ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 01 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 và theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 15/TTr- SKHCN ngày 07/01/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU
1. Mục đích
Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nàng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh Quảng Ngãi.
2. Yêu cầu
Việc triển khai Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan truyền thông, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng; các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hàng năm, có ít nhất 30 doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao NSCL sản phẩm hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh; góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế. Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã để phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP tại địa phương; áp dụng các giải pháp mới, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
- Đến năm 2025, có ít nhất 10 doanh nghiệp xây dựng được mô hình điểm về phong trào năng suất chất lượng để chia sẻ, nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp.
1. Thông tin, tuyên truyền về năng suất, chất lượng
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm về áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, năng suất xanh vào doanh nghiệp; các giải pháp hiệu quả, điển hình trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng.
- Triển khai quảng bá trên các kênh truyền thông của tinh để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về phong trào năng suất, chất lượng. Xây dựng các phóng sự về mô hình điểm, hiệu quả về cải tiến năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động năng suất, chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
2. Đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng
- Phổ biến và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, hàng rào kỹ thuật trong thương mại cho các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hóa, năng suất chất lượng; mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu đối với nhân lực quản lý về năng suất chất lượng, xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, các giải pháp ứng dụng (sản xuất thông minh, chuyển đổi số...) cải tiến hiệu quả quản lý, kỹ năng đổi mới sáng tạo, cải thiện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản; áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.
- Doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
- Doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
4. Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp
- Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế tài chính khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Tranh thủ các nguồn lực, chương trình của các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng.
5. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết về phong trào năng suất chất lượng
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khóa hội thảo, huấn luyện trong khuôn khổ các chương trình của Tổ chức Năng suất Châu Á (chuyển đổi số, sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, du lịch thông minh,...) và các khóa đào tạo khác của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia.
- Tổ chức học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong nước có phong trào nàng suất, chất lượng phát triển mạnh, đạt hiệu quả.
- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm dự toán kinh phí chi từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ ngân sách tỉnh giao hằng năm và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
1. Sở Khoa học và Công nghệ: Là cơ quan đầu mối, chủ trì triển khai Kế hoạch; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau:
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các sở, ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thông tin tuyên truyền và vận động doanh nghiệp tham gia Kế hoạch.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho doanh nghiệp. Theo dõi, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành Cơ chế tài chính nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh và một số nội dung khác có liên quan phù hợp với địa phương.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả hàng năm về tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch triển khai Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cấp có thẩm quyền giao dự toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành liên quan hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi sang sản xuất thông minh.
4. Các sở, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi và UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thông tin tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để tham gia thực hiện.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia, gắn kết các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương với phong trào năng suất, chất lượng của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp tham gia chương trình Mô hình điểm theo phạm vi quản lý.
- Đề xuất xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho các hoạt động liên quan đến hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý.
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng.
5. Liên minh các Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
- Phối hợp triển khai thực hiện nội dung nâng cao năng suất, chất lượng trong các hợp tác xã, làng nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các lĩnh vực liên quan đến nội dung Kế hoạch.
- Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Khoa học và Công nghệ.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 18/01/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nội dung | Thời gian | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
1 | Bồi dưỡng kiến thức về: các hệ thống quản lý tiên tiến, hệ thống các tiêu chuẩn; các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng; mã số mã vạch; truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa,...; đào tạo cán bộ làm công tác quản lý năng suất chất lượng của doanh nghiệp. Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, hướng tới chuyển đổi số, sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh. | Hằng năm | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Liên minh các Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh |
2 | Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng, công cụ năng suất chất lượng,... | Từ 2021 | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; |
3 | Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về năng suất chất lượng | Hằng năm | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; |
4 | Thúc đẩy hoạt động hợp tác, liên kết về phong trào năng suất chất lượng | Hằng năm | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; |
5 | Tham dự hội thảo, hội nghị, trao đổi, học tập kinh nghiệm | Hằng năm | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; |
6 | Tổ chức tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 | Năm 2025 | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Liên minh các Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh |
- 1 Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 2 Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Quyết định 5742/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”
- 4 Quyết định 318/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025
- 5 Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6 Kế hoạch 431/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7 Kế hoạch 48/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2021