ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/KH-UBND | Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020 |
Thực hiện các Kế hoạch của UBND Thành phố: số 05/KH-UBND ngày 05/01/2015 về thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; số 30/KH-UBND ngày 12/02/2020 về phòng, chống ma túy trên địa bàn Hà Nội năm 2020; số 55/KH-UBND ngày 09/3/2020 về triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020; ý kiến của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tại Công văn số 195/PCTNXH-CNMT ngày 22/5/2020 về khung kỹ thuật Điểm tư vẫn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng;
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng (sau đây gọi là Điểm tư vấn) trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì năm 2020, như sau:
1. Mục đích
- Phát triển mạng lưới Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng theo định hướng của Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 tại Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hình thành hệ thống các Điểm vệ tinh của các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố, nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện nâng cao nhận thức, tuân thủ việc điều trị lâu dài tại cộng đồng.
- Tạo điều kiện để người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy, người sau cai nghiện và thân nhân của họ có nhiều cơ hội được tiếp cận các Cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị, hỗ trợ điều trị nghiện và các dịch vụ liên quan, giúp họ lựa chọn cho mình một hình thức điều trị phù hợp, hiệu quả nhất và phục hồi toàn diện tại cộng đồng.
- Giảm tác hại do người sử dụng ma túy, giảm các hành vi phạm pháp luật và nguy hại đối với người sử dụng ma túy và cộng đồng, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới góp phần giảm tỉ lệ phạm tội trong nhóm đối tượng sử dụng ma túy, nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu
- Việc thành lập mô hình Điểm tư vấn tại các quận, huyện phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi triển khai và không phát sinh biên chế cán bộ tại cơ sở.
- Các Điểm tư vấn phải đảm bảo đủ điều kiện, năng lực trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ can thiệp điều trị dự phòng, điều trị nghiện cho người nghiện ma túy trên địa bàn.
- Việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại các địa bàn và có đánh giá sơ, tổng kết kết quả thực hiện mô hình, trên cơ sở đó làm căn cứ đề xuất việc triển khai mở rộng mô hình chung trên toàn Thành phố.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng được triển khai tại 04 phường, xã, thị trấn thuộc các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng tham gia tư vấn, điều trị nghiện ma túy, dự phòng điều trị nghiện ma túy tại Điểm tư vấn (sau đây gọi là khách hàng) cư trú trên địa bàn (không phân biệt thường trú hay tạm trú), thuộc các nhóm đối tượng sau đây:
- Nhóm khách hàng tham gia điều trị, cai nghiện ma túy gồm: Người nghiện ma túy đã được UBND phường (xã, thị trấn) quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, người tham gia điều trị bằng thuốc thay thế Methadone và người nghiện ma túy có nhu cầu tham gia điều trị cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Nhóm điều trị dự phòng nghiện ma túy gồm:
+ Người đã từng sử dụng trái phép chất ma túy, người đã bị cơ quan Công an phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy, xét nghiệm có chất ma túy trong nước tiểu nhưng chưa xác định tình trạng nghiện.
+ Người đã hoàn thành chương trình cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc bắt buộc tại gia đình, cộng đồng.
+ Người đã kết thúc thời gian tham gia cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại các Cơ sở cai nghiện ma túy.
+ Thân nhân của người nghiện ma túy đang tham gia điều trị tại Điểm tư vấn và người dân có sự quan tâm tìm hiểu về ma túy, tác hại của ma túy, các vấn đề liên quan tới điều trị nghiện ma túy.
3. Thời gian thực hiện: Năm 2020
1. Chỉ tiêu
- Thông qua Điểm tư vấn: 100% người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và gia đình đang cư trú tại địa bàn phường (xã, thị trấn) được truyền thông thông về phòng, chống ma túy.
- Tiếp nhận, tư vấn chăm sóc điều trị, tư vấn pháp lý và xã hội cho 100 lượt người (mỗi Điểm tư vấn: 25 lượt người), ít nhất 40% số người đến tư vấn được chuyển gửi đến các cơ sở cung cấp dịch vụ.
- Phấn đấu vận động 40 người tham gia điều trị cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng hoặc cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện.
- Phấn đấu 100% người hoàn thành chương trình cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại gia đình, cộng đồng và tại các Cơ sở cai nghiện ma túy của phường, xã, thị trấn được quản lý, hỗ trợ giúp đỡ phòng chống tái nghiện.
- Giới thiệu học nghề (trình độ sơ cấp) cho 20 người khi tham gia tư vấn, chăm sóc điều trị tại cộng đồng.
2. Nhiệm vụ
- Khảo sát, đánh giá thực trạng lựa chọn địa bàn, hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện triển khai mô hình Điểm tư vấn.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tham gia hoạt động tại Điểm tư vấn.
- Xây dựng mạng lưới các Cơ sở cung cấp dịch vụ.
- Ra mắt thành lập và tổ chức tuyên truyền, giới thiệu mô hình Điểm tư vấn.
- Duy trì, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn.
- Xây dựng cơ chế phối hợp hỗ trợ, giám sát hoạt động.
- Tổ chức đánh giá và tổng kết kết quả hoạt động của Điểm tư vấn.
1. Lựa chọn địa bàn triển khai
Mỗi địa phương lựa chọn 01 phường, (xã, thị trấn) đáp ứng các tiêu chí sau để áp dụng mô hình:
- Có tình hình phức tạp về tệ nạn ma túy, có nhiều người nghiện ma túy hơn so với các địa bàn còn lại.
- Cơ sở vật chất của Trạm y tế cơ bản đáp ứng được yêu cầu khi đặt trụ sở làm việc của Điểm tư vấn, thuận tiện cho việc đi lại.
- Đội ngũ cán bộ của Tổ công tác cai nghiện ma túy, Đội công tác xã hội tình nguyện hoạt động tích cực, hiệu quả.
2. Chuẩn bị cơ sở vật chất, lựa chọn nhân sự, ra quyết định thành lập Điểm tư vấn
Mỗi phường (xã, thị trấn) áp dụng mô hình, chủ động tiến hành triển khai một số nhiệm vụ sau:
- Chọn 01 phòng tại Trạm y tế, lắp đặt trang thiết bị, bảng nội quy, bàn ghế, tủ hồ sơ, biển hiệu, ... theo yêu cầu, làm trụ sở Điểm tư vấn.
- Lựa chọn các thành viên có năng lực, tích cực, nhiệt tình, có uy tín trong Tổ công tác cai nghiện ma túy, Đội công tác xã hội tình nguyện và trong các tổ chức, đoàn thể khác tại địa phương làm nhân sự tham gia Điểm tư vấn.
- Xây dựng nội dung, kế hoạch, quy chế làm việc của Điểm tư vấn.
- Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị thành lập Điểm tư vấn.
2. Tổ chức ra mắt, tuyên truyền giới thiệu Điểm tư vấn
- Tổ chức gắn biển, ra mắt và giới thiệu mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng thông qua các hình thức: thông tin, tuyên truyền trên báo chí; hệ thống thông tin cơ sở, cổng/trang thông tin điện tử các quận, huyện, thị xã; thông qua các xuất bản phẩm: tờ rơi, tờ gấp...; Tổ chức Hội nghị, hội thảo; tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố.... nhằm thu hút người dân quan tâm và đến với Điểm tư vấn.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn để giới thiệu và tăng cường sự kết nối của các Điểm tư vấn với các đơn vị phối hợp nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ hiệu quả hoạt động Điểm tư vấn trên địa bàn.
4. Tổ chức tập huấn, đào tạo
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao cho nhân sự tham gia tại Điểm tư vấn và các đơn vị phối hợp với các nội dung gồm: Kiến thức, kỹ năng công tác phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện và hỗ trợ, quản lý người sau cai nghiện tại cộng đồng; Quy trình hoạt động của Điểm tư vấn; Hoạt động hỗ trợ, giám sát, đánh giá hiệu quả, …và các nội dung liên quan.
- Phối hợp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ phối hợp hoạt động với Điểm tư vấn.
- Học tập, tham quan tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm tại các địa phương thực hiện hiệu quả mô hình điều trị nghiện tại cộng đồng, các Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Xây dựng mạng lưới các Cơ sở cung cấp dịch vụ
Xây dựng mạng lưới các Cơ sở cung cấp dịch vụ, các thủ tục liên quan đến việc chuyển gửi, tiếp nhận khách hàng (đối tượng) và chế độ thông tin, phản hồi giữa Điểm tư vấn với các Cơ sở cung cấp dịch vụ; xây dựng các biểu mẫu về chuyển gửi, theo dõi, đánh giá việc tuân thủ điều trị ở khách hàng trong quá trình tham gia mô hình.
6. Thực hiện các hoạt động chuyên môn
- Tổ chức rà soát, tiếp cận và vận động người sử dụng ma túy, nghiện ma túy và người sau cai nghiện trên địa bàn đến với Điểm tư vấn để được hỗ trợ.
- Tiếp nhận khách hàng lấy thông tin ban đầu, sàng lọc, đánh giá thực trạng về mức độ sử dụng, mức độ nghiện ma túy, mức độ rối loạn tâm thần, nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan và một số bệnh khác ở khách hàng tại Điểm tư vấn.
- Thực hiện tư vấn cá nhân, hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch cá nhân về điều trị nghiện nghiện ma túy hoặc dự phòng điều trị nghiện ma túy trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng và nhu cầu của khách hàng.
- Giới thiệu, hỗ trợ chuyển gửi đến các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp. Các nhóm dịch vụ hỗ trợ khách hàng gồm:
+ Hỗ trợ y tế: Tư vấn sức khỏe, cung cấp một số dịch vụ về y tế cho khách hàng trong điều kiện có thể của Trạm y tế khi khách hàng có vấn đề liên quan đến sức khỏe; chuyển gửi xét nghiệm và điều trị HIV, viêm gan B, C và Lao; chuyển gửi điều trị các bệnh lý phát hiện trong thời gian tham gia điều trị, cai nghiện ma túy (nếu có).
+ Hỗ trợ pháp lý: Tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng các vấn đề có liên quan đến pháp luật về phòng, chống ma túy, tư vấn pháp lý đối với người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy và các quy định hành chính hiện hành.
+ Hỗ trợ tâm lý xã hội, tư vấn dự phòng tái nghiện: Thực hiện các kỹ thuật tư vấn điều trị nghiện ma túy, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hỗ trợ xã hội cần thiết khác để người tham gia điều trị cai nghiện hòa nhập cộng đồng như hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tham gia nhóm tự lực của người sử dụng ma túy, các câu lạc bộ dự phòng tái nghiện.
+ Hỗ trợ điều trị nghiện ma túy: Chuyển gửi điều trị cắt cơn giải độc; điều trị các rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy; điều trị thay thế bằng Methadone; chuyển gửi các đối tượng đến các Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Giám sát hỗ trợ tuân thủ điều trị: Cán bộ tư vấn của Điểm tư vấn phối hợp với các cơ sở cung cấp dịch vụ, trao đổi trực tiếp với khách hàng để nắm thông tin và có những can thiệp kịp thời, hoặc điều chỉnh kế hoạch can thiệp hỗ trợ khách hàng cho phù hợp.
- Tổ chức sinh hoạt nhóm: Định kỳ hàng tháng hoặc trên cơ sở phản ánh của cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị, câu lạc bộ dự phòng tái nghiện, ... tổ chức các buổi gặp mặt, thảo luận, chia sẻ nhằm cung cấp thông tin chung, đánh giá kết quả hoạt động tư vấn, chuyển gửi và lắng nghe đóng góp, chia sẻ nhằm phát huy tích cực, xác định nguyên nhân và hướng khắc phục cho những vấn để gặp phải chung của khách hàng.
7. Xây dựng cơ chế phối hợp và đánh giá kết quả hoạt động
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Lao động Thương binh và Xã hội với các Sở, ngành Thành phố; giữa Phòng Lao động Thương binh và Xã hội với Công an quận, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế tại các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì trong việc chỉ đạo triển khai, giám sát, đôn đốc và đánh giá kết quả điều trị theo các tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình.
- Xây dựng và ban hành tiêu chí, biểu mẫu đánh giá, giám sát hoạt động của mô hình.
- Thực hiện hoạt động giao ban chuyên môn định kỳ tại Điểm tư vấn và duy trì hàng quý các quận áp dụng Mô hình.
- Báo cáo kết quả thực hiện mô hình với các cơ quan tham gia theo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng và 01 năm.
- Xây dựng báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất, báo cáo UBND thành phố cơ chế, chính sách để tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình.
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an Thành phố, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận (huyện) và các phường (xã, thị trấn) được chọn thành lập Điểm tư vấn để triển khai kế hoạch.
- Ban hành văn bản Hướng dẫn triển khai thành lập, tổ chức hoạt động mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng”; phối hợp với các quận (huyện) trong việc chuẩn bị tổ chức hội nghị ra mắt Điểm tư vấn.
- Hỗ trợ tổ chức truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho thành viên Ban chủ nhiệm Điểm tư vấn và hoạt động truyền thông tại các địa phương.
- Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến Phát triển cộng đồng (SCDI) trong công tác tổ chức đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và đề nghị xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Điểm tư vấn.
- Tham mưu xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành chức năng trong triển khai hoạt động của Điểm tư vấn, nhằm hỗ trợ hoạt động chỉ đạo xuyên suốt và kịp thời từ thành phố xuống cấp cơ sở.
- Xây dựng hệ thống biểu mẫu, hướng dẫn, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động mô hình Điểm tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chỉ đạo các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố:
+ Cử cán bộ tư vấn của các Cơ sở cai nghiện ma túy cùng tham gia hỗ trợ Điểm tư vấn về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phối hợp với Điểm tư vấn, chịu trách nhiệm toàn bộ các nội dung tư vấn về ma túy, điều trị nghiện ma túy. Bố trí 01 cán bộ trực tại Điểm tư vấn vào một ngày cố định trong tuần để thực hiện nhiệm vụ tiếp đón, tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng tại Điểm tư vấn.
+ Cung cấp danh sách người đã hoàn thành chương trình cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện ma túy cư trú trên địa bàn quận (huyện) thành lập Điểm tư vấn đế Điểm tư vấn chủ động kết nối, hỗ trợ đối tượng khi trở về cộng đồng.
+ Trực tiếp tư vấn, hướng dẫn khách hàng tại Điểm tư vấn về phương pháp điều trị, cai nghiện ma túy, quy trình cai nghiện, chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm khi đi cai nghiện; những khó khăn, vướng mắc thường gặp khi cai nghiện ma túy, thủ tục đến cai nghiện ma túy tự nguyện tại các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố.
- Đánh giá kết quả hoạt động của mô hình, báo cáo UBND Thành phố theo quy định và đề xuất nhân rộng mô hình trên địa bàn Thành phố.
2. Công an thành phố
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai kế hoạch, chỉ đạo công an các quận (huyện) Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì hướng dẫn triển khai đến công an các phường (xã, thị trấn) cùng phối hợp tham gia mô hình theo đúng tinh thần, chủ trương của Thành phố.
3. Sở Y tế
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị tham gia thực hiện các nội dung của mô hình.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các bệnh viện trong ngành tiếp nhận người được chuyển gửi từ Điểm tư vấn tới để cung cấp các dịch vụ y tế, khám, xét nghiệm, điều trị các bệnh lý trong quá trình khách hàng tham gia mô hình.
- Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật, các cơ sở điều trị thay thế Methadone trên địa bàn thành phố, Trung tâm Y tế các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Huyện Thanh Trì: Tiếp nhận người sử dụng ma túy được chuyển gửi từ Điểm tư vấn theo quy định hiện hành; Phối hợp với cán bộ chuyển gửi của Điểm tư vấn thực hiện chế độ thông tin báo cáo kết quả chuyển gửi, hỗ trợ điều trị và tình hình tuân thủ điều trị của người được chuyển gửi tới, qua đó để có hướng hỗ trợ và điều chỉnh phù hợp.
- Chỉ đạo các đơn vị tham gia tổ chức giám sát kết quả, đánh giá hiệu quả của mô hình về các hoạt động trong lĩnh vực y tế, điều trị bệnh lý và thực hiện các nội dung điều trị, cai nghiện ma túy; giải quyết các vấn đề bất cập trong quá trình phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến y tế.
4. Sở Tư pháp
Chỉ đạo các Trung tâm tư vấn pháp lỷ trên địa bàn các quận (huyện) có thành lập Điểm tư vấn hoặc khu vực giáp ranh để tổ chức tiếp nhận hỗ trợ pháp lý cho người được chuyển gửi đến từ Điểm tư vấn.
5. Sở Tài chính
Tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí thực hiện mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì năm 2020 theo quy định hiện hành.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, tổ chức thông tin, tuyên truyền về nội dung Kế hoạch và công tác triển khai mô hình Điểm tư vấn, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý người nghiện, người sử dụng ma túy và công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, ...
7. UBND các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì
Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, cơ quan chuyên môn và UBND các phường (xã, thị trấn) thực hiện các nhiệm vụ:
a) Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
- Tham mưu cho UBND quận (huyện) trong toàn bộ hoạt động chỉ đạo, điều hành triển khai hoạt động của Điểm tư vấn trên địa bàn.
- Tổ chức lựa chọn địa bàn thành lập Điểm tư vấn; Hướng dẫn UBND các phường (xã, thị trấn) tiến hành công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, lựa chọn nhân sự, ban hành quyết định thành lập Ban chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động, quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Ban chủ nhiệm Điểm tư vấn.
- Phối hợp với UBND các phường (xã, thị trấn), các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức ra mắt Điểm tư vấn, tổ chức truyền thông, tập huấn chuyên môn cho cán bộ của Điểm tư vấn theo kế hoạch.
- Là đầu mối trong chỉ đạo, điều hành, điều phối hỗ trợ các hoạt động của Điểm tư vấn, chủ động liên hệ và xây dựng hệ thống mạng lưới các Cơ sở cung cấp dịch vụ cho Điểm tư vẫn trên địa bàn.
- Duy trì chế độ giao ban định kỳ, tổng hợp báo cáo đánh giá kết hoạt động của Điểm tư vấn báo cáo UBND quận (huyện, thị xã) và Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung báo cáo UBND Thành phố.
b) Phòng Tài chính - Kế hoạch
Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn UBND xã (phường, thị trấn) có thành lập Điểm tư vấn lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước
c) Công an quận (huyện)
- Chỉ đạo và hướng dẫn công an các các phường (xã, thị trấn) bố trí nhân lực tham gia Điểm tư vấn; hỗ trợ Điểm tư vấn trong việc rà soát, quản lý số người sử dụng ma túy, nghiện ma túy, những người sau cai nghiện trên địa bàn và vận động, giới thiệu họ đến với Điểm tư vấn để được hỗ trợ, điều trị; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương theo dõi, hỗ trợ khách hàng trong việc tuân thủ điều trị, phục hồi.
- Chỉ đạo Công an các phường (xã, thị trấn) áp dụng mô hình xây dựng kế hoạch phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại Điểm tư vấn và trên địa bàn.
d) Phòng Y tế và Trung tâm Y tế
- Tham mưu cho UBND quận (huyện) triển khai hoạt động chuyên môn y tế tại các phường (xã, thị trấn) được chọn đặt Điểm tư vấn; Chỉ đạo và hướng dẫn Trạm y tế các phường (xã, thị trấn) được chọn làm nơi đặt Điểm tư vấn, bố trí 01 phòng hoặc sử dụng chung với các phòng sẵn có của Trạm y tế làm trụ sở Điểm tư vấn (không nhất thiết phải bố trí 01 phòng riêng), bố trí nhân sự tham gia, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và các nội dung phối hợp cần thiết khác đáp ứng các yêu cầu hoạt động của Điểm tư vấn.
- Tổng hợp tình hình thực hiện công tác y tế của các đơn vị tham gia mô hình và tham mưu UBND các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các nội dung trong lĩnh vực y tế, báo cáo UBND quận (huyện) và Sở Y tế theo quy định để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
e) UBND các phường (xã, thị trấn)
- Giao nhiệm vụ cho Tổ công tác cai nghiện, Công an phường (xã, thị trấn), Trạm y tế, Đội công tác xã hội tình nguyện và các tổ chức, cơ quan đoàn thể khác có liên quan phối hợp trong việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực tham gia để triển khai ra mắt Điểm tư vấn, giới thiệu, vận động khách hàng đến với Điểm tư vấn.
- Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và các ngành chức năng chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn bộ các nội dung hoạt động của mô hình Điểm tư vấn theo đúng hướng dẫn.
- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của Điểm tư vấn, xây dựng dự toán kinh phí và tạo điệu kiện hoạt động tốt nhất cho Điểm tư vấn.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
1. Kinh phí thành lập và duy trì hoạt động
a) Tổng kinh phí năm 2020 dự kiến ban đầu: 476.100.000 đồng gồm:
- Kinh phí do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp: 200.000.000 đồng, phục vụ chi cho các hoạt động, triển khai, tập huấn, tuyên truyền, tổng kết và thực hiện mô hình.
- Kinh phí cấp phường (xã, thị trấn); Căn cứ vào tình hình cân đối ngân sách, ngoài phần ngân sách Trung ương, Thành phố và các tổ chức hỗ trợ, các quận, huyện cấp bổ sung kinh phí cho UBND phường (xã, thị trấn) có thành lập Điểm vấn để triển khai tổ chức thực hiện, dự kiến: 74.000.000 đồng.
- Kinh phí do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) hỗ trợ trong năm 2020 chi hỗ trợ cho hoạt động Điểm tư vấn: 202.100.000 đồng.
(Có dự toán kinh phí đính cụ thể đính kèm)
b) Các nội dung thực hiện kinh phí
- Kinh phí sửa chữa, cải tạo và mua sắm trang thiết bị chuyên môn, đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động của Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng: Thực hiện theo Thông tư số 98/TT-BTC ngày 29/9/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
- Kinh phí hoạt động của Điểm tư vấn bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách cấp phường (xã, thị trấn): Chi hỗ trợ cán bộ theo dõi, quản lý đối tượng cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; chi hỗ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma tuý; chi hỗ trợ công tác quản lý: Văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma tuý; chi dạy nghề... (thực hiện theo Thông tư số 124/2018/TT-BTC ngày 20/12/2018 và Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 về quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố Hà Nội).
- Kinh phí chi trả cho các dịch vụ khách hàng sử dụng dịch vụ: Khi khách hàng sử dụng các dịch vụ tại trạm y tế, tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chuyển gửi như: viện phí, xét nghiệm, tư vấn tâm lý chuyên sâu, tư vấn gia đình, học nghề, hỗ trợ tư pháp, khách hàng tự trả các chi phí này theo bảng giá dịch vụ do cơ sở cung cấp dịch vụ quy định.
2. Việc thực hiện chế độ quản lý tài chính và kinh phí: Thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của nhà tài trợ.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc báo cáo kịp thời UBND Thành phố (gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố)
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH ĐIỂM TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2020 của UBND thành phố Hà Nội)
TM | Nội dung | Đơn vị tính | Số buổi | Số lượng | Định mức (đồng) | Dự kiến nguồn ngân sách | Ghi chú | ||
Bộ LĐTBXH | SCDI | Cấp xã | |||||||
| MÔ HÌNH ĐIỂM TƯ VẤN (04 Điểm). |
|
|
|
| 200,000,000 | 202,100,000 | 74,000,000 |
|
1 | Hội nghị truyền thông giới thiệu mô hình. Dự kiến số lượng 65 người (1/2 ngày). | 4 |
|
|
| 46,700,000 |
|
|
|
| Kinh phí 1 cuộc |
|
|
|
| 11,675,000 |
|
|
|
| Báo cáo viên cấp TP | Người | 1 | 1 | 500,000 | 500,000 |
|
|
|
| Nước uống | Người | 1 | 65 | 20,000 | 1,300,000 |
|
|
|
| Maket Hội nghị | cuộc | 1 | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
|
|
| Tài liệu | Bộ | 1 | 65 | 45,000 | 2,925,000 |
|
|
|
| Văn phòng phẩm | Người | 1 | 65 | 50,000 | 3,250,000 |
|
|
|
| Thuê máy chiếu, hoa, pin... | Cuộc | 1 | 1 | 2,200,000 | 2,200,000 |
|
|
|
2 | Hội nghị triển khai Mô hình điểm tư vấn tại 4 quận, huyện. Dự kiến số lượng 65 người (1/2 ngày). | 1 |
|
|
| 11,675,000 |
|
|
|
| Báo cáo viên cấp TP | Người | 1 | 1 | 500,000 | 500,000 |
|
|
|
| Nước uống | Người | 1 | 65 | 20,000 | 1,300,000 |
|
|
|
| Maket Hội nghị | cuộc | 1 | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
|
|
| Tài liệu | Bộ | 1 | 65 | 45,000 | 2,925,000 |
|
|
|
| Văn phòng phẩm | Người | 1 | 65 | 50,000 | 3,250,000 |
|
|
|
| Thuê máy chiếu, hoa, pin... | Cuộc | 1 | 1 | 2,200,000 | 2,200,000 |
|
|
|
3 | Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cơ bản Mô hình điểm tư vấn tại 4 quận, huyện. Dự kiến số lượng 60 người (Cả ngày). | 1 |
|
|
| 15,100,000 |
|
|
|
| Báo cáo viên cấp TP (dự kiến 02 người) | Người | 1 | 2 | 500,000 | 1,000,000 |
|
|
|
| Đại biểu không hưởng lương | Người | 1 | 10 | 200,000 | 2,000,000 |
|
|
|
| Nước uống | Người | 1 | 60 | 40,000 | 2,400,000 |
|
|
|
| Maket Hội nghị | cuộc | 1 | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
|
|
| Tài liệu | Bộ | 1 | 60 | 50,000 | 3,000,000 |
|
|
|
| Văn phòng phẩm | Người | 1 | 60 | 50,000 | 3,000,000 |
|
|
|
| Thuê máy chiếu, hoa, pin... | Cuộc | 1 | 1 | 2,200,000 | 2,200,000 |
|
|
|
4 | Hội nghị tập huấn nghiệp vụ nâng cao Mô hình điểm tư vấn tại 4 quận, huyện. Dự kiến số lượng 60 người (Cả ngày). | 1 |
|
|
| 15,100,000 |
|
|
|
| Báo cáo viên cấp TP (dự kiến 02 người) | Người | 1 | 2 | 500,000 | 1,000,000 |
|
|
|
| Đại biểu không hưởng lương | Người | 1 | 10 | 200,000 | 2,000,000 |
|
|
|
| Nước uống | Người | 1 | 60 | 40,000 | 2,400,000 |
|
|
|
| Maket Hội nghị | cuộc | 1 | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
|
|
| Tài liệu | Bộ | 1 | 60 | 50,000 | 3,000,000 |
|
|
|
| Văn phòng phẩm | Người | 1 | 60 | 50,000 | 3,000,000 |
|
|
|
| Thuê máy chiếu, hoa, pin... | Cuộc | 1 | 1 | 2,200,000 | 2,200,000 |
|
|
|
5 | Hội nghị giao ban công tác Mô hình điểm tư vấn tại 4 quận, huyện. Tổ chức 08 buổi. Dự kiến số lượng 20 người (1/2 ngày. Quý 3,4). | 8 |
|
|
| 53,600,000 |
|
|
|
| Kinh phí 1 cuộc |
|
|
|
| 6,700,000 |
|
|
|
| Báo cáo viên cấp TP | Người | 1 | 1 | 500,000 | 500,000 |
|
|
|
| Đại biểu không hưởng lương | Người | 1 | 5 | 100,000 | 500,000 |
|
|
|
| Nước uống | Người | 1 | 20 | 20,000 | 400,000 |
|
|
|
| Maket Hội nghị | cuộc | 1 | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
|
|
| Tài liệu | Người | 1 | 20 | 30,000 | 600,000 |
|
|
|
| Văn phòng phẩm | Người | 1 | 20 | 50,000 | 1,000,000 |
|
|
|
| Thuê máy chiếu, hoa, pin... | Cuộc | 1 | 1 | 2,200,000 | 2,200,000 |
|
|
|
6 | Hội nghị tổng kết Mô hình điểm tư vấn tại 4 quận, huyện. Dự kiến số lượng 65 người (1/2 ngày). | 1 |
|
|
| 12,000,000 |
|
|
|
| Kinh phí 1 cuộc |
|
|
|
| 12,000,000 |
|
|
|
| Báo cáo viên cấp TP (dự kiến 02 người) | Người | 1 | 1 | 500,000 | 500,000 |
|
|
|
| Nước uống | Người | 1 | 65 | 20,000 | 1,300,000 |
|
|
|
| Maket Hội nghị | cuộc | 1 | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
|
|
| Tài liệu | Bộ | 1 | 65 | 50,000 | 3,250,000 |
|
|
|
| Văn phòng phẩm | Người | 1 | 65 | 50,000 | 3,250,000 |
|
|
|
| Thuê máy chiếu, hoa, pin... | Cuộc | 1 | 1 | 2,200,000 | 2,200,000 |
|
|
|
7 | Hỗ trợ cán bộ tham gia Mô hình |
|
|
|
| 36,000,000 |
|
|
|
7.1 | Hỗ trợ cán bộ Chi cục Phòng, chống TNXH (cán bộ địa bàn; cán bộ chuyên đề): 500.000đ/ tháng x 12 tháng | Người | 6 | 4 | 500,000 | 12,000,000 |
|
|
|
7.2 | Hỗ trợ cán bộ phòng LĐTBXH 4 quận, huyện: 500.000đ/tháng x 12 tháng | Người | 6 | 4 | 500,000 | 12,000,000 |
|
|
|
7.3 | Hỗ trợ nước uống sinh hoạt Điểm tư vấn (sinh hoạt nhóm, mỗi tháng 01 buổi với khoảng 10 người tham gia/Điểm x 04 Điểm). | Người | 6 | 40 | 20,000 | 4,800,000 |
|
| Trung bình khoảng 40% số người tham gia sinh hoạt |
7.4 | Xây dựng báo cáo tháng, quý, năm: 64 báo cáo của phường, Phòng LĐTBXH; 08 báo cáo của Chi cục. |
| 1 | 72 | 100,000 | 7,200,000 |
|
|
|
8 | Thiết kế và in ấn tờ rơi, tài liệu tuyên truyền(Dự kiến) | Tờ |
| 4000 |
| 9,825,000 |
|
|
|
9 | Kinh phí hoạt động của Điểm tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
9.1 | Hỗ trợ cán bộ thường trực Điểm tư vấn 4 quận, huyện. | Người | 6 | 4 | 2,500,000 |
| 60,000,000 |
|
|
9.2 | Hỗ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn cá nhân về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma túy | Buổi |
| 150 | 50,000 |
| 7,500,000 |
|
|
9.3 | Hồ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn nhóm về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma tuý | Buổi |
| 60 | 70,000 |
| 4,200,000 |
|
|
9.4 | Hỗ trợ cho người phát hiện, tiếp cận, vận động và giới thiệu khách hàng đến với Điểm tư vấn. | Người |
| 100 | 100,000 |
| 10,000,000 |
|
|
9.5 | Hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế. | người |
| 80 | 650,000 |
| 52,000,000 |
| Số tiền hỗ trợ mua 01 thẻ/người |
9.6 | Điện, nước, văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma tuý | Tháng | 6 | 4 | 200,000 |
| 4,800,000 |
|
|
9.7 | Hỗ trợ duy trì học nghề và tạo việc làm. | Người |
| 20 | 1,000,000 | 20,000,000 |
|
|
|
9.8 | Hỗ trợ kèm cặp có hiệu quả (đối tượng duy trì Điều trị có hiệu quả sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng). | Lượt |
| 200 | 50,000 |
| 10,000,000 |
|
|
9.9 | Hỗ trợ đi lại cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động điều trị tại cộng đồng | Lần | 6 | 80 | 50,000 |
| 24,000,000 |
| Tỉ lệ khoảng 80% tham dự theo lịch hẹn (sinh hoạt nhóm) |
9.10 | Hỗ trợ đi lại cho cán bộ CSCNMT tham gia nhiệm vụ tại Điểm tư vấn. | Ngày làm việc | 6 | 16 | 100,000 |
| 9,600,000 |
|
|
9.11 | Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt trang thiết bị, gắn biển, bảng nội quy, trang bị bàn ghế, tủ hồ sơ ... theo yêu cầu làm trụ sở Điểm tư vấn. | Điểm |
| 4 | 5,000,000 |
|
| 20,000,000 | Thực hiện theo Thông tư số 98/TT-BTC ngày 29/9/2017 của Bộ Tài chính |
9.12 | Hỗ trợ học nghề (trình độ sơ cấp) | người |
| 20 | 2,000,000 |
|
| 40,000,000 |
|
9.13 | Hỗ trợ cán bộ theo dõi, quản lý đối tượng cai nghiện tại gia đình, cộng đồng | Người |
| 40 | 350,000 |
|
| 14,000,000 | Mục 3, Phụ lục 05, Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 |
9.14 | Vận chuyển người nghiện ma tuý từ nơi cư trú của người nghiện ma túy đến cơ sở điều trị cắt cơn tập trung tại cộng đồng (nếu có): |
|
|
|
|
|
| Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông .... | Theo khoản 3, Điều 6 Thông tư số 124/2018/TT-BTC ngày 20/12/2018 |
10 | Kinh phí chi trả cho các dịch vụ khách hàng sử dụng dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
| Khách hàng tự chi trả theo mức giá hiện hành từng dịch vụ |
11 | Tổng số tiền: Bốn trăm bảy mươi sáu triệu, một trăm nghìn đồng. | 476,100,000 |
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Kế hoạch 55/KH-UBND về triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 2 Kế hoạch 30/KH-UBND về phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2020
- 3 Nghị quyết 69/2019/NQ-HĐND quy định về mức đóng góp, chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy của tỉnh; tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ và mức đóng góp đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở điều trị nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 5 Nghị quyết 23/2019/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ, mức đóng góp và chế độ miễn, giảm đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Hà Nam
- 6 Thông tư 124/2018/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 98/2017/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài chính
- 8 Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
- 9 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 10 Quyết định 2596/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 69/2019/NQ-HĐND quy định về mức đóng góp, chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy của tỉnh; tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ và mức đóng góp đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở điều trị nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Nghị quyết 23/2019/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ, mức đóng góp và chế độ miễn, giảm đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Hà Nam