạt 49.530 tấn.
b. Một số nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ngành chủ trì có nhân tố lợi thế về tăng trưởng trong quý:
(1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Mùa năm 2023 với diện tích gieo trồng cây trồng hàng năm đạt 29.519,7 ha; sản lượng lương thực đạt 6.800 tấn. Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng (diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa 451 ha trong đó chuyển sang cây rau 171,2 ha, cây lâu năm 266 ha, trồng lúa kết hợp NTTS 13,8 ha), diện tích sử dụng giống lúa, rau màu có năng suất, chất lượng cao đạt >55% tổng diện tích; cải tạo, thay thế dần các diện tích cây ăn quả hiệu quả kinh tế thấp.
- Tiếp tục khuyến khích, thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp (04 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 06 dự án đang đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư). Tiếp tục kế hoạch tăng đàn tại cơ sở chăn nuôi lớn như: Công ty TNHH Phú Lâm, Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Công ty Cổ phần Đông Bắc Green, Công ty Cổ phần Phát triển chăn nuôi và nông - lâm - ngư nghiệp Phúc Long, Trại gà Tân An... Phát triển đàn gia cầm khoảng 4,2 triệu con, đẩy mạnh sản xuất giống gà tại địa phương có năng suất, chất lượng cao để phục vục tăng đàn gia cầm trong quý III/2023.
- Tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân, tổ chức trồng rừng, trong đó, trồng rừng tập trung đạt 2.120 ha; sản lượng khai thác gỗ đạt 204.000 m3; thu dịch vụ môi trường rừng trên 01 tỷ đồng; hoàn thành thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Đẩy mạnh thu hoạch đối với các sản phẩm đạt kích cỡ thương phẩm (tôm nuôi vụ 1 và vụ 2) và chuẩn bị mọi phương án sản xuất cho vụ 3; đối với nhuyễn thể nuôi, thực hiện phương thức luân canh gối vụ để tạo sản lượng thương phẩm ổn định phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
(2) Sở Công Thương:
- Thực hiện nhắc nhở các doanh nghiệp ngành than thực hiện nghiêm các quy định trong khai thác, vận chuyển, chế biến than, vật liệu nổ công nghiệp, quản lý chất lượng công trình và an toàn bãi thải mỏ, đảm bảo tuyệt đối, duy trì ổn định sản xuất. Phối hợp với 07 nhà máy điện để nắm bắt thông tin tình hình sản xuất điện của các đơn vị; kịp thời tham mưu, chỉ đạo các giải pháp để đảm bảo sản lượng điện sản xuất theo kế hoạch đề ra.
- Trình UBND tỉnh tổ chức Hội chợ OCOP khu vực đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2023. Tổ chức Đoàn học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong hoạt động phát triển thương mại điện tử. Tổ chức đoàn rà soát, hướng dẫn hoạt động kinh doanh của các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh để nắm bắt khó khăn vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh.
- Rà soát tình hình hoạt động tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; kịp thời tham mưu khi phát sinh khó khăn, vướng mắc.
(3) Sở Xây dựng:
- Đánh giá cụ thể kết quả đạt được của 6 tháng đầu năm, phân tích, làm rõ các mục tiêu đạt được, mục tiêu chưa đạt, các dư địa của các dự án, có các giải pháp cụ thể cho từng dự án để có thể đẩy nhanh tiến độ dự án, tiến độ giải ngân.
- Tiếp tục phối hợp các địa phương, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ các dự án.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện để các hộ dân xây dựng nhà ở (rà soát cắt giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng, hướng dẫn giải quyết vướng mắc về đầu tư, các thủ tục khác...).
(4) Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh:
- Thu hút FDI dự kiến đạt khoảng 300 triệu USD.
- Đẩy nhanh tiến độ, bổ sung năng lực tăng thêm Dự án nhà máy sản xuất thiết bị dẫn nhiệt, tản nhiệt và các sản phẩm chiếu sáng của Công ty TNHH Công nghệ Yeh - Chiang Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nhóm ngành chế biến chế tạo.
(5) Sở Du lịch:
- Kiểm soát tốt chất lượng các dịch vụ du lịch. Triển khai các hoạt động sự kiện tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh để mở rộng không gian, kéo dài thời gian lưu trú; tổ chức các chương trình tour về du lịch MICE. Tiếp tục truyền thông về điểm đến Quảng Ninh an toàn, năng động, mến khách. Tổ chức chương trình làm việc, kết nối kích cầu du lịch Quảng Ninh với các tỉnh Nam Trung Bộ.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động sự kiện để thu hút khách du lịch như: Chương trình “Yên Tử - Về miền đất Phật mùa thu, năm 2023”; Lễ hội truyền thống Đền An Sinh 2023; Hội chợ OCOP Quảng Ninh; Lễ hội truyền thống Vân Đồn...
- Tham gia Hội chợ du lịch Quốc tế VITM - Hà Nội 2023; tham gia Hội chợ du lịch Quốc tế ITE - HCM 2023; tổ chức đoàn Famtrip Hạ Long - Bình Liêu - Hải Hà - Móng Cái.
(6) Sở Văn hóa và Thể thao:
- Tổ chức các sự kiện tiêu biểu dự kiến như: (i1) Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Quảng Ninh năm 2023; (i2) Triển lãm tranh cổ động chủ đề Văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống, con người Việt Nam, thực hiện nếp sống văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh.
- Tổ chức các giải thường niên cấp tỉnh: Giải cờ truyền thống tỉnh Quảng Ninh; Giải thể thao các dân tộc thiểu số miền núi; Giải bơi học sinh, thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Quảng Ninh; Giải Golf tỉnh Quảng Ninh.
- Đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao quốc gia: Lớp tập huấn HLV, trọng tài Lân Sư Rồng quốc gia năm 2023; Giải Bơi - Lặn các CLB quốc gia khu vực I; Giải Nhảy cầu vô địch quốc gia; Giải Vô địch Bắn cung các đội mạnh quốc gia; Giải Vô địch trẻ và Thiếu niên Lân - Sư - Rồng quốc gia; Giải Bơi - Lặn các Vận động viên xuất sắc quốc gia.
(7) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Đôn đốc các chủ đầu tư dự án theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai thực hiện các dự án đảm bảo tiến độ giải ngân theo chỉ đạo. Chủ động tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kiên quyết thực hiện điệu chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2023 đối với các dự án chậm tiến độ; các nguồn vốn chưa phân khai, các dự án chưa giải ngân hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 80% trước 30/9/2023 để bổ sung vốn cho các dự án trọng điểm, các dự án có tiến độ giải ngân tốt, từng bước xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, tập trung thu hồi vốn ứng; tham mưu UBND tỉnh kiểm điểm trách nhiệm của các chủ đầu tư không đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo chỉ đạo.
- Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt Chủ trương đầu tư một số dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2023-2025, trình bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; trình điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2023.
- Đôn đốc các Chủ đầu tư đề xuất, hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án khởi công mới bảo đảm thủ tục chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình, quy định pháp luật, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 để nâng cao tính chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trước ngày 25/7/2023 theo quy định của Luật Đầu tư công.
(8) Sở Giao thông vận tải: Tập trung đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh tiến tới kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh: đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến Đường tỉnh 338); xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20 50 cao tốc Hạ Long - Hải Phòng); tuyến đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (tại Km6 700) đến đường tỉnh 338; Cầu Cửa Lục 3; đường kết nối từ đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến cảng Vạn Ninh.
(9) Các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách và các đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư:
- Hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với các dự án trọng điểm, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2023-2025 (Chi tiết theo phụ lục 9 đính kèm).
(10) UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Đối với các dự án đấu giá đất, đảm bảo trước ngày 30/9/2023 hoàn thành việc thu tiền đất đối với các dự án đấu giá đất.
- Đối với các dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, đảm bảo chậm nhất trước ngày 30/9/2023 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất.
2.4. Quý IV/2023
a. Các nhân tố tăng trưởng:
Theo dõi tăng trưởng hàng năm, quý IV/2023 là thời gian toàn ngành kinh tế nói chung, các ngành, lĩnh vực nói riêng tăng trưởng cao. Thời gian cuối năm, các đơn vị tập trung sản xuất hoàn thành các đơn hàng, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng cao. Đây là thời điểm cần tiếp tục tập trung cho các hoạt động kích cầu, giảm giá, phát triển sản phẩm mới để duy trì thu hút khách, nhất là các hoạt động sự kiện văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo. Do đặc điểm của thời tiết và thói quen đi du lịch, nên nhu cầu đi du lịch thời điểm này của khách du lịch nội địa có sự thay đổi (lượng khách tập trung chủ yếu là các địa phương: Hạ Long, Uông Bí, Bình Liêu, Tiên Yên...). Đồng thời đây cũng là thời điểm khách du lịch quốc tế có sự tăng trưởng tốt, cần khai thác hiệu quả để thu hút dòng khách quốc tế đến Quảng Ninh.
b. Một số nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ngành chủ trì có nhân tố lợi thế về tăng trưởng trong quý:
(1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tập trung phát triển diện tích cây ăn quả; sản xuất, gieo trồng rải vụ thu hoạch để phục vụ tiêu thụ trong và ngoài tỉnh; chỉ đạo các địa phương gieo trồng hết đất, không để đất trống. Hoàn thành kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2023 với tổng diện tích cây trồng hàng năm đạt 62.692 ha, tổng sản lượng lương thực đạt 112.580 tấn.
- Tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, đảm bảo vệ sinh thú y áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học kiểm soát được dịch bệnh. Hỗ trợ các dự án đang triển khai thực hiện đi vào sản xuất đảm bảo theo đúng quy mô đầu tư, công suất thiết của dự án.
- Đẩy mạnh thu hoạch đối với các sản phẩm đạt kích cỡ thương phẩm (tôm nuôi vụ 1 và vụ 2) và tổ chức phương án sản xuất cho vụ 3 (vụ nuôi tôm qua đông); đối với nhuyễn thể nuôi, thực hiện phương thức luân canh gối vụ để tạo sản lượng thương phẩm ổn định phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
(2) Sở Công Thương:
- Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình cấp điện trên địa bàn tỉnh của ngành điện, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình điện.
- Rà soát tình hình hoạt động tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; kịp thời tham mưu khi phát sinh khó khăn, vướng mắc.
(3) Sở xây dựng:
- Tiếp tục phối hợp các địa phương, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ các dự án.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện để các hộ dân xây dựng nhà ở (rà soát cắt giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng, hướng dẫn giải quyết vướng mắc về đầu tư, các thủ tục khác...).
- Phối hợp với UBND các địa phương, đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh tính toán, tổng hợp số liệu đảm bảo yêu cầu mục tiêu tăng trưởng theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
(4) Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh:
- Thu hút FDI dự kiến đạt khoảng 250 triệu USD.
- Đẩy nhanh tiến độ, bổ sung năng lực tăng thêm Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar của Công ty Jinko Solar Hong kong Limited sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nhóm ngành chế biến chế tạo.
(5) Sở Du lịch:
- Tiếp tục truyền thông về điểm đến Quảng Ninh an toàn, năng động, mến khách. Triển khai các hoạt động sự kiện tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là Thành phố Uông Bí, Thị xã Đông Triều, huyện Bình Liêu, huyện Tiên Yên... để mở rộng không gian, kéo dài thời gian lưu trú; tổ chức các chương trình tour du lịch MICE; đẩy mạnh các hoạt động du lịch hướng đến khu vực miền núi, nông thôn. Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng/Cần Thơ 2023 do Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức. Tổ chức “Hội thảo ứng dụng công nghệ 4.0: Giải pháp du lịch thông minh và mô hình du lịch cộng đồng sáng tạo”.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động sự kiện để thu hút khách du lịch như: Festival Âm nhạc quốc tế - Hạ Long 2023; Liên hoan Xiếc thế giới 2023; Tuần Văn hóa Du lịch - Hội mùa vàng Bình Liêu; Chương trình Carnaval mùa đông 2023...
(6) Sở Văn hóa và Thể thao:
- Tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023): (i1) Triển lãm Thành tựu kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh; (i2) Trưng bày chuyên đề Quảng Ninh 60 năm - những mốc son lịch sử; Triển lãm tranh cổ động; (i3) Hội thi xe tuyên truyền cổ động; (i4) Quảng Ninh, 60 năm một chặng đường - Cột mốc quê hương. Lễ hội Hokkaido tại Hạ Long năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023).
- Tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh: Giải Khiêu vũ thể thao; Giải Vovinam; Giải Pencaksilat; Giải Taekwondo. Đăng cai các Giải thể thao toàn quốc: Giải chạy việt dã Đức Hương Anh; Giải Nhảy cầu vô địch các CLB quốc gia, Giải Cờ vua miền Bắc mở rộng.
(7) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tiếp tục rà soát đôn đốc các chủ đầu tư dự án theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai thực hiện các dự án đảm bảo tiến độ giải ngân theo chỉ đạo. Chủ động tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kiên quyết thực hiện điều chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2023 đối với các dự án chậm tiến độ; các dự án giải ngân không đảm bảo tiến độ để bổ sung vốn cho các dự án trọng điểm, các dự án có tiến độ giải ngân tốt. Đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn bố trí dự toán đầu năm.
- Báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025. Chủ động phối hợp với các chủ đầu tư chuẩn bị thủ tục đầu tư của các dự án khởi công mới năm 2024.
- Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đầu tư công năm 2023, kế hoạch đầu tư công năm 2024.
(8) Sở Giao thông vận tải: Đôn đốc, phối hợp với chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 trên địa bàn thành phố Hạ Long và dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 trên địa phận huyện Ba Chẽ, đảm bảo hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 trên địa phận huyện Ba Chẽ đúng tiến độ chỉ đạo của UBND tỉnh, phục vụ chào mừng 60 năm Ngày thành lập tỉnh.
(9) Các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách và các đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư: Hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với các dự án dự kiến khởi công năm 2024 và các dự án khởi công mới giai đoạn 2023-2025 (theo phụ lục 9 đính kèm).
(10) UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Đối với các dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, đảm bảo chậm nhất trước 31/10/2023 hoàn thành việc xác định giá thu tiền sử dụng đất, tiền thu đất; chậm nhất trước ngày 30/11/2023 phải hoàn thành việc thu tiền đất.
- Đối với việc thu tiền đất từ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tái định cư,... đảm bảo chậm nhất trước ngày 30/11/2023 hoàn thành việc thu tiền đất.
2. Các nhiệm vụ, giải pháp triển khai trong cả năm 2023
2.1. Sở Công Thương:
- Tiếp tục tham mưu triển khai hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Tỉnh ủy về phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Phối hợp cùng Bản Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, các sở, ban, ngành kịp thời nắm bắt, tham mưu tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo; hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án công nghiệp chế biến chế tạo mới đi vào hoạt động trong năm 2023.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ngành than tăng cường đầu tư, hoàn thành các dự án nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước; phát triển lĩnh vực nhập khẩu, pha trộn than tại Quảng Ninh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than trong nước theo mô hình “Sản xuất - Thương mại than” ổn định, bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
- Duy trì ổn định hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Tổng sơ đồ VIII) sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên nắm bắt tiến độ của dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, tham mưu các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ của dự án. Tổ chức hoạt động có hiệu quả Tổ công tác theo Quyết định 3727/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn hỗ trợ các dự án của Ngành điện đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với ngành điện trong công tác đầu tư phát triển hệ thống điện; tham mưu, chỉ đạo kịp thời đảm bảo đáp ứng đủ điện phục vụ cho các hoạt động sản xuất của KCN, KKT, CCN để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thường xuyên nắm bắt tình hình, kết quả hoạt động, khó khăn, vướng mắc của các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định góp phần tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại theo hướng hiện đại, phát triển hệ thống logistics, các trung tâm thương mại và chợ đầu mối hiện đại, thông minh, bền vững. Tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát số lượng sản phẩm nông, thủy sản trong tỉnh cần hỗ trợ tiêu thụ để tham mưu cho UBND tỉnh phương án hỗ trợ tiêu thụ cho người dân. Nắm bắt tình hình triển khai, tổng hợp báo cáo đình kỳ hàng quý, đề xuất các giải pháp nhân rộng Mô hình “Chợ 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt” tại các chợ trên địa bàn thị xã, thành phố trong tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và UBND các địa phương rà soát, hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh phân phối sản phẩm, hàng hóa thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam theo chương trình của Bộ Công Thương. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các địa phương thu hút đầu tư, tạo quỹ đất để mở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khu thương mại phục vụ nhu cầu hàng hóa phục vụ nhân dân và khách du lịch.
- Theo dõi sát diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hiện tượng găm hàng, đầu cơ, trục lợi, tăng giá trái quy định và đưa ra các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần ổn định và tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Tham mưu các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh để phát huy hiệu quả tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái. Triển khai công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế về kinh tế đến các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Hỗ trợ Doanh nghiệp các thông tin về thị trường xuất, nhập khẩu; các cơ hội giao thương; tìm kiếm đối tác bạn hàng để xuất khẩu sản phẩm.
2.2. Sở Xây dựng:
- Chủ trì cùng liên ngành làm việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án; làm việc tại các địa phương, các chủ đầu tư dự án vào tháng đầu tiên của quý để nắm bắt tình hình triển khai các dự án, đề xuất biện pháp giải quyết, tháo gỡ. Trong đó tập trung các dự án của các nhà đầu tư chiến lược như: Tập đoàn Công nghiệp - Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Thành Công; Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn TexHong; Tập đoàn Sungroup; Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt và các các dự án đầu tư FDI tại các KCN, các dự án hạ tầng KCN, Tập đoàn Tuần Châu, BIM. Chủ trì tham mưu đôn đốc đẩy nhanh tiến độ Dự án sân golf Đông Triều.
- Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, lao động ngành than, KCN; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng về làm việc, sinh sống tại Quảng Ninh”, tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành rà soát 25 dự án đã có chủ đầu tư, 11 dự án có chủ trương đầu tư chưa lựa chọn được nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, chuẩn bị thủ tục khởi công (nếu có), đẩy nhanh tiến độ các dự án.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện để các hộ dân xây dựng nhà ở (rà soát cắt giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng, hướng dẫn giải quyết vướng mắc về đầu tư, các thủ tục khác...).
2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn với hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ. Khuyến khích thực hiện các mô hình liên kết sản xuất với các sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị đối với các cây trồng chủ lực (lúa, rau, chè, cây ăn quả, dong riềng, hoa,...); tập trung phát triển các chuỗi giá trị, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
- Tiếp tục nỗ lực phòng chống dịch bệnh tạo môi trường thuận lợi phát triển chăn nuôi, xúc tiến việc xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Tập trung phát triển sản xuất chăn nuôi tại các vùng chăn nuôi tập trung giảm dần tỷ lệ số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Phát triển mạnh chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm chủ lực như lợn Móng Cái, gà Tiên Yên... Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các trại giống, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống, phấn đấu cung ứng 45-50% giống thủy sản các loại phục vụ các vùng sản xuất tập trung như: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn. Phát huy hiệu quả khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đầm Hà. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác hải sản, nhất là các mô hình nuôi biển bền vững theo đúng quy hoạch, nuôi tôm siêu thâm canh 3 vụ, gắn với chế biến sâu, xây dựng và phát triển thương hiệu hải sản Hạ Long, Cô Tô, Vân Đồn, Móng Cái,...
- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phát triển trồng rừng theo mô hình cây gỗ lớn, giá trị cao, phấn đấu trồng mới ít nhất 2.000 ha lim, dổi, lát ở nơi có đủ điều kiện, chống tiêu cực trong triển khai chính sách. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chú trọng phát triển rừng ven biển, tích cực chuyển đổi từ rừng sản xuất sang rừng cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Tiếp tục tham mưu triển khai có hiệu quả các kế hoạch của UBND tỉnh về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản5. Triển khai thực hiện Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; thực hiện cấp nước an toàn nông thôn trên địa bàn tỉnh, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2023. Tập trung đầu tư nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, hạ tầng thủy sản, nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất và dân sinh, nhất là ở các vùng mới bị thiệt hại nặng do thiên tai; tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thủy lợi; tham gia quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo vệ chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, biển; tăng cường năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp tỉnh năm 2023. Thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp. Phấn đấu có từ 15 - 20 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Triển khai các chương trình khởi nghiệp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.4. Sở Tài chính:
- Chủ động tham mưu điều hành thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 theo dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tổng hợp, báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo số thu, hàng tháng, hàng quý để tham mưu các cấp thẩm quyền có biện pháp chỉ đạo, điều hành kịp thời. Phấn đấu tăng thu thuế, phí ở mức cao nhất, thu tiền sử dụng đất đúng với dự toán được giao đảm bảo thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng tỷ trọng các khoản thu bền vững. Đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền giao.
- Tham mưu và thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo dự toán, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định. Tăng cường đôn đốc các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện giải ngân chi đầu tư và chi thường xuyên, đặc biệt là các lĩnh vực giáo dục, y tế, đảm bảo xã hội. Thường xuyên rà soát các khoản chi thường xuyên chưa phân khai, đã phân khai nhưng giải ngân chậm hoặc hết nhiệm vụ chi để tham mưu cấp có thẩm quyền tiết kiệm, cắt giảm, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn chi đầu tư phát triển cho các dự án, công trình trọng điểm của Tỉnh.
- Theo dõi tình hình phân bổ, giải ngân các nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2023 để tham mưu kịp thời công tác điều hành ngân sách theo quy định, đáp ứng yêu cầu thực tế. Tiếp tục phối hợp trong công tác thu hồi tạm ứng, ứng trước vốn xây dựng cơ bản năm trước, đặc biệt là 100.000 triệu đồng của Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều. Đẩy nhanh tiến độ thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, làm căn cứ để phân bổ vốn quyết toán. Tiếp tục rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện lập quyết toán dự án hoàn thành và đề xuất xử lý đối với các chủ đầu tư còn để tồn đọng nhiều dự án.
- Triển khai đồng bộ cơ chế tự chủ về tài chính giai đoạn 2023-2026 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 04/6/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, trọng tâm là công tác xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, giá các loại dịch vụ khác.
- Thực hiện tốt chức năng là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định giá đất. Đẩy nhanh tiến độ thẩm định phương án giá đất cụ thể của các dự án để các địa phương sớm triển khai đấu giá, thu tiền sử dụng đất ngay những ngày đầu, tháng đầu. Duy trì tốt hoạt động của Hội đồng thẩm định giá tài sản mua sắm tập trung, Hội đồng thẩm định giá hóa chất, vật tư, sinh phẩm, thiết bị y tế và Hội đồng thẩm định giá trang thiết bị, phần mềm thương mại trong các dự án/hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin/hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tiếp tục tham mưu triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Tỉnh ủy về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hoàn thành một số Đề án quan trọng như: Đề án thí điểm phát triển mô hình kinh tế ban đêm; Đề án phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Tham mưu kế hoạch, chương trình, xây dựng cơ chế chính sách thực hiện Đề án về Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2025 sau khi được duyệt. Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số năm 2023. Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức các cuộc gặp mặt đối thoại với doanh nghiệp định kỳ cấp tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong hỗ trợ, tháo gỡ tối đa khó khăn, vướng mắc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư, khu vực dân doanh; hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, nâng cao năng lực công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, chuyển đổi hộ cá nhân sản xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp; trong năm 2023 phấn đấu thành lập mới trên 2.000 doanh nghiệp.
- Tham mưu cho UBND tỉnh phương án điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2023, trong đó tập trung cho các chương trình, dự án trọng điểm đã có chủ trương, ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh,...; chủ trương đầu tư các số dự án khởi công mới năm 2023 - 2025; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 trình HĐND tỉnh quyết nghị để triển khai các bước tiếp theo.
- Theo dõi, hàng tháng có báo cáo về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công của năm 2023, báo cáo UBND tỉnh (trước ngày 25 hàng tháng). Tăng cường, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án đầu tư công để kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công. Phấn đấu đến 30/9/2023 giải ngân 80%, đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư giao đầu năm.
2.6. Sở Giao thông vận tải:
- Tham mưu huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư, để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ. Tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án để hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh: Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến Đường tỉnh 338); xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20 50 cao tốc Hạ Long - Hải Phòng); tuyến đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (tại Km6 700) đến đường tỉnh 338; Cầu Cửa Lục 3; đường kết nối từ đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến cảng Vạn Ninh. Triển khai tiếp các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh trong năm 2023: đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều (đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều); cải tạo nâng cấp đường tỉnh 342 trên địa bàn huyện Ba Chẽ và thành phố Hạ Long; cải tạo nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn từ Km0 - Km8 600; đường dẫn cầu Bến Rừng đoạn thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh,... cùng các dự án giao thông quan trọng của các địa phương. Chủ trì tham mưu đôn đốc đẩy nhanh tiến độ Dự án Cảng Vạn Ninh.
- Tham mưu lập chủ trương đầu tư các tuyến đường mang tính kết nối vùng như: cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 trên địa bàn thành phố Hạ Long; đường nối từ Quốc lộ 279 (xã Tân Dân, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)...
- Đẩy mạnh công tác phối hợp với thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn để triển khai các dự án giao thông liên kết vùng theo thỏa thuận đã được Tỉnh ủy ký kết, cụ thể: đẩy mạnh công tác phối hợp với thành phố Hải Phòng để triển khai các dự án Cầu Rừng, Cầu Lại Xuân và nghiên cứu đầu tư dự án kết nối thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) với huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng); phối hợp với tỉnh Hải Dương để nghiên cứu đầu tư các công trình giao thông kết nối Dự án đường nối QL.18 (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), dự án đường nối QL.37 (từ Hồ Côn Sơn) với đường ven sông lên thị xã Đông Triều và các công trình giao thông kết nối với Bắc Giang, Lạng Sơn thông qua đường cao tốc, Quốc lộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ Văn bản số 266/BC-UBND ngày 23/12/2021.
- Tham mưu triển khai thực hiện quy hoạch đường bộ, đường thủy, cảng biển sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Tham mưu khai thác lợi thế về hạ tầng giao thông sau đầu tư, làm cơ sở để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, logistics (khu vực Hòn Nét - Con Ong; Quảng Yên;...).
2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; thường xuyên rà soát các dự án có sử dụng mặt đất, mặt nước, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai, Luật Đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất HĐND, UBND tỉnh các giải pháp đẩy nhanh tiến độ định giá đất và nâng cao trách nhiệm giải trình đối với các phương án giá đất cụ thể; đảm bảo khách quan, minh bạch, không để xảy ra sai sót.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và UBND các địa phương và các cơ quan liên quan căn cứ quy định pháp luật để tham mưu UBND tỉnh quyết định thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm cho phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước và theo đúng quy định pháp luật, báo cáo UBND tỉnh trong quý I/2023.
- Chủ trì tham mưu tháo gỡ khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ Dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh. Tiếp tục tham mưu thực hiện nội dung “Phối hợp xây dựng Đề án báo cáo Bộ chính trị, Quốc hội, Chính phủ để có cơ chế chính sách, đặc thù xây dựng, phát triển Quảng Ninh - Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ của vùng trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng cửa ngõ Lạch Huyện và các cảng Nam - Bắc Tiền Phong, Con Ong - Hòn Nét” theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Khẩn trương xây dựng hoàn thành Đề án tổng thể bảo đảm nguồn vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
2.8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tiếp tục rà soát sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường lớp học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và tư thục, giữa các vùng miền. Tham mưu, đề xuất đầu tư nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với việc triển khai, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phấn đấu năm 2023 hoàn thành mục tiêu mỗi huyện có ít nhất 01 trường học công lập ở mỗi cấp học giáo dục phổ thông; mỗi thành phố, thị xã có 01 trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao (chuẩn mức độ 2 trở lên).
2.9. Sở Y tế:
- Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt là triển khai có hiệu quả Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ, Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chỉ đạo có liên quan của Trung ương, của tỉnh. Giữ vững thành quả phòng chống dịch, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác (nếu có). Tăng cường giám sát diễn biến các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, bám sát diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để kịp thời đề xuất triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp củng cố, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo đồng bộ, hiện đại cho hệ thống y tế dự phòng, hệ thống khám chữa bệnh và hệ thống cấp cứu; tăng cường hiệu quả của đầu tư trong y tế. Phối hợp với sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư nâng cấp mở rộng Bệnh viện Phổi đảm bảo khánh thành, gắn biển chào mừng Kỷ niệm 60 năm ngày thanh lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023).
2.10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; gắn với kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm nhất là việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN trong việc tuyển dụng lao động. Thực hiện pháp luật lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, cải thiện điều kiện lao động; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường kiểm tra, nắm bắt và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, theo dõi chặt chẽ tình hình lao động làm việc ở nước ngoài; thực hiện tốt công tác quản lý, cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Quảng Ninh.
- Đẩy mạnh mô hình doanh nghiệp gắn với đào tạo nghề nghiệp, xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách. Điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025. Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh và đào tạo nghề nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác tuyển sinh và đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
2.11. Sở Khoa học và Công nghệ:
Tham mưu triển khai Đề án, Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo giai đến năm 2030. Tập trung triển khai Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới hoạt động đo lường; Kế hoạch hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2023; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động KH&CN: vận động doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia năm 2023; Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo lường; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ theo Nghị Quyết số 313/2020/NQ-HĐND để khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động KH&CN; tổ chức gặp mặt các tổ chức KH&CN; doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh để nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc,...
2.12. Sở Thông tin và Truyền thông:
Tích cực, chú trọng công tác hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông từ tỉnh đến cơ sở; đồng hành, hướng dẫn các doanh nghiệp ngành thông tin và truyền thông tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ cụ thể tại kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh.
2.13. Sở Văn hóa và Thể thao:
- Tiếp tục thực hiện nội dung xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESSCO công nhận là di sản thế giới. Thực hiện tổng kiểm kê, rà soát di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới tỉnh Quảng Ninh năm 2022-2023
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh và xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc sắc phục vụ khách du lịch.
- Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn đầu tư xây dựng và đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức hoạt động tại hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao đã được đầu tư xây dựng (Cung Quy hoạch, Hội chợ, Triển lãm tỉnh, Bảo tàng, Thư viện tỉnh, Khu Liên hợp Thể thao tỉnh Quảng Ninh, Sân vận động Cẩm Phả....). Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
- Sáp nhập Trường Thể dục Thể thao với Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao.
2.14. Sở Du lịch:
- Tham mưu triển khai tổ chức thực hiện Đề án Phục hồi ngành du lịch Quảng Ninh năm 2025, định hướng 2030; Đề án Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh; Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn, Cô Tô. Mở rộng không gian khai thác tại khu vực Bái Tử Long, Vân Đồn. Triển khai và tổ chức Phương án thúc đẩy hoạt động du lịch dọc tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.
- Tham mưu, phối hợp với vác sở, ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đưa các dự án trọng điểm du lịch đi vào hoạt động trong năm 2023, 2024 như: Sân Golf Đông Triều, tổ hợp khách sạn lưu trú, nghỉ dưỡng tại Vân Đồn... Tham mưu, phối hợp triển khai Phương án tổ chức đón khách du lịch Trung Quốc hoạt động trở lại.
- Phối hợp với các sở, ngành địa phương triển khai quản lý các khu du lịch cấp tỉnh, khu du lịch quốc gia nhất là tại các khu vực ven biển, cận biển. Thực hiện chuyển đổi số đối với lĩnh vực du lịch. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát về lĩnh vực du lịch, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
2.15. Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh:
- Sau khi Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung triển khai ngay công tác lập và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT ven biển Quảng Yên và các quy hoạch phân khu chức năng trong các KKT; Quy hoạch chi tiết 1/2000 một số KCN mới có tiềm năng dọc 2 bên tuyến Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến các địa phương Quảng Yên - Uông Bí - Đông Triều, khu vực tiếp giáp giữa Hạ Long và Cẩm Phả, khu vực gần với KCN cảng biển Hải Hà (đã được cập nhật vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh) để tạo ra các khu vực có năng lực sản xuất mới, làm cơ sở thu hút đầu tư ... Việc quy hoạch các KCN, KKT phải gắn liền với phát triển nhà ở công nhân và các thiết chế văn hóa cho công nhân trong các KCN, KKT.
- Tăng cường công tác thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đối với đồ án quy hoạch chi tiết trong các KKT, KCN trên địa bàn. Đôn đốc chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư hạ tầng động lực, trọng điểm tại các KKT, KCN đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tăng cường công tác nắm bắt thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án trong KCN, KKT để có biện pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc kịp thời cho các doanh nghiệp; thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới và tăng cường theo hướng chủ động hoạt động xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư vào KCN, KKT. Tích cực hỗ trợ các Nhà đầu tư trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn các KCN, KKT. Chủ động hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược đầu tư trên địa bàn KCN, KKT. Tổ chức hoạt động hiệu quả Tổ công tác đôn đốc, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án của Tập đoàn Thành Công tại KCN Việt Hưng và thành phố Hạ Long theo Quyết định số 2251/QĐ-UBND ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh; Tổ công tác theo QĐ 739/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh hỗ trợ Nhà đầu tư tiếp tục triển khai hoàn thiện các thủ tục pháp lý các dự án thành phần thuộc Tổ hợp dự án Nhà máy, nhà xưởng cao cấp khu vực Đầm Nhà Mạc.
2.16. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ cao, thân thiện môi trường, suất vốn đầu tư cao, đóng góp lớn ngân sách, nhất là thu hút đầu tư FDI thế hệ mới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, logistics vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Tập trung xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế nước ngoài lớn có khả năng kéo theo nhiều doanh nghiệp sản xuất vệ tinh, tạo thành chuỗi giá trị toàn cầu; các nhà đầu tư có uy tín, thương hiệu, có năng lực tài chính và trình độ, kinh nghiệm quản lý, có khả năng liên kết và tác động tích cực đến các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Tăng cường tương tác, làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kịp thời lắng nghe ý kiến phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp về hiệu quả triển khai các chương trình khảo sát PCI, DDCI và các chương trình tiếp xúc, gặp gỡ doanh nghiệp, Cà phê doanh nhân... của tỉnh, các sở ngành địa phương đang triển khai. Ghi nhận các đóng góp hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp để tham mưu công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh DDCI và PCI.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các địa phương nắm bắt khó khăn, vướng mắc nhằm tháo gỡ thủ tục, hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện cho 18 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 15.327 tỷ đồng, bao gồm: 11 dự án dự kiến khởi công mới với tổng mức đầu tư khoảng 11.772 tỷ đồng và 07 dự án dự kiến đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư khoảng 3.555 tỷ đồng trong năm 2023. Tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư lớn để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hoạt động hiệu quả Tổ công tác hỗ trợ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai.
2.17. Các ban quản lý dự án đầu tư:
- Triển khai các dự án trong Kế hoạch năm 2023 với yêu cầu đúng tiến độ, chất lượng các dự án; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời quyết toán dứt điểm các dự án sau khi hoàn thành. Đối với các dự án khởi công mới trong năm 2023: chậm nhất trong quý II/2023, trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; chậm nhất trong quý I/2023, hoàn thành các thủ tục lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng và khởi công các dự án; phấn đấu giải ngân đến hết quý III/2023 đạt tối thiểu 80% kế hoạch vốn, đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn bố trí dự toán đầu năm. Phối hợp với các sở chuyên ngành để hoàn thiện các thủ tục chủ trương đầu tư đối với các dự án dự kiến triển khai trong năm 2023.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông: Tập trung đẩy nhanh tiến độ đảm bảo chất lượng, quyết tâm hoàn thành theo đúng chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, gồm: xây dựng đường gom hai bên đường cao tốc, đoạn từ Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn đến nút giao Bình Dân, huyện Vân Đồn; Dự án Mở rộng đường 334 đoạn từ sân golf Ao Tiên đến nút giao giữa đường 334 và đường vào công viên phức hợp Khu kinh tế Vân Đồn; Dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1).
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thi công hoàn thành dự án cầu Cửa Lục 3, xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20 50 cao tốc Hạ Long - Hải Phòng), đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (tại Km6 700) đến đường tỉnh 338 - giai đoạn 1 và 10 dự án y tế6; tập trung triển khai thi công đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến Đường tỉnh 338) - giai đoạn 1; đẩy nhanh tiến độ triển khai các thủ tục đầu tư để đủ điều kiện khởi công trong năm 2023 đối với Dự án đầu tư xây dựng đường dần cầu Bến Rừng và Trung tâm truyền thông tỉnh.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung thi công hoàn thành các dự án, gồm: đầu tư xây dựng Hồ Khe giữa xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả; xử lý 08 điểm ngập lụt trên đường tỉnh 330; nâng cấp mở rộng hồ chứa nước C22, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô; hệ thống đường ống cấp nước Hồ Khe Giữa. Khởi công mới các dự án: cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342, đoạn thuộc địa phận huyện Ba Chẽ; Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn từ Km0 00 đến Km8 600; Tuyến đường từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến KCN Bắc Tiền Phong (giai đoạn 1).
2.18. Cục Hải quan tỉnh:
- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước theo dự toán Bộ Tài chính giao và chỉ tiêu giao của Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh năm 2023. Thực hiện các giải pháp chống thất thu qua trị giá hải quan, mã số, thuế suất; quản lý chặt chẽ các khoản hoàn thuế, không thu thuế, ưu đãi đầu tư. Thường xuyên rà soát các khoản nợ khó thu để thực hiện các biện pháp cưỡng chế, không để phát sinh các khoản nợ mới; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong thu hồi và xử lý các khoản nợ thuế.
- Bám sát kế hoạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tập đoàn có số thu lớn, phân tích, đánh giá những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và thu NSNN. Chủ động tiếp cận, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về chính sách và thủ tục hải quan, đồng thời có phương án thu hút nhóm doanh nghiệp mới, nguồn hàng mới về làm thủ tục và nộp thuế vào NSNN trên địa bàn tỉnh nhằm duy trì và phát triển nguồn thu.
- Tiếp tục cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng minh bạch, giảm thời gian thực hiện thủ tục hải quan, thông quan nhanh hàng hóa tại cửa khẩu; Phối hợp với các sở, ngành đề xuất với Tỉnh các cơ chế ưu đãi, loại bỏ các rào cản bất hợp lý để thu hút doanh nghiệp/nhà đầu tư (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tạo nên các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước).
- Phát huy vai trò Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, lực lượng chức năng, các địa phương biên giới phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới.
2.19. Cục Thuế tỉnh:
- Có các giải pháp đồng bộ và tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2023; đảm bảo cơ cấu thu ngân sách đã được giao. Rà soát các nguồn thu, các khoản thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu. Theo dõi sát tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng nộp NSNN của các doanh nghiệp, đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời tham mưu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả 06 kế hoạch quản lý nhà nước, quản lý thuế đã được UBND ban hành: (i1) Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/3/2020 về việc đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý thu thuế đối với hoạt động vận tải; (i2) Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 18/9/2019 về việc nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, căn hộ du lịch, cho thuê mặt bằng kinh doanh; (i3) Kế hoạch số 108/UBND-KH ngày 11/6/2020 về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản; (i4) Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 28/7/2020 về tăng cường công tác quản lý thuế trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (i5) Kế hoạch số 163/UBND-KH ngày 03/9/2020 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (i6) Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 08/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi thủ đoạn gian lận và chiếm đoạt tiền thuế; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đôn đốc người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền phạt theo các Quyết định xử lý truy thu thuế, xử phạt hành chính trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được Quyết định xử lý của cơ quan thuế, phấn đấu đôn đốc các doanh nghiệp nộp tối thiểu 85% số thuế truy thu, truy hoàn và tiền phạt của các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra.
2.20. Kho bạc Nhà nước tỉnh:
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu, tổ chức tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN, điều tiết cho các cấp ngân sách chính xác, đúng quy định. Tiếp tục tăng cường công tác trao đổi thông tin, dữ liệu thu NSNN giữa Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh với cơ quan thu và các ngân hàng thương mại nhận ủy nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, giảm thủ tục nộp tiền, tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Thực hiện giải ngân vốn đầu tư, thanh toán, quyết toán các dự án công trình đảm bảo đúng quy định. Thực hiện nghiêm việc khấu trừ thuế VAT để nộp NSNN khi thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN; báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả giải ngân vốn xây dựng cơ bản hàng tháng và đột xuất để có giải pháp chỉ đạo kịp thời.
2.21. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh:
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh; Kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh TCTD tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
2.22. Cục Thống kê tỉnh:
- Là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về số liệu thống kê chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP), cơ cấu kinh tế và các chỉ tiêu liên quan khác do Cục theo dõi, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để đảm bảo đúng kịch bản tăng trưởng.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời nguồn số liệu thống kê đầu vào trên cơ sở báo cáo của các sở, ban, ngành, đơn vị cung cấp cho Tổng cục Thống kê; đồng thời chủ động báo cáo Tổng cục Thống kê tính toán số liệu tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) và cơ cấu kinh tế từng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2023. Bám sát Tổng Cục thống kê đảm bảo ghi nhận khách quan, đầy đủ tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh; không để xảy ra tình trạng chênh lệch số liệu thống kê kinh tế - xã hội giữa Trung ương và địa phương.
- Báo cáo, cung cấp đầy đủ số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình kinh tế - xã hội để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh hằng tháng, quý, năm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai các nhiệm vụ, giải pháp và kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Kế hoạch kịch bản này để đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP và thu ngân sách nhà nước năm 2023, cụ thể:
- Đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành chung về kịch bản tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước năm 2023; trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm mục tiêu tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng.
- Đồng chí Đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm chỉ tiêu tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, thương mại, kim ngạch xuất, nhập khẩu, thuế sản phẩm trong chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, mục tiêu tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023.
- Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tăng trưởng về du lịch, thông tin truyền thông, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ.
2. Phân công công trách nhiệm của các đồng chí Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch kịch bản này; chủ động bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp để có những giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; kịp thời tham mưu, báo cáo đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ vướng mắc; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Tỉnh ủy về nhiệm vụ được phân công.
(1) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, hoàn thành xong trước ngày 30/01/2023 và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo tiến độ, chất lượng, đạt mục tiêu đề ra.
(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đầu tư xây dựng cơ bản; tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và kịp thời đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện đúng kịch bản tăng trưởng; định kỳ hàng tháng, quý tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp thường kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở kết quả thực hiện kịch bản quý I, 6 tháng, chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, các sở, ngành cập nhật đánh giá bổ sung, điều chỉnh kịch bản tăng trưởng quý còn lại, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
(3) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan đầu mối, chủ trì, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
(4) Sở Công Thương: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ.
(5) Sở Xây dựng: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng lĩnh vực xây dựng trong tăng trưởng khu vực II: Công nghiệp - Xây dựng; chỉ tiêu hoạt động kinh doanh bất động sản trong tăng trưởng khu vực dịch vụ.
(6) Sở Du lịch: Là cơ quan đầu mối, chủ trì, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đạt chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch.
(7) Sở Giáo dục - Đào tạo: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng chỉ tiêu giáo dục và đào tạo.
(8) Sở Y tế: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng chỉ tiêu y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
(9) Sở Khoa học - Công nghệ: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng chỉ tiêu hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ.
(10) Sở Thông tin và Truyền thông: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng chỉ tiêu dịch vụ thông tin và truyền thông.
(11) Sở Giao thông vận tải: Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng các chỉ tiêu về vận tải.
(12) Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh: Là cơ quan đầu mối, chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về thực hiện chỉ tiêu thuế sản phẩm.
(13) Sở Tài chính: Là cơ quan đầu mối, chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về thực hiện chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội tỉnh tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng và tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch; đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình, dự án trọng điểm trong năm 2023; đồng thời tăng cường giám sát các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời kiến nghị, tham gia, góp ý với UBND tỉnh về các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức triển khai thực hiện Kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 đạt hiệu quả cao nhất.
4. Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương định kỳ hàng tháng, quý phân tích, đánh giá, dự báo, cập nhật kịch bản phát triển từng ngành, lĩnh vực quản lý, cung cấp đầy đủ, chính xác số liệu gửi Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ; Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo Tỉnh ủy định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2023.
5. Cục Trưởng Cục Thống kê tỉnh: Có trách nhiệm chỉ đạo, tổng hợp báo cáo Tổng Cục Thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời, làm cơ sở quan trọng để Tổng cục Thống kê tính toán, công bố chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Tỉnh 6 tháng đầu năm và cả năm 2023; chỉ đạo, thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu, tính toán GRDP hàng quý để báo cáo UBND tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trung tâm Truyền thông tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí hợp tác với tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai nhiệm vụ, kịch bản tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để phát triển - kinh tế - xã hội năm 2023.
Căn cứ các chỉ đạo của Tỉnh ủy và tình hình thực tế của tỉnh, Kế hoạch kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 trong quá trình triển khai thực hiện sẽ được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
1 Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) và đối tác Tập đoàn Geely (Trung Quốc) nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy lắp ráp ô tô tại KCN Bắc Tiền Phong; Tập đoàn Wish U Success (Đài Loan) nghiên cứu triển khai đầu tư Dự án bán dẫn, vi mạch tại KCN Nam Tiền Phong và KCN Bắc Tiền Phong; Tập đoàn SKODA (Cộng hòa Séc) và Tập đoàn Thành Công nghiên cứu hợp tác thực hiện dự án phân phối và sản xuất, lắp ráp xe ô tô tại KCN Việt Hưng; Tập đoàn Compal (Đài Loan) tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính, thiết bị thông minh tại tỉnh Quảng Ninh; Công ty Autoliv (Thụy Điển) khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án sản xuất thiết bị an toàn cho ô tô; Tập đoàn TCL và đối tác nghiên cứu thực hiện dự án sản xuất thiết bị sử dụng của thuốc lá làm nóng; Nhà đầu tư Hàn Quốc nghiên cứu, khảo sát đầu tư tổ hợp dự án thuộc lĩnh vực điện tử tại KCN Bắc Tiền Phong; Tập đoàn Frasers Property Holdings (Singapore) khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án Nhà xưởng cao cấp tại KCN Đông Mai... Ngoài ra, có các tổ chức kinh tế đến làm việc như: Đoàn công tác của Ban Xúc tiến Đầu tư Khu kinh tế thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc tìm hiểu môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư tại KCN Texhong Hải Hà; Đoàn công tác Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam thăm, khảo sát một số KCN, KKT của tỉnh; Đoàn công tác của Cục đầu tư - Bộ Kinh tế Đài Loan và Đoàn doanh nghiệp điện tử Đài Loan đến nghiên cứu, khảo sát đầu tư tại các KCN, KKT tỉnh Quảng Ninh; Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCharm) đến làm việc tìm hiểu về môi trường đầu tư của tỉnh và các KCN, KKT.
2 Quý II/2023: (i1) Dự án Túi chườm nóng, lạnh và miếng dán điện cực tim cao cấp của Công ty Intco Medical Technology Việt Nam; (i2) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí Junshun của Công ty TNHH Junshun Việt Nam; (i3) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ cơ khí World Honor Việt Nam của Công ty TNHHH World Honor Việt Nam; (i4) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí, xe đạp điện JUNFU Việt Nam của Công ty TNHH Junfu Việt Nam; (i5) Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí QJT của Công ty Shang hai Dragon - Star; (i6) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ cơ khí Vip Tools Việt Nam của Công ty TNHH Vip Tools Việt Nam; (i7) Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng, xe đạp điện Multi Sunny Việt Nam của Công ty TNHH MULTI - SUNNY Việt Nam. Quý III/2023: Dự án nhá máy sản xuất thiết bị dẫn nhiệt, tản nhiệt và các sản phẩm chiếu sáng của Công ty TNHH Công nghệ Yeh-Chiang Việt Nam. Quý IV/2023: Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar của Công ty Jinko Solar Hong kong Limited.
3 04 dự án: Dự án khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung công nghệ cao và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ; Dự án Trang trại chăn nuôi lợn CNC tại xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà; Dự án đầu tư xây dựng trang trại sản xuất chăn nuôi lợn giống tập trung CNC tại thôn Chân Hồ, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Dự án trồng cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả.
4 06 dự án: Dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm DABACO ứng dụng CNC tại xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều; Dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung tại xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long; Trung tâm sản xuất giống và chăn nuôi heo công nghệ cao tại xã Dực Yên, huyện Đầm Hà; Tổ hợp sản xuất thực phẩm công nghệ quốc tế tại xã Quảng Nghĩa, Tp. Móng Cái; Nhà hàng bò sữa An Sinh tại khu Yên Lâm 3, phường Đức Chính, TX Đông Triều; Dự án Trang trại tổng hợp chăn nuôi, trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái của Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại Trường lộc tại xã Thống Nhất, TP Hạ Long
5 Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 15/02/2022 thực hiện các giải pháp quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định năm 2022; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 14/01/2022 của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định năm 2022; Kế hoạch số 227/KH-UBND tỉnh ngày 20/12/2020
6 Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Lão Khoa; Trung tâm kiểm Soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long; đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh; Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm y tế thành phố Móng Cái; Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm y tế huyện Tiên Yên; Dự án đầu tư bổ sung cơ sở vật chất kết hợp với cải tạo nâng cấp mở rộng khuôn viên Trung tâm y tế huyện Ba Chẽ; Nâng cấp mở rộng Bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Quảng Ninh (GĐI); đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho Trung tâm bảo trợ tâm thần thuộc bệnh viện bảo vệ tâm thần tỉnh Quảng Ninh; Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế huyện Bình Liêu; cải tạo, nâng cấp mở rộng Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh.
- 1 Luật đất đai 2013
- 2 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 3 Luật Đầu tư 2020
- 4 Luật Thủy sản 2017
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2020 về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 7 Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý thuế trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8 Nghị quyết 313/2020/NQ-HĐND về cơ chế tài chính khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 9 Nghị quyết 300/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 11 Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 12 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 13 Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Ninh
- 14 Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 15 Nghị quyết 116/NQ-CP về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 16 Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17 Công điện 1164/CĐ-TTg năm 2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở do Thủ tướng Chính phủ điện