Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 1103/KH-UBND

 Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 4 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 38/2011/NQ-HĐND VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC ĐẾN NĂM 2015.

Thực hiện nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh về một số cơ chế chính sách tăng cường cơ sở vật chất trường học đến năm 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đảm bảo đúng với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020, đồng thời phù hợp và sát với thực tế phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thị;

Tạo điều kiện để các địa phương, đơn vị chủ động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các trường học thành lập mới, chuyển địa điểm, và thêm địa điểm theo quy định của tỉnh.

Chủ động xây dựng đủ phòng học kiên cố, phòng học bộ môn và các hạng mục công trình khác theo các tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia phù hợp nguồn vốn đầu tư hàng năm của địa phương và các chương trình, mục tiêu.

Phấn đấu đến năm 2015, cơ sở vật chất trường học các cấp học của Vĩnh Phúc đạt chuẩn quốc gia theo đúng các mục tiêu đã xác định trong Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo.

Mở rộng đất, xây dựng mới, làm thêm điểm trường, mua sắm trang thiết bị, đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch không tràn lan, lãng phí.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015

1. Giáo dục mầm non:

- Diện tích đất 20m2/HS; Tổng diện tích một trường tối thiểu 3.000 m2.

- Mỗi xã phường, thị trấn có ít nhất 01 trường mầm non và mỗi trường có 01 khu trung tâm;

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 75%;

- 100% phòng học được xây dựng kiên cố và có đủ đồ chơi ngoài trời theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- 100% trường có khu trung tâm, phòng y tế, phòng học giáo dục nghệ thuật.

- Có 10 trường chất lượng cao (mỗi huyện 01 trường và trường MN Hoa Hồng tỉnh).

2. Giáo dục Tiểu học:

- Diện tích đất 25 m2/HS; Tổng diện tích một trường tối thiểu 5.000 m2.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%;

- Tỷ lệ số phòng học/tổng số lớp là 1;

- Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia là 100%, trong đó có 9 trường chất lượng cao (mỗi huyện, thị có 01 trường);

- Mỗi trường chất lượng cao có 01 nhà rèn luyện thể chất.

3. Cấp Trung học cơ sở:

- Diện tích đất 30 m2/HS; Tổng diện tích một trường THCS tối thiểu 10.000 m2, trường nội trú 45 m2/HS;

- Đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục THCS nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS;

- Tỷ lệ phòng học kiên cố: 100%,

- Tỷ lệ số phòng học/tổng số lớp là 1;

- Tỷ lệ trường chuẩn QG đạt 65%; trong đó có 9 trường chất lượng cao(mỗi huyện, thị có 01 trường). Mỗi trường chất lượng cao có 01 nhà rèn luyện thể chất.

4. Cấp Trung học phổ thông:

- Diện tích đất 30 m2/HS; Tổng diện tích một trường THPT tối thiểu 30.000 m2, trường nội trú 45 m2/HS;

- Có đủ phòng học bộ môn, phòng thư viện, và trang thiết bị dạy học đạt chuẩn theo hướng, hiện đại;

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 65%; trong đó có 10 trường chất lượng cao (mỗi huyện thị 01 trường và trường THPT Chuyên).

- 100% các trường THPT có đủ nhà rèn luyện thể chất, trạm biến áp điện;

- 10 trường chất lượng cao có bể bơi, sân tennis;

- Mỗi trường THPT có 10 bộ màn hình dạy học đa năng phục vụ cho dạy và học trên lớp.

III. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

1. Đền bù giải phóng mặt bằng:

- Các huyện, thành, thị chủ động mở rộng diện tích đất trường học theo hướng dẫn số 1176/HD-SGD&ĐT ngày 5/10/2011của Sở giáo dục và Đào tạo;

- Tổng diện tích đất trường học cần mở rộng: 229, 8ha; kinh phí đầu tư tạm tính 460 tỷ đồng;

- Phân kỳ:

+ Năm 2011 mở rộng diện tích đất trường học: 50 ha; kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng

+ Năm 2012 mở rộng diện tích đất trường học: 90 ha; kinh phí đầu tư 180 tỷ đồng

+ Năm 2013 mở rộng diện tích đất trường học: 89, 8 ha; kinh phí đầu tư 180 tỷ đồng

Cụ thể từng huyện, thị, thành như sau:

TT

Huyện, thị, thành

Tổng diện tích thiếu

Phân kỳ mở rộng diện tích trong 3 năm

2011

2012

2013

1

Vĩnh Yên

18, 9

5

8, 5

5, 4

2

Phúc Yên

15, 3

5

6

4, 3

3

Bình Xuyên

18, 9

5

8, 5

5, 4

4

Tam Dương

15, 4

5

6

4, 4

5

Tam Đảo

10, 3

5

2, 5

2, 8

6

Lập Thạch

13, 1

5

5

3, 1

7

Sông Lô

14, 3

5

5, 5

3, 8

8

Yên Lạc

26, 5

5

14

7, 5

9

Vĩnh Tường

43, 2

5

26

12, 2

10

Sở GD&ĐT

53, 9

5

8

40, 9

 

Tổng cộng

229, 8

50

90

89, 8

2. Đầu tư xây dựng CSVC trường chất lượng cao ở các cấp học, bậc học.

- Đầu tư xây dựng 38 trường chất lượng cao: Mỗi huyện, thị có 4 trường ở 4 cấp học và 2 trường trực thuộc Sở. Hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo hướng chuẩn hiện đại, có đủ phòng học chức năng và thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học; có đủ đồ dùng, đồ chơi, nhà rèn luyện thể chất, sân bãi thể thao, bể bơi, khu vui chơi cho học sinh bán trú...

- Cụ thể danh sách các trường chất lượng cao ở các cấp học, bậc học như sau:

TT

Tên huyện, thị, thành

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

1

Vĩnh Yên

Ngô Quyền

Đống Đa

Vĩnh Yên

Trần Phú

2

Phúc Yên

Hoa Hồng

Xuân Hòa

Xuân Hòa

Xuân Hòa

3

Bình Xuyên

Hoa Mai

Hương Canh B

Lý Tự Trọng

Bình Xuyên

4

Tam Dương

Hợp Thịnh

Kim Long

Tam Dương

Tam Dương

5

Tam Đảo

Hồ Sơn

Hợp Châu

Tam Đảo

Tam Đảo

6

Lập Thạch

Bắc Bình

TT Lập Thạch

Lập Thạch

Ngô Gia Tự

7

Sông Lô

TT Tam Sơn

TT Tam Sơn

Sông Lô

Bình Sơn

8

Yên Lạc

Nguyệt Đức

Tề Lỗ

Liên Châu

Yên Lạc

9

Vĩnh Tường

Liên cơ

TT Vĩnh Tường

Vĩnh Tường

Lê Xoay

10

Sở GD&ĐT

Hoa Hồng tỉnh

 

 

Chuyên VP

3. Tăng cường cơ sở vật chất trường học:

3.1. Mầm non:

- Đầu tư xây dựng 18Khu trung tâm trường mầm non ở 18 xã và 87 phòng giáo dục nghệ thuật; triển khai xây dựng ngay trong năm 2012, hoàn thành vào năm 2013 (phụ lục 1A, 1B);

- Từ năm 2012 đến 2015 xây dựng xong 1.238 phòng học (phụ lục 1C). Xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng các hạng mục của 10 trường chất lượng cao: mỗi trường 01 phòng học vi tính, 01 phòng hội trường 70m2, sân khấu ngoài trời phục vụ vui chơi của các cháu và hoạt động ngoài trời của nhà trường.

3.2. Tiểu học:

- Xây 9 nhà rèn luyện thể chất của 9 trường chất lượng cao ở 9 huyện, thị trong 2 năm hoàn thành vào năm 2013(phụ lục 2A);

- Từ năm 2012 đến 2015 xây xong 538 phòng học (phụ lục 2 B).

3.3. Trung học cơ sở:

- Xây 9 nhà rèn luyện thể chất của 9 trường chất lượng cao ở 9 huyện, thị trong 2 năm hoàn thành vào năm 2013 (phụ lục 2A);

- Từ năm 2012 đến 2015 xây xong 188 phòng học (phụ lục 3).

3.4. Trung học phổ thông:

- Xây mới 69 phòng học bộ môn, 12 trạm biến áp hoàn thành trong 2 năm 2012 và 2013(phụ lục 4A);

- Từ năm 2013 đầu tư xây dựng các hạng mục công trình đạt chuẩn và trên chuẩn quốc gia của 10 trường chất lượng cao và hoàn thành xây dựng mới trường THPT Sông Lô, trường PTDT nội trú THCS và THPT Phúc Yên;

- Từ năm 2014 đến năm 2015 xây dựng 11 nhà thư viện truyền thống (phụ lục 4A, 4B).

3.5. Giáo dục chuyên nghiệp:

Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo các mục tiêu xác định trong quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo gồm nhà lớp học, nhà KTX cho sinh viên, hội trường, nhà rèn luyện thể chất, cho các trường thuộc tỉnh quản lý.

3.6. Thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin:

Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác dạy học của nhà trường đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển khoa học công nghệ của khu vực, mỗi năm đầu tư 100 tỷ đồng mua sắm máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu đa năng...; đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường mới thành lập, trước mắt năm 2012, 2013 đầu tư cho 38 trường chất lượng cao đủ phòng học vi tính, mỗi phòng học 01 bộ màn chiếu đa năng, thiết bị quản lý học sinh, lớp học theo hướng hiện đại. Đồng thời hàng năm đầu tư để đến năm 2015 mỗi trường THPT có ít nhất 10 bộ màn chiếu đa năng phục vụ dạy và học trên lớp.

Năm 2014, 2015 tiếp tục đầu tư cho các trường MN, TH, THCS, THPT, xây dựng chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh.

3.7. Cải tạo, sửa chữa xây dựng các công trình phụ trợ:

Từ năm 2012 đến năm 2015 mỗi năm ngân sách tỉnh dành 50 tỷ đồng để cải tạo, sửa chữa nhà lớp hỗ trợ cho những trường có nhà lớp học xây dựng từ năm 2000 trở về trước và xây dựng công trình phụ trợ khác cho các trường học (kế hoạch cụ thể hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì làm đầu mối xây dựng và trình).

4. Tổng hợp kinh phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị giai đoạn 2012- 2015.

Tổng kinh phí ngân sách tỉnh đầu tư 3 năm 2013- 2015 là: 1.806 tỷ đồng Trong đó:

* XDCB và mở rộng đất là: 1.406 tỷ đồng;

 - Khối các trường chuyên nghiệp: 140 tỷ đồng;

- Khối các trường trực thuộc sở GD&ĐT là: 573 tỷ đồng;

 - Khối các trường MN, TH, THCS là: 693 tỷ đồng;

*Trang thiết bị: 400 tỷ đồng. Xem biểu tổng hợp (phụ lục 5).

III. Tổ chức thực hiện:

1. Sở GD&ĐT căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ phát triển giáo dục và cơ chế phân bổ ngân sách, cơ chế đầu tư của tỉnh, kế hoạch được duyệt, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND;

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối ngân sách và bố trí đủ kinh phí để đảm bảo thực hiện kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2012- 2015. Kiểm tra trực tiếp, thống nhất với sở Giáo dục và Đào tạo để điều chỉnh cho hợp lý trong XDCB đối với các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi trình ký phê duyệt dự án đầu tư XDCB;

3. Đối với các ngành, căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ngành phối hợp với ngành Giáo dục, cụ thể hóa kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện;

4. UBND các huyện, thị, thành, và các xã phường, thị trấn thực hiện đầu tư xây dựng các trường học thuộc quyền quản lý theo kế hoạch được duyệt; thực hiện quản lý và đầu tư theo phân cấp của UBND tỉnh, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 10 hàng năm;

Khuyến khích các huyện, thành, thị có điều kiện tăng nhanh hơn tiến độ XDCB và trang thiết bị dạy học cho các trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Các chủ đầu tư xây dựng các công trình nêu trong kế hoạch, các nhà trường, đơn vị giáo dục được đầu tư phải có trách nhiệm cao trong việc quản lý chất lượng công trình trong quá trình đầu tư; khai thác sử dụng hiệu quả. Bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên để chống xuống cấp và đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sử dụng. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất được đầu tư.

6. Đề nghị Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp và tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, các doanh nghiệp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và tích cực thực hiện các chủ trương cơ chế chính sách của tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN