ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 12 tháng 7 năm 2018 |
Thực hiện Chương trình số 34-CTr/TU ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Thành ủy Cần Thơ về việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu:
a) Tổ chức thực hiện quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Chương trình số 34-CTr/TU ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Thành ủy Cần Thơ (viết tắt là Chương trình số 34- CTr/TU) về việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị (viết tắt là Nghị quyết số 23-NQ/TW) về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
b) Xác định các nhiệm vụ chủ yếu cần tổ chức thực hiện để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp thành phố theo hướng nhanh, chất lượng và bền vững, phù hợp với xu hướng chung và điều kiện của thành phố; chính sách phát triển công nghiệp thành phố là một bộ phận hữu cơ của chiến lược, chính sách phát triển thành phố, gắn liền với chính sách phát triển các ngành kinh tế khác góp phần xây dựng thành phố Cần Thơ thành đô thị hạt nhân, có vai trò trung tâm động lực phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long.
c) Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Cần Thơ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; trong đó, hình thành khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, sản phẩm công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
2. Yêu cầu:
a) Tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả nội dung Chương trình số 34-CTr/TU, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng của ngành công nghiệp trong sự phát triển kinh tế của thành phố, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b) Các sở, ban ngành tích cực nghiên cứu, chủ động phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương.
c) Bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và phân cấp quản lý hiện hành.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách phát triển công nghiệp:
a) Tổ chức quán triệt Nghị quyết số 23/NQ-TW, Chương trình số 34- CTr/TU đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và quyết tâm hành động trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp.
b) Các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển công nghiệp của thành phố, mục tiêu phát triển công nghiệp của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm phát triển công nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông.
2. Tái cơ cấu ngành công nghiệp, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên:
a) Tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp theo hướng đáp ứng nguyên tắc về lợi thế cạnh tranh của thành phố, là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác; sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà thành phố vẫn đang có lợi thế. Việc xác định các ngành công nghiệp ưu tiên phải có tính động và linh hoạt cần thiết, định kỳ phải đánh giá hiệu quả hoạt động theo các tiêu chí để có điều chỉnh phù hợp.
b) Giai đoạn đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày chế biến lương thực thực phẩm nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực cơ khí như: ôtô, máy nông nghiệp, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế…
c) Giai đoạn 2030-2045, tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học.
d) Thực hiện Đề án Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh. Đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh.
đ) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chính sách hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp ưu tiên theo cơ chế thị trường, tuân thủ các điều khoản cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết; có thời hạn trung bình là 5 năm nhưng không quá 10 năm. Đầu tư của Nhà nước vào các ngành công nghiệp ưu tiên chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia; tránh dàn trải trong lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên, bảo đảm đủ các nguồn lực cần thiết.
e) Đề xuất cơ chế đặc thù và đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
3. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp:
a) Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư; chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chính sách đầu tư và chuyển giao khoa học - công nghệ... tạo chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp; hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố; đề xuất cơ chế đặc thù hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thông minh.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với nguồn vốn vay, thị trường, khoa học công nghệ.
c) Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp công nghiệp tham gia có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chủ lực của thành phố. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh. Phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại.
d) Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh thành trong nước và quốc tế về phát triển công nghiệp, xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố.
đ) Xây dựng chính sách tạo lập môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai đồng bộ và quyết liệt các đề án, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố và quốc gia.
4. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghiệp:
a) Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển công nghiệp thành phố trên cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện Chương trình số 24-CTr/TU ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Xây dựng và triển khai các chính sách nâng cao năng lực công nghệ, quản trị cho các doanh nghiệp công nghiệp thành phố, khuyến khích khởi nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ của thành phố.
c) Triển khai tốt các chính sách hỗ trợ đổi mới, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp, phát huy tốt hiệu quả hoạt động của Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc trong việc ươm tạo, hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp.
d) Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, cơ khí, điện tử, năng lượng tái tạo, công nghiệp hỗ trợ... ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ, liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp của thành phố.
5. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp:
a) Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo của thành phố, đặc biệt là tập trung vào đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, giảng viên, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm từng bước tạo nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao, có khả năng tiếp cận các công nghệ sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
b) Xây dựng mối liên kết giữa các Viện, Trường, Trung tâm đào tạo nghề với các doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo kỹ thuật, công nghệ. Khuyến khích khu vực tư nhân và các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực công nghiệp chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, đào tạo với hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động công nghiệp.
Có cơ chế chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động nhất là lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghiệp.
c) Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm phúc lợi xã hội cho người lao động công nghiệp, đặc biệt là các chính sách về tiền lương, bảo hiểm, các công trình nhà ở, an sinh xã hội, công trình phúc lợi công cộng… nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ kỹ thuật và công nhân trong các khu công nghiệp.
d) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho những người làm quản lý, quản trị trong các doanh nghiệp hiện hữu và khởi sự để chủ động thích ứng với biến động của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tay nghề cao, có năng suất và hiệu quả.
6. Ứng dụng khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp:
a) Phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, đồng bộ. Khuyến khích đầu tư, phát triển xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn; đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới. Tạo mọi điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, thuận lợi, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Xây dựng và thực hiện Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam.
b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Thành ủy Cần Thơ “Về phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ” và các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình của thành phố liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ.
c) Đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ. Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhất là sở hữu trí tuệ trong thời đại số. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh; xác định doanh nghiệp là lực lượng quan trọng và là trung tâm trong phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ; tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp
d) Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ. Hình thành cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ. Phát triển các dịch vụ tư vấn, thẩm định, môi giới, định giá sản phẩm khoa học và công nghệ.
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
b) Định hướng sản xuất công nghiệp theo hướng sản xuất công nghiệp xanh, bền vững. Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn trong sản xuất, sử dụng năng lượng sạch và tái tạo; khẩn trương xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng và triển khai phương án di dời hợp lý, ưu tiên bố trí trước các cơ sở công nghiệp đang có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.
c) Triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2030 tại Quyết định số 1334/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và chính quyền về vai trò, nội dung và tầm quan trọng của chính sách công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong đó, xác định việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách về phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cấp, ngành trong quản lý công nghiệp, tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến chính sách phát triển công nghiệp.
c) Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đối với chính sách công nghiệp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch này, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đã để ra, cụ thể như sau:
1. Sở Công Thương:
a) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền phổ biến sâu rộng Nghị quyết số 23-NQ/TW, Chương trình số 34-CTr/TU và các chiến lược, chính sách về phát triển công nghiệp quốc gia và thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng, triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách, các giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp thành phố.
c) Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh thành trong nước và quốc tế về phát triển công nghiệp.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố nhóm các giải pháp thúc đẩy phát triển các hoạt động khoa học công nghệ, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp.
b) Triển khai các giải pháp phát triển thị trường công nghệ, thiết bị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tiếp cận các công nghệ mới, thiết bị mới.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Rà soát, cập nhật, đề xuất các chính sách mới về khuyến khích đầu tư, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, trong đó có các chính sách về phát triển công nghiệp. Cân đối nguồn vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn cho phát triển công nghiệp thành phố.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố nhóm các giải pháp về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển công nghiệp.
b) Ưu tiên triển khai các mô hình đào tạo - sử dụng nhân lực theo hình thức “đặt hàng”. Thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo rà soát, điều chỉnh hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh các chương trình đào tạo nhân lực theo hướng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương chỉ đạo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho cơ quan Báo, Đài địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn, các Đài Truyền thanh quận, huyện tuyên truyền nhằm đảm bảo thống nhất trong nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện phát triển công nghiệp thành phố.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước; có cơ chế khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển công nghiệp.
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ:
Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, chủ lực của địa phương. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm của quốc gia và địa phương.
7. Các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a) Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân công theo quy định, cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch này vào kế hoạch hoạt động của từng cơ quan, đơn vị để thực hiện.
b) Tuyên truyền, phổ biến, triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án phát triển công nghiệp đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Chương trình số 34-CTr/TU của Thành ủy Cần Thơ. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung, các sở, ban ngành thành phố và các địa phương chủ động báo cáo gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
(Đính kèm Phụ lục)
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 34-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY CẦN THƠ
(Đính kèm Kế hoạch số: 114/KH-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT | Tên nhiệm vụ | Đơn vị thực hiện | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành | Ghi chú |
1 | Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nội dung Chương trình số 34-CTr/TU; Nghị quyết số 23-NQ/TW | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | Cơ quan báo đài | Năm 2018 |
|
2 | Xây dựng Đề án “Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại” | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | Năm 2018 |
|
3 | Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2025 | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | Năm 2018 |
|
4 | Xây dựng Đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến chuyên sâu, phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | Năm 2019 |
|
5 | Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn và đào tạo cho cán bộ, doanh nghiệp và các bên có liên quan về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2018-2025 |
|
6 | Xây dựng và triển khai Đề án “Hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn TPCT giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2018 -2025 |
|
7 | Xây dựng đề án “Thành lập Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Kho vận Vùng đồng bằng sông Cửu Long” tại thành phố Cần Thơ | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2018-2019 |
|
8 | Đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp tại các quận, huyện theo quy hoạch được duyệt | UBND huyện: Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và UBND quận Bình Thủy | Sở Công Thương | 2018-2020 |
|
9 | Xây dựng Đề án “Công nghiệp hóa thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2019-2020 |
|
10 | Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp hỗ trợ của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2020 - 2030 | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2019-2020 |
|
11 | Xây dựng chính sách phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn 2019 - 2025 | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | Năm 2019 |
|
12 | Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2018-2020 | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2018-2020 |
|
13 | Chỉ đạo, cung cấp thông tin cho Báo, Đài địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn và Đài Truyền thanh quận, huyện thực hiện công tác tuyên truyền | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2019-2025 |
|
14 | Xây dựng Khu Công nghệ thông tin tập trung | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở, ban ngành, quận, huyện | 2019-2025 |
|
15 | Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2019-2025 |
|
16 | Xây dựng Khu Công nghệ cao thành phố Cần Thơ | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2019-2025 |
|
17 | Xây dựng Trung tâm logistics hạng II thuộc tiểu vùng kinh tế trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn thành phố Cần Thơ | Sở Công Thương | Sở, ban ngành, UBND quận, huyện | 2018-2025 |
|
- 1 Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 2 Kế hoạch 1606/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Kế hoạch 3844/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Kế hoạch 03/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2018
- 6 Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình 24-CTr/TU về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025
- 8 Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9 Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1 Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025
- 3 Kế hoạch 03/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2018
- 4 Kế hoạch 1606/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5 Kế hoạch 3844/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6 Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Cà Mau ban hành