ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 28 tháng 3 năm 2022 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM 2022
Năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Đồng Tháp. Từ ngày 11/10/2021, cả nước thực hiện chiến lược “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
Để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do dịch gây ra, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Kiểm soát chặt chẽ dịch COVID-19, hạn chế thấp nhất số ca tử vong, khống chế không để dịch tái bùng phát, lây lan rộng trên địa bàn Tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến hết quý I năm 2022, cơ bản hoàn thành bao phủ vắc xin mũi 3 cho các đối tượng đủ điều kiện; triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- 100% các huyện, thành phố thực hiện công tác truyền thông tiêm vắc xin và nâng cao nhận thức của người dân trong tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
- Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 xuống mức thấp hơn mức trung bình của cả nước.
- 100% các huyện, thành phố có cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tối thiểu 20 - 30 giường.
- 100% bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc, có hệ thống ô xy hoặc bình ô xy đáp ứng đủ yêu cầu điều trị và hỗ trợ ô xy thông thường.
- 100% các huyện, thành phố có ít nhất 01 đơn vị triển khai tầm soát điều trị hậu COVID-19 cho người bệnh có nhu cầu tầm soát, khám và điều trị bệnh.
- 100% các xã, phường, thị trấn có các trạm y tế lưu động với đầy đủ trang thiết bị theo quy định, đảm bảo mỗi trạm y tế có ít nhất 02 bình ô xy.
- 100% cán bộ trạm y tế, trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, Tổ COVID-19 cộng đồng được tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý, điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú.
- 100% cán bộ y tế trong hệ thống giám sát xử lý, cấp cứu điều trị được tập huấn để nắm vững kiến thức, kỹ năng về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- 100% các huyện, thành phố, các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng duy trì hoạt động, chủ động phòng, chống dịch COVID-19 theo các quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt tại các huyện, thành phố với nhiều hình thức, đa dạng và phong phú đến tận người dân…
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Cụ thể hóa kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19 để áp dụng trên địa bàn Tỉnh.
- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch. Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 trên địa bàn quản lý; Kế hoạch phải cụ thể trên cơ sở thực tiễn tình hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị; đề ra được các phương án đáp ứng chống dịch phù hợp, thích ứng, linh hoạt trong tình hình mới.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho người dân để nâng cao tinh thần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh.
- Đa dạng hoá các hình thức truyền thông phòng, chống dịch COVID-19: Thông qua cơ quan báo, đài; qua hệ thống loa, đài truyền thanh của huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn; qua pano, tờ rơi, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, cụ thể, súc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ tiếp thu và thực hiện, chú trọng tuyên truyền những bệnh pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
- Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như các hoạt động phòng, chống dịch của Tỉnh nhưng không gây hoang mang, lo lắng để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch.
- Thực hiện truyền thông nguy cơ, phòng, chống dịch COVID-19 cho các đối tượng lãnh đạo, quản lý, người tham gia trực tiếp phòng, chống dịch và toàn thể người dân trong cộng đồng.
3. Công tác quản lý, cách ly, giám sát, xử lý dịch
- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch COVID-19 ở các nước trên thế giới, trong khu vực, đặc biệt là Vương quốc Campuchia và các tỉnh, thành phố trong nước. Tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu, bao gồm việc khai báo và sàng lọc tiền sử dịch tễ, kiểm tra thân nhiệt... nhằm phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp ngay từ đầu, hạn chế việc xâm nhập, phát tán nguồn truyền nhiễm ra cộng đồng; sẵn sàng triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra, vào Tỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Tổ chức đồng bộ hệ thống giám sát từ tuyến Tỉnh tới tuyến cơ sở, đa dạng loại hình giám sát (giám sát thường quy, giám sát trọng điểm, giám sát chuyên sâu, giám sát dựa vào sự kiện ...), giám sát dịch chặt chẽ đảm bảo phát hiện sớm dịch bệnh xâm nhập vào Tỉnh. Thường xuyên giám sát dịch bệnh tại các cơ sở điều trị và cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh COVID-19 để tiếp nhận điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời hiệu quả hạn chế tử vong và bùng phát dịch.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên y tế - dân số trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh dịch để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu dịch bệnh, tiêm chủng và các hoạt động phòng, chống dịch để phục vụ thông tin báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất xử lý dịch. Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý, cách ly, theo dõi sức khỏe phòng, chống dịch COVID-19 đối với người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh và các trường hợp khác (người nhập cảnh, người tiếp xúc với người bệnh...) theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm hạn chế lây lan dịch.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống giám sát, bao gồm việc bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống, các quy trình, biểu mẫu thực hiện, phương tiện sử dụng phục vụ hoạt động giám sát dịch từ Tỉnh đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, điều tra, khoanh vùng thần tốc, chính xác, đúng diện và xử lý kịp thời dịch, không để dịch COVID-19 tái bùng phát và lan rộng.
4. Công tác thu dung điều trị bệnh nhân
- Tăng cường năng lực theo dõi, quản lý, điều trị các tuyến, nâng cao năng lực theo dõi, quản lý điều trị tại tuyến cơ sở để giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và nâng cao năng lực cấp cứu, điều trị, hồi sức tuyến Tỉnh để giảm tỷ lệ tử vong; tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị, thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo, đảm bảo tiêu chí bệnh viện an toàn tại các cơ sở khám, chữa bệnh đặc biệt tại các cơ sở có thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
- Thường xuyên cập nhật và tổ chức tập huấn về phác đồ điều trị bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc chia sẻ thông tin, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và trả kết quả kịp thời.
- Tổ chức phân loại người nhiễm, người mắc bệnh COVID-19 từ cơ sở để tổ chức quản lý, điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, theo dõi, chuyển tuyến kịp thời khi diễn biến nặng. Trạm Y tế lập danh sách các trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại nhà và phân chia theo các nhóm nguy cơ để quản lý; theo dõi chặt chỉ số SpO2 và các triệu chứng để đánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời. Các cơ sở thu dung, bệnh viện điều trị COVID-19 phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đồng thời đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, điều trị.
- Tổ chức các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh dịch tại cộng đồng cũng như tăng cường nhân lực hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để giảm tử vong do dịch, bệnh COVID-19.
- Huy động sự tham gia của các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trung ương và hệ thống y tế tư nhân tham gia công tác quản lý, thu dung, điều trị người mắc bệnh COVID-19 trong trường hợp cần thiết; khuyến khích huy động nguồn lực cộng đồng, xã hội hóa tham gia công tác quản lý, thu dung, điều trị bệnh nhân từ tuyến cơ sở.
(Phụ lục phân bố giường điều trị COVID-19 đối với các đơn vị điều trị đính kèm).
- Tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cho các cơ sở y tế tại các tuyến.
- Củng cố và nâng cao năng lực xét nghiệm, đặc biệt, năng lực thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chủ động triển khai giám sát, đánh giá sự lưu hành của các chủng tác nhân gây bệnh mới, các biến chủng của vi rút SARS-CoV-2 để có kế hoạch đáp ứng phù hợp.
- Tổ chức tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành về những văn bản pháp luật trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn...
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật các kiến thức chuyên môn cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch.
- Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên những kiến thức trong giám sát, phát hiện bệnh dịch; công tác khai báo, thông tin, báo cáo dịch COVID-19 và trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 cho cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình về giám sát, xử lý dịch, phác đồ điều trị và triển khai tập huấn cho nhân viên y tế.
7. Công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch
- Các huyện, thành phố, các trường học, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng duy trì hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
- Tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đối với các dịch COVID-19 theo đúng quy định.
8. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Tổ chức tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn, đảm bảo an toàn nhất, sớm nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất theo lịch tiêm chủng cũng như tiến độ phân bổ vắc xin. Triển khai công tác quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 bằng các biện pháp tiêm chủng vắc xin cho chính bản thân và người trong gia đình, người chăm sóc cho những người này.
- Củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tiêm chủng từ tuyến Tỉnh tới tuyến cơ sở, bao gồm việc đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế tham gia triển khai công tác tiêm chủng, trang bị vật tư, trang thiết bị phục vụ hoạt động tiêm chủng, huy động sự vào cuộc của các y tế cơ sở, hệ thống y tế tư nhân và cộng đồng tham gia tổ chức hoạt động tiêm chủng bằng nhiều hình thức, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, an toàn, tiết kiệm theo quy định.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong việc quản lý và triển khai công tác tiêm chủng như quản lý đối tượng, lịch sử tiêm chủng, điều hành chiến dịch tiêm chủng, thống kê báo cáo... Thường xuyên rà soát, nắm bắt đối tượng và tiền sử tiêm chủng để không bỏ sót đối tượng, bỏ sót mũi tiêm.
- Tăng cường xã hội hóa hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành để đa dạng loại hình, tăng cường khả năng tiếp cận và hưởng thụ dịch vụ y tế của người dân.
9. Công tác bảo đảm hậu cần cho phòng, chống dịch COVID-19
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc men cho công tác phòng, chống dịch.
- Bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, thuốc men sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
- Kiểm tra định kỳ: Ban Chỉ đạo các cấp có kế hoạch định kỳ kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể:
Tuyến tỉnh kiểm tra tuyến huyện: 2 lần/năm.
Tuyến huyện kiểm tra tuyến xã: hằng quý.
Tuyến xã, phường, thị trấn kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn: hàng tháng.
- Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh, Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời không để dịch bùng phát.
- Các sở, ban, ngành đoàn thể tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các đơn vị trực thuộc và tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Tỉnh.
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Tỉnh
- Huy động điều phối các nguồn lực, vận động tài lực để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.
- Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 của Tỉnh. Nắm bắt thông tin của cộng đồng và những dư luận xã hội, nhằm chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan có những biện pháp xử lý và can thiệp kịp thời, tránh gây hoang mang, lo lắng để người dân để chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai công tác phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
- Kiểm tra, giám sát các sở, ban, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.
- Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh: tổ chức giao ban định kỳ, giao ban đột xuất (khi cần thiết), nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch để có chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kịp thời; tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các huyện, thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt hoạt động chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19: giám sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch để cách ly không để dịch xâm nhập. Các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm việc phân luồng, kiểm soát người ra, vào, đảm bảo công tác phòng hộ cho đội ngũ y, bác sỹ nhầm không để lây nhiễm chéo dịch bệnh.
- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc... cho công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác diễn biến dịch; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng.
- Phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh xây dựng mức giá thanh toán, chi phí điều trị COVID-19 trong trường hợp người bệnh tự nguyện tham gia chăm sóc, điều trị. Trong đó, việc thanh toán chi phí điều trị Covid-19 đối với người bệnh tự nguyện điều trị tại cơ sở y tế tư nhân được thực hiện như sau:
Ngân sách nhà nước chi trả theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo chủ trương được phê duyệt tại Thông báo kết luận số 830-TB/TU ngày 19/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Công văn số 1122/UBND-KT ngày 30/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Cơ sở y tế tư nhân thực hiện thu phí từ người bệnh đối với phần chênh lệch giữa mức giá do cơ sở y tế tư nhân quy định với mức ngân sách nhà nước chi trả.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn tổ chức sản xuất và thu hoạch nông sản cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp bảo đảm công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi và sẵn sàng phối hợp tổ chức tiêm chủng cho trẻ lứa tuổi dưới 12 tuổi khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế.
- Tuyên truyền cho học sinh về tác hại của dịch COVID-19 và các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường; khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại gia đình, nhà trường và cộng đồng. Phổ biến kiến thức phòng, chống dịch COVID-19 trên bản tin của các trường học và các hình thức phổ biến phù hợp.
- Cung cấp kịp thời thông tin về trường hợp học sinh mắc COVID-19 trong trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tổ chức tập huấn và thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ, nhân viên, nhất là nhân viên phục vụ ăn, uống; chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các phương án, điều kiện về công tác phòng, chống dịch khi đón khách du lịch trở lại.
- Yêu cầu các doanh nghiệp du lịch, khách sạn thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và hành trình của các đoàn khách đến tham quan cho cơ quan y tế địa phương để phối hợp giám sát và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch.
6. Sở Công Thương: hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cơ sở kinh doanh dịch vụ khi triển khai hoạt động, sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm tuân thủ các quy định về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp với Sở Y tế tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để người dân chủ động phòng bệnh và hợp tác với cơ quan y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
8. Sở Xây dựng: hướng dẫn các chủ đầu tư công trường xây dựng khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi phát hiện có công nhân, người lao động tại công trường bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn, kiểm tra các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn triển khai tốt công tác thu gom, quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế đặc biệt với chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các cơ sở y tế, khu thu dung và chất thải lây nhiễm tại cộng đồng trên địa bàn Tỉnh.
10. Sở Khoa học và Công nghệ: khuyến khích triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng, chống dịch COVID-19. Phổ biến và áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống dịch.
11. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Rà soát, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết.
- Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh đến Tỉnh với mục đích công vụ, ngoại giao: chủ trì, phối hợp Sở Y tế, phổ biến, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.
- Phối hợp với ngành Y tế, Công an Tỉnh, các ngành liên quan: Quản lý các trường hợp mắc bệnh COVID-19 có yếu tố nước ngoài; đồng thời, đảm bảo thông tin kịp thời đến các các cơ quan đại diện ngoại giao của người nước ngoài biết khi tiếp nhận thông tin các trường hợp nhiễm COVID-19 có yếu tố nước ngoài trên địa bàn Tỉnh từ các địa phương và Sở Y tế.
13. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống các loại dịch bệnh tại nhà ga, bến xe, bến tàu. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và địa phương ban hành quy định và hướng dẫn về hoạt động giao thông công cộng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
14. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trong trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn Tỉnh. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng do COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, người lao động, người sử dụng lao động; đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.
- Phối hợp với Ngành Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp thông tin không đúng về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong cộng đồng và các trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ.
- Tiếp tục duy trì và tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở do quân đội quản lý theo quy định và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trong các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh quân y khai báo, báo cáo thông tin các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh COVID-19 theo quy định về chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm được điều trị tại các bệnh viện quân y để Ngành Y tế phối hợp giám sát và phòng, chống dịch COVID-19.
- Xây dựng phương án triển khai khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến chi viện cho Ngành Y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của Ngành Y tế.
17. Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp
- Chỉ đạo các đơn vị hoạt động khai thác, kinh doanh dịch vụ tại cảng biển Đồng Tháp và các khu vực quản lý trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
- Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển Đồng Tháp trong việc giám sát chặt chẽ các hoạt động của tàu thuyền, thuyền bộ, hành khách, hàng hóa đến, rời cảng biển, đặc biệt là tàu nhập cảnh từ vùng có dịch COVID-19
18. Bảo hiểm xã hội Tỉnh: phối hợp với Sở Y tế trong thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 theo quy định.
19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức thành viên
- Phối hợp với ngành Y tế và các Sở, ngành tỉnh trong chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng. Tổ chức vận động các nguồn lực xã hội ủng hộ kinh phí, vật tư y tế, nhu yếu phẩm thiết yếu hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết; tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội trong việc triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh.
20. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý. Tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch theo phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Cơ sở vật chất tại chỗ; Hậu cần tại chỗ).
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Xây dựng và củng cố lực lượng cộng tác viên y tế - dân số nhằm hỗ trợ cơ quan y tế địa phương thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Củng cố các tổ nhân dân tự quản/tổ COVID cộng đồng, tổ giám sát,... tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiếp tục thiết lập, triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động theo hướng dẫn của Bộ Y tế căn cứ theo tình hình dịch COVID-19 tại địa phương.
- Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn từ nguồn kinh phí của địa phương và chỉ đạo Ủy ban nhân dân dân các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 của tuyến xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm dịch COVID-19 tại cộng đồng, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, lan rộng.
- Chỉ đạo các ban, ngành thực hiện công tác phòng, chống dịch theo nhiệm vụ được phân công. Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng.
- Thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đôn đốc các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.
IV. CHẾ ĐỘ GIAO BAN VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
- Tổ chức giao ban định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 giữa Tỉnh với các huyện, thành phố để nắm bắt diễn biến tình hình dịch COVID-19 và có các biện pháp chỉ đạo phòng, chống dịch kịp thời.
- Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo và các sở, ban, ngành Tỉnh triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; tổng hợp báo cáo với Ủy ban nhân dân Tỉnh. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo nhiệm vụ được phân công.
Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN BỔ GIƯỜNG ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số: 104/KH-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
STT | TÊN ĐƠN VỊ | Tầng điều trị | Số giường điều trị COVID-19 | Số giường ICU |
1 | Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp | 2 - 3 | 30 - 60 | 30 |
2 | Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc | 2 - 3 | 30 - 60 | 30 |
3 | Bệnh viện ĐKKV Hồng Ngự | 2 - 3 | 30 - 60 | 10 |
4 | Bệnh viện ĐKKV Tháp Mười | 2 - 3 | 30 - 60 | 10 |
5 | Bệnh viện Phổi | 2 - 3 | 100 | 60 |
6 | Bệnh viện Quân dân y | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
7 | Bệnh viện Phục hồi chức năng | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
8 | Bệnh viện Y học cổ truyền | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
9 | Bệnh viện Tâm Thần | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
10 | Bệnh viện Da Liễu | 1 - 2 | 05 |
|
11 | Trung tâm Y tế huyện Lấp Vò | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
12 | Trung tâm Y tế huyện Thanh Bình | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
13 | Trung tâm Y tế huyện Lai Vung | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
14 | Trung tâm Y tế huyện Tân Hồng | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
15 | Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
16 | Trung tâm Y tế huyện Tam Nông | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
17 | Trung tâm Y tế huyện Hồng Ngự | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
18 | Trung tâm Y tế huyện Châu Thành | 1 - 2 | 20 - 30 |
|
19 | Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí | 1 - 2 | 20 |
|
20 | Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa | 1 - 2 | 20 |
|
21 | Bệnh viện Thái Hòa Hồng Ngự | 1 - 2 | 20 |
|
22 | Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc | 1 - 2 | 20 |
|
23 | Bệnh viện Mắt Quang Đức | 1 - 2 | 05 |
|
| Tổng số |
| 550 - 790 | 140 |
- 1 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2022 về khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 937/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022-2023
- 3 Kế hoạch 523/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Quảng Bình ban hành