ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/KH-UBND | Tây Ninh, ngày 20 tháng 01 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TRẺ EM BỊ BÓC LỘT VÀ LẠM DỤNG Ở CHÂU ÂU
Thực hiện Công văn số 2670/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ, ngày 20 tháng 9 năm 2019 về việc tình hình trẻ em Việt Nam bị bóc lột và lạm dụng ở châu Âu, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đảm bảo quyền trẻ em được thực thi toàn diện và hiệu quả hơn nữa, đặc biệt là quyền được bảo vệ để không bị bóc lột và lạm dụng trong cuộc sống (nhất là ở các nước châu Âu).
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo trẻ em được sống an toàn, lành mạnh góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người nhằm mục đích bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục ở nước ngoài. Tăng cường huy động các nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Đẩy mạnh công tác tiếp nhận, phát hiện, đấu tranh triệt phá, điều tra, xử lý quyết liệt, kịp thời đối với các vụ mua bán người đặc biệt là mua bán trẻ em liên tỉnh, xuyên quốc gia.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020. Quyết định số 258/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-Len về hợp tác phòng, chống mua bán người.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nắm tình hình, thông tin về địa bàn, tuyến trọng điểm, các đường dây, tổ chức, cá nhân có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người hoặc di cư trái phép ra nước ngoài; tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, nhất là các địa phương có nhiều người di cư trái phép hoặc bị mua bán sang châu Âu, đặc biệt lưu ý đối với các trường hợp dưới 18 tuổi, nhằm kịp thời phát hiện, khởi tố điều tra, xử lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm mua bán người và lợi dụng người di cư trái phép để lừa bán nạn nhân.
2. Sở Ngoại vụ: chủ động nắm tình hình và có biện pháp phù hợp bảo hộ công dân, đặc biệt là nạn nhân bị mua bán; tăng cường hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc phối hợp điều tra các vụ án, triệt phá các đường dây mua bán người, giải cứu các nạn nhân còn ở nước ngoài.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: tăng cường truyền thông về các nội dung liên quan đến mua bán người, nắm bắt thông tin kịp thời để định hướng tuyên truyền tới người dân, tránh tình trạng trẻ em bị bóc lột và lạm dụng ở nước ngoài.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với các đơn vị bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về nội dung, biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tội phạm mua bán người, những hành vi bóc lột và lạm dụng đối với trẻ em, xây dựng kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh, sinh viên...
- Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền, các đoàn thể ở địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh trong các trường phổ thông đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ở địa bàn khu dân cư. Định kỳ kiểm tra, đánh giá sơ kết việc thực hiện công tác này.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tham mưu đề xuất chính sách phúc lợi, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, dạy nghề, tín dụng ưu đãi... cho nạn nhân của tội phạm mua bán người (nhất là trẻ em) tái hòa nhập cộng đồng. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu xử lý tình trạng trẻ em bị bóc lột và lạm dụng tình dục ở nước ngoài, tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn trực tiếp như tư vấn hỗ trợ việc làm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng... tuyên truyền các chính sách, pháp luật để trẻ em, nạn nhân biết phòng ngừa
Yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện kế hoạch trên. Giao Công an tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 173/KH-UBND về thực hiện công tác trẻ em năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Kế hoạch 556/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Lâm Đồng
- 3 Kế hoạch 9958/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Kế hoạch 2995/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5 Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ giữa Việt Nam và Anh và Bắc Ai-len về hợp tác phòng, chống mua bán người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 2546/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 2995/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Kế hoạch 9958/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Kế hoạch 556/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Lâm Đồng
- 4 Kế hoạch 173/KH-UBND về thực hiện công tác trẻ em năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành