TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/KH-TANDTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA QUỐC HỘI VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM” TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
Thực hiện Nghị quyết số 76/2019/QH ngày 10/6/2019 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020, Nghị quyết số 81/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, Kiến nghị số 1887/KN-UBTP14 ngày 02/5/2019 của Ủy ban Tư pháp về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và phòng, chống xâm hại tình dục nói chung; Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện; cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Triển khai thực hiện đúng mục đích, yêu cầu đề ra trong Kế hoạch giám sát ban hành kèm theo Nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm triển khai kịp thời, hiệu quả các kiến nghị đối với Tòa án nhân dân tối cao theo Kiến nghị số 1887/KN-UBTP14 ngày 02/5/2019 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
2. Nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự xâm hại trẻ em; bảo đảm các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trong tình hình hiện nay.
3. Tăng cường công tác xây dựng và hướng dẫn bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử các vụ án xâm hại trẻ em.
4. Gắn thực hiện công tác xét xử với tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân; đồng thời răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Toàn hệ thống Tòa án nhân tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 76/2019/QH ngày 10/6/2019 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020, Nghị quyết số 81/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, Kiến nghị số 1887/KN-UBTP14 ngày 02/5/2019 của Ủy ban Tư pháp về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và phòng, chống xâm hại tình dục nói chung.
2. Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, phối hợp chặt chẽ, thống nhất đường lối giải quyết vụ án với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp để đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em, bảo đảm nghiêm minh đúng pháp luật; áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, phạm tội có tính chất đê hèn, phạm tội với các nạn nhân còn quá nhỏ...; kiên quyết khởi tố để yêu cầu điều tra nếu phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân là trẻ em trong quá trình giải quyết vụ án.
3. Vụ Giám đốc kiểm tra I, phối hợp chặt chẽ, thống nhất đường lối xử lý với các cơ quan tư pháp Trung ương và hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp về các vấn đề còn nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết, xét xử các vụ án cụ thể xâm hại trẻ em.
4. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, xây dựng dự thảo trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến và ban hành Nghị quyết hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật đối với các điều của Bộ luật Hình sự quy định về xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và xâm hại tình dục nói chung, hướng dẫn về “hành vi quan hệ tình dục khác”, đặc biệt là hướng dẫn xác định các dấu hiệu cụ thể để định tội đối với Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Tổng hợp các vướng mắc trong thực tiễn xét xử của các Tòa án về các Tội xâm hại trẻ em để kịp thời có văn bản giải đáp.
5. Học viện Tòa án và Vụ Tổ chức cán bộ, xây dựng kế hoạch tăng cường đào tạo, tập huấn các văn bản mới đặc biệt là các quy định mới của Bộ luật Hình sự về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 quy định về phòng xử án và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật có liên quan; bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng xét xử các vụ án xâm hại tình dục cho các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
6. Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, các trang thông tin điện tử Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương thông qua các bài viết, phóng sự, tin xét xử các vụ án về xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em để tuyên truyền về pháp luật cũng như thủ đoạn, phương thức, hậu quả nguy hiểm tội phạm xâm hại tình dục và các vụ việc nghiêm trọng liên quan loại tội phạm này thời gian qua để người dân nâng cao cảnh giác, nhận biết chính xác dấu hiệu nếu trẻ em là nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục và tố giác tội phạm sớm nhất khi có dấu hiệu xâm hại để tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện xác định tội phạm, người phạm tội chính xác.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, thủ tục giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em, trong đó có quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhất là đảm bảo ổn định tâm lý, bảo vệ tối đa quyền nhân thân cho trẻ em và gia đình là nạn nhân của loại tội phạm này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho gia đình nạn nhân, nạn nhân trong quá trình giải quyết vụ án, đấu tranh với tội phạm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân địa phương cần chủ động xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.
2. Giao Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, báo cáo đề xuất với Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ trong Kế hoạch này./.
| KT. CHÁNH ÁN |
- 1 Nghị quyết 121/2020/QH14 năm 2020 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Quốc hội ban hành
- 2 Quyết định 987/QĐ-BGDĐT năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dụng trẻ em trong cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 1179/VPCP-KGVX năm 2020 báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Chính phủ gửi Đoàn Giám sát Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Kế hoạch phối hợp 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2019 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Nghị quyết 713/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6 Nghị quyết 81/2019/QH14 về thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em" do Quốc hội ban hành
- 7 Nghị quyết 76/2019/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020
- 8 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 9 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 10 Công văn 2735/LĐTBXH-TE năm 2017 đề nghị phát sóng thông điệp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Kết luận 05-KL/TW năm 2016 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 13 Bộ luật hình sự 2015
- 1 Nghị quyết 121/2020/QH14 năm 2020 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Quốc hội ban hành
- 2 Quyết định 987/QĐ-BGDĐT năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dụng trẻ em trong cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 1179/VPCP-KGVX năm 2020 báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Chính phủ gửi Đoàn Giám sát Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Kế hoạch phối hợp 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2019 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Nghị quyết 713/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6 Công văn 2735/LĐTBXH-TE năm 2017 đề nghị phát sóng thông điệp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành