ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 07 tháng 5 năm 2021 |
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.
Nhằm xác lập Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho công tác tham mưu đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch xây dựng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
Xây dựng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng để lưu trữ làm cơ sở lâu dài cho việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội.
Thông qua việc xác lập Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng nhằm tôn vinh các nhà hoạt động cách mạng của tỉnh, danh nhân, anh hùng dân tộc, sự kiện lịch sử - văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh... của đất nước và của tỉnh Lạng Sơn, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước; nâng cao tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết hữu nghị quốc tế.
2. Yêu cầu
Việc xây dựng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng đảm bảo tính thống nhất, khách quan, khoa học được lưu giữ để sử dụng lâu dài cho việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
Tên được lựa chọn đưa vào Ngân hàng tên phải có giá trị tiêu biểu, đặc trưng của đất nước và nét riêng, đặc thù của tỉnh Lạng Sơn, khai thác hiệu quả để phục vụ công tác đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh trong thời gian lâu dài.
Việc triển khai Kế hoạch phải được thực hiện đồng bộ, tiết kiệm, tận dụng cơ sở dữ liệu sẵn có liên quan, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tình và các quy định của pháp luật.
1. Tên loại, trích yếu nội dung văn bản: Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành “Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” (sau đây gọi tắt là Ngân hàng dữ liệu).
2. Quy trình triển khai thực hiện
2.1. Kiện toàn Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng cấp tỉnh (gọi tắt là Hội đồng tư vấn)
Hội đồng tư vấn phải đảm bảo đầy đủ thành viên ở các cấp, ngành có liên quan và các chuyên gia, nhà lịch sử, nhà nghiên cứu… Trong đó, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan Thường trực Hội đồng.
2.2. Triển khai rà soát, thống kê hệ thống tên đường, phố, công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn tỉnh; đề xuất bổ sung danh sách những tên mới dự kiến đưa vào Ngân hàng dữ liệu
- UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát, thống kê hệ thống tên đường, phố, công trình công cộng đã được đặt tên tại địa bàn quản lý; thực hiện thống kê, phân loại hệ thống đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn từng huyện, thành phố theo nhóm danh mục dữ liệu được xác định ở Mục 2.3 dưới đây.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đề xuất bổ sung những tên mới (kèm thông tin, tiểu sử, ý nghĩa… kèm theo) đề nghị đưa vào Ngân hàng dữ liệu gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn tổng hợp chung.
2.3. Tổng hợp, xác lập Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố, công trình công cộng, xác định 05 nhóm dữ liệu cơ bản, mỗi nhóm được xếp theo thứ tự A, B, C
Cụ thể như sau:
- Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của Nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
- Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội.
- Tên di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương, đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
- Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
- Các cá nhân có nhiều công lao đóng góp cho phong trào cách mạng của tỉnh Lạng Sơn.
- Tên danh nhân nổi tiếng, tiêu biểu (bao gồm cả danh nhân nước ngoài). Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được Nhân dân suy tôn và thừa nhận. Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đưa vào Ngân hàng dữ liệu để đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.
2.4. Tổ chức thẩm định, trình phê duyệt Ngân hàng dữ liệu
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp các danh sách đề xuất của huyện, thành phố; xây dựng dự thảo Ngân hàng dữ liệu gồm danh mục tên kèm tiểu sử, ý nghĩa.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc nghiên cứu, sưu tầm các sự kiện lịch sử của tỉnh, các cá nhân có nhiều công lao đóng góp cho phong trào cách mạng của tỉnh để lựa chọn danh sách, lập tiểu sử, ý nghĩa sự kiện, nhân vật.
- Tổ chức lấy ý kiến các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp Nhân dân.
- Tổng hợp góp ý, hoàn chỉnh dự thảo Ngân hàng dữ liệu trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2.5. Công bố công khai Ngân hàng dữ liệu
Sau khi được phê duyệt, thực hiện công bố công khai Ngân hàng dữ liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.6. Hướng dẫn triển khai đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh
Căn cứ Ngân hàng dữ liệu được UBND tỉnh ban hành, UBND các huyện, thành phố lập hồ sơ đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn cấp tỉnh hướng dẫn trình tự, thủ tục việc lập hồ sơ đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng theo quy định.
III. THỜI GIAN, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
Triển khai thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 10 năm 2021, cụ thể:
1. Quý II/2021
- Tham mưu ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh; lập dự toán kinh phí trình Sở Tài chính thẩm định.
- Tham mưu UBND tỉnh quyết định kiện toàn Hội đồng tư vấn cấp tỉnh, Tổ thư ký giúp việc Hội đồng tư vấn.
2. Quý III/2021
Rà soát, thống kê hệ thống tên đường, phố, công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn tỉnh; đề xuất bổ sung danh sách những tên mới dự kiến đưa vào Ngân hàng dữ liệu; tổ chức lấy ý kiến các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân, các nhà nghiên cứu văn hóa…
3. Quý IV/2021
- Tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng theo các nhóm dữ liệu đã xây dựng; trình UBND tỉnh phê duyệt Quyết định ban hành Ngân hàng dữ liệu.
- Công bố công khai Ngân hàng dữ liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn triển khai việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định ban hành Ngân hàng dữ liệu được UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Từ nguồn ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, triển khai kế hoạch đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định kiện toàn Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh tổng hợp thông tin, xây dựng dự thảo Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Kế hoạch. Tổ chức lấy ý kiến các sở, ban, ngành có liên quan, UBND huyện, thành phố và các nhà nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân; tổng hợp góp ý, hoàn chỉnh dự thảo Ngân hàng dữ liệu trình UBND tỉnh xem xét, ban hành.
- Tham mưu việc công bố công khai Ngân hàng dữ liệu đến các cơ quan có liên quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Lập dự toán kinh phí cho việc xây dựng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng và các nội dung có liên quan gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Tham mưu công tác hướng dẫn, triển khai đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh sau khi Ngân hàng dữ liệu được ban hành.
2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Phối hợp thực hiện góp ý, thẩm định dự thảo Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trong quá trình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng; tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường
- Cử thành viên tham gia Hội đồng tư vấn cấp tỉnh; tham gia thẩm định, góp ý cho dự thảo Ngân hàng dữ liệu.
- Cung cấp thông tin cần thiết có liên quan về các quy hoạch của tỉnh, danh mục các tuyến đường, phố, công trình công cộng.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với UBND cấp huyện rà soát, thống kê hệ thống đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất tên kèm tiểu sử, thông tin, ý nghĩa (nếu có) để đưa vào Ngân hàng dữ liệu.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo Ngân hàng dữ liệu. Đề xuất tên kèm tiểu sử, thông tin, ý nghĩa (nếu có) để đưa vào Ngân hàng dữ liệu.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Hội Di sản văn hóa tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn
Tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho dự thảo Ngân hàng dữ liệu; đề xuất tên kèm tiểu sử, thông tin, ý nghĩa (nếu có) để đưa vào Ngân hàng dữ liệu.
7. UBND các huyện, thành phố
- Cử thành viên tham gia Hội đồng tư vấn cấp tỉnh; tham gia thẩm định, góp ý cho dự thảo Ngân hàng dữ liệu.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng thực hiện công tác rà soát, thống kê hệ thống đường, phố và công trình công cộng tại địa bàn quản lý.
- Cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc xác lập Ngân hàng dữ liệu; đề xuất tên kèm tiểu sử, thông tin, ý nghĩa (nếu có) để đưa vào dữ liệu Ngân hàng dữ liệu.
UBND tỉnh yêu cầu các sơ, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan căn cứ Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 2529/KH-UBND năm 2019 về xác lập Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn (giai đoạn 2) do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2 Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2020 về Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 58/2019/QĐ-UBND về đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- 4 Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 bổ sung 03 tên địa danh vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 3041/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng huyện Tam Nông và bổ sung Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- 6 Quyết định 1643/QĐ-UBND năm 2021 bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 7 Quyết định 2262/QĐ-UBND năm 2021 về Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Quảng Nam
- 8 Quyết định 2185/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang