Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10282/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 05 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (gọi tắt là Quyết định số 1658/QĐ-TTg);

Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quyết định số 882/QĐ-TTg);

Xét báo cáo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3749/SKHĐT-TH ngày 22/9/2023, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển theo phương thức thông minh với các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các lĩnh vực xã hội phát triển hài hòa. Môi trường và cảnh quan thiên nhiên được gìn giữ, nhất là môi trường biển và ven biển; là địa phương đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu đưa phát thải khí nhà kính về mức “0” của Việt Nam vào năm 2045.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GRDPMục tiêu đến năm 2030: Cường độ phát thải khí nhà kính trên GRDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.

Mục tiêu đến năm 2045: Cường độ phát thải khí nhà kính trên GRDP bằng 0.

b) Xanh hóa các ngành kinh tế

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị, dân cư nông thôn đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom là 100% và xử lý tại khu chôn lấp họp vệ sinh hoặc tại các nhà máy đốt, nhà máy chế biến rác thải là 90%; phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt 15%; 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 35%; nghiên cứu thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị, dân cư nông thôn đạt 100%; phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt 20%; 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh; tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 50%; có 01 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững.

d) Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu

Nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 70%.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt 100%.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể được giao cho cấp địa phương tại Quyết định số 882/QĐ-TTg bao gồm: nhóm nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.2.2, 1.2.3, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.2.2, 6.2, 10.5.3, 13.1.3, 14.1.1, 16.2.2. (Theo phụ lục đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, chức năng và nhiệm vụ được giao, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, lồng ghép nội dung Kế hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của đơn vị, địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 11 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

2. Trên cơ sở dự toán kinh phí của các ngành, đơn vị, căn cứ định mức, chế độ quy định hiện hành và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính chủ trì tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Kế hoạch này theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí và lồng ghép các chương trình, đề án, dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động này.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy vướng mắc hoặc cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị và địa phương kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, quyết định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Văn phòng: TU, ĐĐBQH&HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành và Đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Đài PTTH Khánh Hòa; Báo Khánh Hòa;
- Lưu: VT, TLe, TNg.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hữu Hoàng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Kế hoạch số 10282/KH-UBND ngày 05/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

STT

Nhiệm vụ, hoạt động cụ thể (Mức độ ưu tiên: Cao)

Thời gian thực hiện

Phân công trách nhiệm

Nguồn lực tài chính

Sản phẩm

Ghi chú

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Triển khai các văn bản cụ thể hóa định hướng về tăng trưởng xanh (cao)

 

1.1

Triển khai hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh các cấp và tích hợp tăng trưởng xanh hướng đến mục tiêu quốc gia đạt phát thải ròng bằng “0” (PTR0) vào năm 2050 vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành.

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II

Báo cáo định kỳ

Triển khai mục 1.1.2 Quyết định số 882/QĐ- TTg

1.2

Triển khai Lộ trình hiện thực hóa tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn nhằm đạt được mục tiêu (PTR0) vào năm 2050

2023

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II

Báo cáo định kỳ

1.3

Ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Khánh Hòa

2023

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

 

Quyết định của UBND tỉnh

1.4

Tích hợp tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ phù hợp với tình hình thực tiễn.

Cập nhật tích hợp tăng trưởng xanh hướng đến mục tiêu PTR0 vào năm 2050 cho giai đoạn mới.

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

 

Báo cáo định kỳ

 

1.5

Phối hợp đánh giá, cung cấp cơ sở dữ liệu cấp địa phương về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất, thiệt hại để đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai cấp quốc gia. Tích hợp kết quả đánh giá vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch liên quan đến huy động nguồn lực và phân bổ ngân sách cấp địa phương theo thẩm quyền

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thống kê tỉnh

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II,IV

Báo cáo định kỳ

Triển khai mục 1.1.3 Quyết định số 882/QĐ- TTg

1.6

Triển khai văn bản quy định về hệ thống giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh cấp quốc gia; thực hiện chế độ báo cáo thực hiện Chiến lược, Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II

Báo cáo định kỳ sau khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Triển khai mục 1.2.2 Quyết định số 882/QĐ- TTg

1.7

Triển khai các Văn bản pháp luật quy định về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) (sau khi có hướng dẫn của Trung ương).

Phối hợp thực hiện kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm kê khí nhà kính và phát thải các chất ô nhiễm không khí các cấp theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tích hợp đồng bộ với hệ thống giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh cấp quốc gia (Cao)

2023-2030

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II

Báo cáo định kỳ sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Triển khai mục 1.2.3 Quyết định số 882/QĐ- TTg

1.8

Phối hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu: (1) tăng trưởng xanh quốc gia; (2) nền địa lý quốc gia; (3) tăng trưởng xanh các ngành, địa phương trên cơ sở sử dụng dữ liệu nền địa lý quốc gia và tích hợp đồng bộ với cơ sở dữ liệu cấp quốc gia.

Phối hợp xây dựng, số hóa Hệ thống quản lý, giám sát đánh giá tăng trưởng xanh cấp tỉnh

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Thông tin và Truyền thông; Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II,IV

Cơ sở dữ liệu đã được số hóa; Hệ thống quản lý, giám sát đánh giá tăng trưởng xanh cấp tỉnh

Triển khai mục 1.2.4 Quyết định số 882/QĐ- TTg

2

Tích hợp truyền thông về vai trò, ý nghĩa tăng trưởng xanh; phổ biến những quy định, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và trách nhiệm của xã hội; khuyến khích những hành động thiết thực về lối sống, tiêu dùng xanh hài hòa với thiên nhiên gắn với các giá trị văn hóa truyền thống, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai trong các chương trình mục tiêu quốc gia cùng các kênh truyền thông của các cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương

2023-2030

Các sở, ban ngành theo thẩm quyền; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan nhà nước khác thuộc tỉnh có liên quan.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

I,II,IV

Văn bản báo cáo

Triển khai mục 2.2.2 Quyết định số 882/QĐ- TTg

3

Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị điều hành về tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số do Bộ, ngành trung ương tổ chức

2023-2030

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

 

 

Văn bản báo cáo về kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức

Triển khai mục 3.2.4 Quyết định số 882/QĐ- TTg

4

Huy động các nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh

 

 

 

 

 

 

4.1

Cân đối ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, chú trọng nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công và chi thường xuyên cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II

Báo cáo

Triển khai mục 4.2.2 Quyết định số 882/QĐ- TTg

4.2

Huy động, quản lý, phân bổ nguồn tài chính từ nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cho tăng trưởng xanh.

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

4.3

Khuyến khích, thu hút đầu tư trong và ngoài nước về dự án xanh và các dự án áp dụng công nghệ, giải pháp chuyển đổi xanh

2023-2030

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

5

Ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý, quản trị, vận hành các nhiệm vụ, hoạt động tăng trưởng xanh. Hoàn thiện, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp tỉnh (Cao)

2023-2030

Các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Thông tin và Truyền thông (Hoàn thiện, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh)

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

I,II,III,IV

Chương trình, đề án, hoạt động ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào công tác quản trị, điều hành hoạt động tăng trưởng xanh

Triển khai mục 5.2.2 Quyết định số 882/QĐ- TTg

6

Hội nhập và hợp tác quốc tế: Tích cực tham gia, tổ chức hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, phối hợp nghiên cứu chuyển giao công nghệ thực hiện tăng trưởng xanh; nghiên cứu, đề xuất với các đối tác phát triển về các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho tăng trưởng xanh; hỗ trợ kết nối các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện tăng trưởng xanh.

2023-2030

Các sở, ngành theo thẩm quyền

 

I,II

Các Thỏa thuận Hợp tác, hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, hợp tác với quốc tế theo ngành, lĩnh vực và các cấp theo thẩm quyền

Triển khai mục 6.2 Quyết định số 882/QĐ- TTg

7

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics theo hướng xanh (cao).

Triển khai các tiêu chí về phân loại, phân hạng, tiêu chuẩn quốc gia về trung tâm logistics xanh.

Phối hợp triển khai vận hành sàn giao dịch losistics. Đảm bảo quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics.

2023-2030

Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II,III,IV

Các dự án hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics theo hướng xanh

Triển khai mục 10.5.3 Quyết định số 882/QĐ- TTg

8

Ban hành các quy định và triển khai các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải tại địa phương theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương

2023-2030

Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Xây dựng và Các đơn vị liên quan

I,II,III

Các văn bản quy định, các chương trình, dự án ưu đãi hỗ trợ

Triển khai mục 13.1.3 Quyết định số 882/QĐ- TTg

9

Triển khai cơ chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh (Cao).

Xây dựng, triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí của tỉnh.

2023-2030

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

I,II

Kế hoạch, Văn bản

Triển khai mục 14.1.1 Quyết định số 882/QĐ- TTg

10

Triển khai mua sắm xanh, dịch vụ công xanh đối với cơ quan nhà nước.

Tham gia các chương trình đào tạo tập huấn về mua sắm xanh, dịch vụ công xanh.

2024-2030

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan

 

I,II,III

Báo cáo; Chương trình, đề án

Triển khai mục 16.2.2 Quyết định số 882/QĐ- TTg

Ghi chú về nguồn lực tài chính:

I: Ngân sách nhà nước

II: Hỗ trợ quốc tế

III. Nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân

IV. Nguồn vốn cộng đồng và xã hội khác